Táo bón ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán, cách chữa táo bón cấp tốc
Trungtamthuoc.com - Táo bón là một trong những tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy khi bé nhà mình thường xuyên bị táo bón thì mẹ cần làm gì? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1 Tổng quan về bệnh táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ em là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa. Đây là tình trạng người bệnh đi đại tiện không thường xuyên, phân to cứng, làm khó đi ngoài và gây đau vùng hậu môn. [1] Đôi khi có kèm theo hiện tượng són phân lỏn nhỏn như phân dê.
2 Các nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ nhỏ
Như chúng ta đã biết, đại tràng là cơ quan có chức năng chính trong việc tái hấp thu nước để hình thành khuôn phân, tạo nhu động để đẩy phân ra ngoài. Vậy khi chức năng đại tràng bị rối loạn sẽ gây ra chứng rối loạn đại tiện có thể là tiêu chảy hoặc táo bón. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ, trong đó phổ biến như sau:
2.1 Chế độ ăn của trẻ
Trẻ nhịn đi đại tiện quá lâu. Đây là một nguyên nhân khá thường gặp ở trẻ nhỏ, bởi nhiều khi trẻ thường mải chơi hay có tâm lý ngại đi vệ sinh nơi công cộng. Khi trẻ cố gắng không đi ngoài bằng cách co chặt các cơ quanh hậu môn, làm phân lưu trữ trong đại tràng lâu. Như vậy, đại tràng lại tiếp tục tái hấp thu nước làm cho phân bị cứng hơn, sẽ rất khó tống ra ngoài sau đó.
2.2 Nhịn đại tiện có thể gây táo bón ở trẻ
Sự thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày, ít vận động, làm thay đổi chế độ giờ giấc, sinh lý ở trẻ cũng có thể dẫn đến táo bón. Các nguyên nhân khiến trẻ nhịn đại tiện như:
- Cảm thấy căng thẳng về việc đào tạo ngồi bô.
- Cảm thấy xấu hổ khi sử dụng phòng tắm công cộng.
- Không muốn làm gián đoạn thời gian chơi.
- Lo sợ bị đau hoặc đi tiêu khó chịu.
2.3 Sử dụng thuốc
Hoặc khi sử dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến trẻ bị táo bón do tác dụng phụ của thuốc.
- Thuốc kháng axit có chứa nhôm và Canxi.
- Thuốc chống cholinergic và thuốc chống co thắt.
- Thuốc chống co giật.
- Bổ sung Sắt.
- Thuốc giảm đau có chất gây mê.
- Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm.
2.4 Mắc các bệnh lý liên quan đến đại tràng
Hoặc khi trẻ mắc một số bệnh lý, làm giảm sự hoạt động của đại tràng cũng có thể làm trẻ táo bón, ví dụ:
- Bệnh phì đại tràng bẩm sinh.
- Sau phẫu thuật hậu môn - trực tràng hay các bệnh lý thần kinh…
- Bệnh Hirschsprung.
- Bệnh celiac.
- Rối loạn ảnh hưởng đến não và cột sống như tật nứt đốt sống.
- Chấn thương tủy sống hoặc não.
- Các tình trạng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, nội tiết như tiểu đường, suy giáp.
- Các vấn đề có thể chặn hoặc thu hẹp đại tràng hoặc trực tràng, bao gồm cả khối u. [2]
3 Các dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ
Trẻ đi đại tiện ít hơn bình thường, mỗi tuần đi ngoài không đến 3 lần. Phân khô cứng, lỏn nhỏn, có mùi khó chịu, có thể có lẫn máu, và đi ngoài không hết phân.
Táo bón gây phân khô cứng, khó đi vệ sinh.
Lúc đi vệ sinh, vùng hậu môn bị đau rát, thậm chí có một số trẻ bị nứt hậu môn, gây chảy máu. Từ đó khiến trẻ sợ đau, nhịn đi vệ sinh làm vòng bệnh lý trở nên nặng hơn.
Nếu bị táo bón lâu ngày, trẻ sẽ bị chướng bụng, đầy hơi, làm trẻ biếng ăn, không muốn ăn.
