1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Tăng huyết áp trong thai kì và những điều bà bầu cần biết

Tăng huyết áp trong thai kì và những điều bà bầu cần biết

Tăng huyết áp trong thai kì và những điều bà bầu cần biết

Trungtamthuoc.com - Tùy theo cơ địa của mỗi người, các triệu chứng của tăng huyết áp thai kì ở mõi người phụ nữ đang mang thai có thể khác nhau, thậm chí có người hầu như không có dấu hiệu nhận biết nào. Bởi vậy, để chắc chắn mình có bị tăng huyết áp thai kì hay không, các chị em nên kiểm tra huyết áp thường xuyên trong thời gian mang thai.

1 Thế nào là tăng huyết áp trong thai kì?

Tăng huyết áp trong thai kì là thuật ngữ gọi chung tình trạng phụ nữ mang thai bị cao huyết áp. Theo thống kê thì có khoảng 10% trường hợp bà bầu bị mắc phải tình trạng cao huyết áp. Vấn đề này có thể mang lại một số ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Bởi vậy, phụ nữ mang thai cần theo dõi và kiểm soát huyết áp một cách chặt chẽ và kịp thời có biện pháp điều chỉnh ngay khi xuất hiện tình trạng này.

Tăng huyết áp trong thai kì là gì?
Tăng huyết áp trong thai kì là gì?

Tăng huyết áp trong thai kì được chia thành 4 nhóm chính dựa vào nguyên nhân và các biến chứng thai kì. Đó là:

  • Tăng huyết áp mạn tính: Đây là tình trạng tăng huyết áp xuất hiện trước khi mang thai hoặc khi kiểm tra ở trước tuần thứ 20 của thai kì. Huyết áp trên 140/90mmHg. Tình trạng này có thể kéo dài trên 12 tuần sau khi sinh.
  • Tăng huyết áp thai kì: Tình trạng tăng huyết áp khởi phát sau tuần thứ 20 của thai kì, không có protein niệu và có thể trở lại bình thường sau khi sinh khoảng 12 tuần.
  • Tiền sản giật: Tăng huyết áp xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kì mà trước đó bà bầu có huyết áp bình thường. Lượng protein niệu tăng trên 300mg/24 giờ. Tình trạng này thường xuất hiện ở những bà bầu mang thai lần đầu, đa thai, thai trứng,... và có liên quan tới sự chậm phát triển của thai nhi. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh non.
  • Tiền sản giật ghép trên nền tăng huyết áp mãn tính: Xuất hiện protein niệu trước tuần thứ 20 của thai kì ở những người phụ nữ mang thai có tăng huyết áp từ trước đó.[1]

2 Yếu tố nguy cơ phụ nữ có thai bị tăng huyết áp

Phụ nữ mang thai lần đầu hoặc đa thai.

Phụ nữ có tiền sản giật.

Người mắc bệnh tăng huyết áp mạn tính và/hoặc bệnh thận.

Có tiền sử chứng huyết khối.

Tuổi sản phụ cao trên 35 tuổi.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không khoa học.

Béo phì.

Ăn nhiều muối.

Phụ nữ có tiền sản giật là yếu tố nguy cơ có thai bị tăng huyết áp
Phụ nữ có tiền sản giật là yếu tố nguy cơ có thai bị tăng huyết áp

3 Triệu chứng của tăng huyết áp thai kì

Các triệu chứng của tăng huyết áp thai kì điển hình là:

  • Huyết áp cao hơn bình thường.
  • Thiếu hoặc có protein niệu.
  • Phù toàn thân, phù mềm ấn lõm.
  • Tăng cân đột ngột.
  • Thị giác yếu, thường xuyên bị nhòe mắt.
  • Hay bị nhức đầu, buồn nôn.
  • Đau bụng phía bên phải hoặc quanh vùng thượng vị.
  • Tiểu ít.
  • Chức năng gan thận bị ảnh hưởng.

