1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Thai kỳ với mẹ có nhóm máu Rhesus âm cần chuẩn bị những gì?

Thai kỳ với mẹ có nhóm máu Rhesus âm cần chuẩn bị những gì?

Thai kỳ với mẹ có nhóm máu Rhesus âm cần chuẩn bị những gì?

Trungtamthuoc.com - Người phụ nữ có nhóm máu Rh(-) vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp người chồng có nhóm máu Rh(+) thì khi sinh đứa trẻ thứ 2 trở đi nếu nhóm máu của bé là Rh+ thì có thể gặp nguy hiểm. Vì trong quá trình sinh nở, máu của sản phụ và người con tiếp xúc với nhau, máu của người mẹ sẽ tạo ra kháng thể hủy hoại hồng cầu trong máu của người con khiến trẻ gặp nguy hiểm tới tính mạng nếu không được dự phòng sớm.

1 Nguy cơ khi người mẹ nhóm máu Rh- mang thai

Yếu tố Rh là một loại protein thường được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu. Một người có protein này thì được coi là Rh dương tính. Khoảng 85% người dương tính với Rh. Phần còn lại là Rh âm tính. [1]

Rh(-) là nhóm máu hiếm

Khi người phụ nữ mang nhóm máu Rh(-) kết hôn và mang thai với người đàn ông có nhóm máu Rh(+), thì đứa trẻ có 50% khả năng mang nhóm máu Rh(+). 

Thông thường, máu của mẹ không trộn lẫn với máu của em bé khi mang thai. Tuy nhiên, một lượng nhỏ máu của em bé có thể tiếp xúc với máu của mẹ trong khi sinh hoặc nếu mẹ bị chảy máu hoặc chấn thương vùng bụng khi mang thai. Nếu thai phụ có Rh(-) và con Rh(+), cơ thể mẹ có thể tạo ra các protein được gọi là kháng thể Rh sau khi tiếp xúc với các tế bào hồng cầu của em bé.

Các kháng thể được tạo ra không gây nguy hiểm trong lần mang thai đầu tiên nhưng có thể nguy hiểm ở lần mang thai tiếp theo. Nếu em bé tiếp theo có Rh dương tính, những kháng thể Rh này có thể đi qua nhau thai và  gây ngưng kết hồng cầu của thai nhi,[2] khiến thai nhi rơi vào tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng, đe dọa tới sự phát triển bình thường của thai kì và thậm chí là sảy thai, thai chết lưu, đẻ non,... Trẻ được sinh ra cũng có nguy cơ cao bị thiểu năng trí tuệ, mắc bệnh tan máu,...

Bởi vậy, những mẹ Rh(-) mang thai lần 2 trở đi trong trường hợp này cần thực hiện các biện pháp dự phòng cho:

  • Bệnh lý tán huyết ở trẻ trong lần mang thai sau.
  • Tình trạng băng huyết sau sinh, cần truyền máu cho người mẹ.

2 Phòng ngừa nguy hiểm do người mẹ mang nhóm máu Rh(-)

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp nguy hiểm cho thai nhi và cả người mẹ khi sinh con, đảm bảo sự an toàn và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Những người phụ nữ có nhóm máu Rh(-) nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong 3 tháng đầu thai kì, tuần thứ 28 và khi sinh để phát hiện ra kháng thể kháng Rh(+) và có biện pháp dự phòng thích hợp.

Xét nghiệm máu thường quy khi mang thai

Tiêm Anti-D Immunoglobulin dự phòng là cách làm trung hòa kháng nguyên Rh(+) có thể đã xâm nhập vào máu người mẹ khi người con mang thai có nhóm máu Rh(+). Khi các kháng nguyên này được trung hòa, máu của người mẹ sẽ không sản sinh ra kháng thể chống lại nhóm máu của thai nhi. Lưu ý là việc tiêm Anti-D Imuniglobulin chỉ có hiệu quả khi cơ thể người mẹ chưa sản xuất được kháng thể Rh. Nếu người mẹ đã phát triển Anti-D Imuniglobulin trong lần mang thai trước thì việc tiêm globulin miễn dịch này không giúp ích được gì. Quá trình mang thai sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn bình thường, và em bé sau khi sinh cũng vậy. [3]       

2.1 Ngăn cơ thể thai phụ sản xuất kháng thể kháng Rh(+)

Để phòng ngừa nguy cơ, thai phụ đến khám thai lần đầu tiên cần thử nhóm máu và yếu tố Rhesus:

Nếu thai phụ có nhóm máu Rh(-) cần xét nghiêm cả nhóm máu của người chồng.

Nếu chồng có nhóm máu Rh(-) thì không cần tiêm Anti-D Immunoglobulin. Nếu chồng có nhóm máu Rh(+) hoặc không xác định được nhóm máu nào thì cần tiêm dự phòng Anti-D Immunoglobulin.

Đối với thai phụ Rhesus âm mang thai lần đầu thuộc đối tượng tiêm anti-D Immunoglobulin:

Tiêm 1 liều ANti-D Immunoglobulin vào tuần 28 thai kì và tiêm nhắc lại vào tuần thứ 34.

Sau khi sinh, mẫu máu của trẻ sẽ được xét nghiệm nếu là Rh(+) và sản phụ chưa sản xuất kháng thể kháng Rh(+) thì tiêm phòng Anti-D Immunoglobulin trong vòng 72 giờ sau đó.

2.2 Dự phòng cho người mẹ trong cuộc chuyển dạ

Trong khi sinh con, khó có thể lường trước được các tai biến có thể xảy ra. Bởi vậy nếu người mẹ cần được chuẩn bị máu cùng nhóm để truyền ngay khi cần. Đặc biệt là người mẹ có nhóm máu Rh(-), nếu truyền nhầm nhóm máu Rh(+) sẽ gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Trường hợp người mẹ có Rh(-) nếu truyền máu có Rh(+) cần tiềm ngay Anti-d Immunoglobulin trong vòng 72 giờ sau khi truyền để tránh khiến cơ thể người mẹ sản sinh kháng thể ảnh hưởng tới lần mang thai tiếp theo (khi người con tiếp theo có nhóm máu Rh(+)).

Người mẹ nên nhập viện trước ngày dự sinh 7-10 ngày để được chuẩn bị máu truyền cần thiết.

Nhập viện dự sinh

2.3 Chuẩn bị cho trẻ sau khi sinh

Ngay sau khi chào đời, trẻ có mẹ mang nhóm máu Rh(-) cần được lấy máu ở rốn thai và làm xét nghiệm nhóm máu, định lượng Hb,...

Nếu trẻ sơ sinh mang nhóm máu Rh(+) mà có kháng thể kháng Rh(+) cần được theo dõi chặt chẽ để kịp thời xử trí nếu có tình trạng thiếu máu tán huyết.

Trường hợp phát hiện sớm thai nhi có dấu hiệu bất thường nặng, khó có khả năng nuôi được sau khi sinh thì nên chấm dứt thai kì sớm.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả:R. Morgan Griffin, RH Factor, WebMD. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Rh factor blood test, Mayoclinic. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của NHS.UK, Rhesus disease, NHS.UK, Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633