Đồng thời, khi trẻ bị táo bón, làm dịch ruột bị ứ đọng lại, lâu dần có thể gây tình trạng són phân lỏng mất kiểm soát ở trẻ. [3]
4 Các biến chứng của táo bón
Mặc dù táo bón ở trẻ em có thể gây khó chịu nhưng nó thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu táo bón trở thành mãn tính, các biến chứng có thể bao gồm:
Đau rát vùng da xung quanh hậu môn (rò hậu môn).
Sa trực tràng, khi trực tràng sa ra ngoài hậu môn.
Tránh đi tiêu vì đau, khiến phân bị va đập tích tụ trong đại tràng và trực tràng và bị tống ra ngoài (phân).
5 Các phương pháp điều trị táo bón cho trẻ
Trong điều trị táo bón cho trẻ, mục tiêu quan trọng nhất là làm cho trẻ đi ngoài phân mềm hơn, khuôn phân bình thường. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng này tái phát xảy ra.
5.1 Điều trị không dùng thuốc
Để khắc phục tình trạng táo bón trẻ, trước tiên cha mẹ nên tự chăm sóc con bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:
Tăng cường bổ sung cho con chất xơ (3-5g cho mỗi phần ăn) vào bữa ăn bằng cách ăn nhiều rau củ quả. Các chất xơ sẽ giúp trẻ tăng khối lượng và mềm phân, từ đó việc tống đẩy chất phân ra ngoài trở lên dễ dàng hơn. Đồng thời trẻ cũng cần được bổ sung đủ lượng nước trong ngày, để khi đại tràng tái hấp thu nước tạo phân sẽ không bị khô và khó đi. [4]
Động viên, cổ vũ trẻ tăng cường vận động, xoa bụng để kích thích nhu động ruột giúp đào thải phân dễ hơn.
Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng giờ hàng ngày, để hình thành thói quen đi vệ sinh hàng ngày. Khi đã có cảm giác buồn đi vệ sinh thì không được nhịn.
Hạn chế ăn những đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt hay đồ ăn đã được tinh chế.
Nếu sau khi điều trị cho bé bằng cách cải thiện chế độ sinh hoạt không đem lại hiệu quả. Mẹ nên đưa bé thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc đúng cách.
5.2 Sử dụng thuốc điều trị
Trước khi sử dụng thuốc điều trị, nếu bé bị ứ đọng phân lâu ngày không thoát ra được, bác sĩ có thể sẽ phải làm thủ thuật để lấy phân ra. Ví dụ như: thụt hậu môn, dùng dụng cụ lấy phân ra…
Sau khi lấy phân ra, kết hợp với điều chỉnh chế độ sinh hoạt, bác sĩ sẽ kê cho bé dùng một số thuốc chống táo bón.
5.2.1 Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng nhanh, chúng làm tăng giữ nước trong lòng đại tràng. Từ đó, làm mềm phân và tăng nhu động ruột kích thích đẩy phân ra ngoài. Các thuốc nhóm này gồm có các polyalcol và các muối vô cơ. Tiêu biểu, trên thị trường thường dùng các thuốc sau:
Lactulose: Dùng cho các đối tượng là trẻ em từ 7 đến 10 tuổi với liều mỗi ngày từ 1- 3ml/kg thể trọng của trẻ, chia làm 2 lần dùng trong ngày. Không được cho trẻ dụng nhiều hơn 40g một ngày.
320.000₫Còn hàng
Công ty đăng ký | SIIT srl. |
Dạng bào chế | Bột pha |
Quy cách đóng gói | Hộp 14 gói x 3g |
Mã sản phẩm | aa4921 |
Sorbitol : Được dùng cho các đối tượng là trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Với các bé từ 2 đến 11 tuổi, mỗi ngày dùng 1 -3 ml/kg, chia 2 lần, pha ở dạng Dung dịch 70%. Còn các đối tượng từ 12 tuổi trở lên thì dùng với liều 30 đến 150ml mỗi ngày.
Liên hệCòn hàng
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Sanofi Việt Nam |
Số đăng ký | VD-29366-18 |
Dạng bào chế | Bột pha uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 20 gói x 5g |
Mã sản phẩm | am2944 |
PEG 3350 không có điện giải: Dùng cho trẻ với liều mỗi ngày từ 0,8 đến 1g/kg.