Tùy theo cơ địa của mỗi người, các triệu chứng của tăng huyết áp thai kì ở mõi người phụ nữ đang mang thai có thể khác nhau, thậm chí có người hầu như không có dấu hiệu nhận biết nào. Bởi vậy, để chắc chắn mình có bị tăng huyết áp thai kì hay không, các chị em nên kiểm tra huyết áp thường xuyên trong thời gian mang thai.[2]

4 Mức độ nghiêm trọng của tăng huyết áp trong thai kì

Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Một số vấn đề có nguy cơ cao gặp phải do tăng huyết áp trong thai kì đó là:

  • Sản giật.
  • Bị cao huyết áp trong các lần mang thai tiếp theo.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi như chậm phát triển, thai chết lưu, sinh non,...

5 Điều trị tăng huyết áp trong thai kì

Dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ và kết quả chẩn đoán mức độ bệnh, bác sĩ phụ trách sẽ đưa là hướng điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Điều trị tăng huyết áp thai kỳ
Điều trị tăng huyết áp thai kỳ

5.1 Điều trị không dùng thuốc

Áp dụng khi tình trạng bệnh nhẹ.

Cho thai phụ nghỉ ngơi.

Lưu ý thực đơn cần ăn nhiều rau cải và trái cây tươi.

Theo dõi tình trạng sức khỏe và huyết áp của bà bầu.

Khám thai tuần 2 lần.

Đi siêu âm thai mỗi tháng 1-2 lần.

Liệt kê với bệnh nhân và người nhà các triệu chứng tiền sản giật để kịp thời phát hiện và cấp cứu.

5.2 Điều trị dùng thuốc

5.2.1 Tăng huyết áp thai kì nặng

Trường hợp thai phụ bị tăng huyết áp nặng trên 170/110mmHg cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay để cấp cứu.

Điều trị bằng Lebetalol đường tĩnh mạch, Methyldopa hoặc Nifedipin đường uống.

Nếu bệnh nhân tiền sản giật kèm phù phổi thì dùng Nitroglycerin truyền tĩnh mạch 5ug/phút, cứ 3 - 5 phút lại tăng liều 1 lần đến tối đa 100ug/phút.

Chống chỉ định sử dụng các thuốc ức chế men chuyển, ức chế angiotesin và renin.[3]

5.2.2 Tăng huyết áp thai kì nhẹ - trung bình

Thuốc được sử dụng là Methyldopa, ức chế beta và ức chế calci.

Nên tránh dùng thuốc lợi tiểu trừ khi thai phụ bị thiểu niệu.

Phòng ngừa sản giật bằng Magnesium sulfate đường tĩnh mạch (không dùng đồng thời với thuốc ức chế calci).

6 Cách phòng tránh tăng huyết áp và tiền sản giật trong thai kì

Phụ nữ có nguy cơ trung bình tới cao bị tiền sản giật hoặc tái phát tiền sản giật được dự phòng bằng Aspirin liều thấp (100 - 150mg/ngày) từ tuần thứ 12 tới tuần thứ 37 của thai kì.

Để phòng ngừa cao huyết áp và tiền sản giật, phụ nữ có thai cũng được khuyên nên bổ sung calci bằng thức phẩm hoặc viên uống.

Thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng khi mang thai
Thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng khi mang thai

Ngoài ra, thai phụ cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh.

Thường xuyên kiểm tra huyết áp trước và trong thời gian mang thai để phát hiện ra sớm nếu gặp tình trạng tăng huyết áp.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Michael P Carson, MD (Ngày đăng: ngày 12 tháng 6 năm 2018). Hypertension and Pregnancy, Medscape. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC (Ngày đăng: ngày 6 tháng 5 năm 2021). High Blood Pressure During Pregnancy, CDC. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: By Mayo Clinic Staff (Ngày đăng: ngày 7 tháng 10 năm 2020). High blood pressure and pregnancy: Know the facts, Mayo Clinic. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Dùng thuốc lebetalol điều trị tăng huyết áp trong thai kì ở liều bao nhiêu và ngày mấy lần?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Tăng huyết áp trong thai kì và những điều bà bầu cần biết 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Tăng huyết áp trong thai kì và những điều bà bầu cần biết
    NM
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633