Magnesium hydroxide: Dùng cho đối tượng trẻ táo bón mãn tính 2 tuổi trở lên với liều 80 đến 240 mg/kg mỗi ngày, chia làm 2 lần.
Lưu ý, các thuốc này khi sử dụng liều cao sẽ gây sổ, cần giảm liều hoặc ngừng lại khi bị tiêu chảy. Trong quá trình sử dụng, bạn cần cho bé uống nhiều nước để hạn chế mất nước. Thuốc có tác dụng tốt nhất khi uống lúc đói.
5.2.2 Thuốc nhuận tràng tạo khối
Các thuốc này có thành phần là các polysaccharide, có tác dụng làm tăng lượng phân, làm mềm phân. Từ đó, giúp trẻ đi vệ sinh thuận lợi hơn. Thuốc được dùng nhiều nhất là Methylcellulose.
Methylcellulose được dùng cho các đối tượng trẻ em táo bón từ 6 tuổi trở lên với liều 0,5 - 1g mỗi lần, ngày dùng 3 lần. Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn cho bé uống nhiều nước để tránh bé bị táo bón ngược, gây tắc ruột.
5.2.3 Thuốc nhuận tràng làm mềm phân
Đại diện trong nhóm thuốc này là Docusat. Thuốc gồm các thành phần là các chất nhũ hóa, làm tăng kéo nước và điện giải vào lòng ruột, giúp làm mềm phân. Khi dùng lâu dài có một số người bệnh bị rối loạn cân bằng nước - điện giải cho người dùng.
Liên hệCòn hàng
Công ty đăng ký | Công ty liên doanh dược phẩm Mebiphar-Austrapharm |
Số đăng ký | VD-29426-18 |
Dạng bào chế | Viên nang mềm |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên |
Mã sản phẩm | m453 |
5.2.4 Thuốc kích thích đại tràng
Các thuốc này có tác dụng kích thích đám rối thần kinh ở đại tràng tăng co bóp và tạo nhu động ruột. Đồng thời nó còn làm thay đổi tính thấm của niêm mạc đại tràng, giúp tăng giữ nước và điện giải ở lòng ruột
Các thuốc này thường có hiệu quả sau từ 6 đến 12 giờ nên dùng trước khi đi ngủ. Chỉ dùng khi các nhóm trên không có tác dụng. Thuốc thường dùng trong nhóm này là bisacodyl, có cả dạng uống và viên đặt.
45.000₫Còn hàng
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Dược Hậu Giang |
Số đăng ký | VD-11436-10 |
Dạng bào chế | viên nén bao phim tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 4 vỉ x 25 viên |
Mã sản phẩm | a131 |
Lưu ý: Các thuốc này khi sử dụng nhiều sẽ gây phụ thuộc vào thuốc nên không được dùng thuốc thường xuyên, và mỗi đợt dùng không lâu hơn 1 tuần.
5.3 Cần điều trị nguyên nhân gây táo bón
Ngoài việc sử dụng các liệu pháp điều trị táo bón như trên, nếu trẻ bị táo bón thứ cấp do một số nguyên nhân bệnh lý khác thì ta phải điều trị nguyên nhân như sau:
Nếu trẻ bị táo bón do hậu quả của việc dùng thuốc khác thì hãy cho bé ngừng thuốc.
Nếu bé bị phình đại tràng bẩm sinh hoặc có khối u vùng tủy- thắt lưng hay các dị tật thần kinh thì cần phải cho bé tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp bé mắc suy giáp trạng bẩm sinh dẫn đến táo bón, phải cho bé điều trị căn nguyên bằng cách sử dụng các thuốc hormon thay thế.
Ở trên chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Hi vọng sẽ giúp bạn có cách khắc phục tốt hơn khi bé nhà mình bị táo bón.
Tài liệu tham khảo
- ^ Mayo Clinic (Ngày đăng 18 tháng 9 năm 2021). Constipation in children, Mayo Clinic. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021
- ^ Chuyên gia NIDDK (Ngày đăng 5 năm 2018). Symptoms & Causes of Constipation in Children, NIDDK. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021
- ^ Chuyên viên NHS (Ngày đăng 14 tháng 2 năm 2020). Constipation in children, NHS. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021
- ^ Renee A. Alli (Ngày đăng 03 tháng 7 năm 2021). Treatments for Constipation in Children, WebMD. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021