1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Tăng huyết áp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo: chẩn đoán, điều trị

Tăng huyết áp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo: chẩn đoán, điều trị

Tăng huyết áp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo: chẩn đoán, điều trị

Trungtamthuoc.com - Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn nhiều muối hoặc uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tăng huyết áp ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, và có thể có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

1 Đại cương

Tăng huyết áp là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối (STM), bệnh nhân trước chạy thận nhân tạo (CTNT), bệnh nhân lọc máu. Ngoài ra, có thể gặp ở bệnh nhân lọc màng bụng. 

Tăng huyết áp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo được chẩn đoán khi: huyết áp tâm thu > 140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg.

Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn nhiều muối hoặc uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tăng huyết áp ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, và có thể có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo

2 Mục tiêu điều trị

2.1 Tiếp cận điều trị 

Trước hết cần tìm nguyên nhân bệnh sinh của tăng huyết áp.

Đo huyết áp đúng cách theo đúng hướng dẫn.

Đưa ra mục tiêu điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu.

Điều trị tăng huyết áp.

2.2 Mức huyết áp mục tiêu

Mức huyết áp mục tiêu được thiết lập tùy theo cá nhân mỗi người, tuổi tác, bệnh lý mắc phải, tình trạng tim mạch và thần kinh.

Bệnh nhân tăng huyết áp, ít biến chứng tim mạch, giá trị trước lọc máu dưới 140/90 mmHg và giá trị sau lọc máu là 130/80 mmHg. [1] 

Bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc và khoảng cách giữa huyết áp tâm thu và tâm trương rộng (thường thấy ở bệnh nhân lớn tuổi bị xơ vữa động mạch), hạ huyết áp quá mức sẽ gây nguy hiểm. Huyết áp tâm thu mục tiêu trước lọc máu ở những bệnh nhân này khoảng 140 - 150mmHg.

Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị

3 Điều trị cụ thể

3.1 Điều trị không dùng thuốc

Gồm hạn chế muối nước, tăng thời gian lọc máu hoặc số lần lọc máu, bảo tồn chức năng thận tồn lưu.

3.1.1 Thay đổi chế độ ăn hạn chế muối

Ăn ít hơn 2g/ngày. Giữa các ngày chạy thận nhân tạo, hạn chế uống nước để không bị tăng cân giữa các kỳ lọc. Không nên đặt natri dịch lọc cao vào giờ cuối lọc máu vì làm vậy bệnh nhân sẽ thấy khát và uống nước nhiều hơn sau mỗi lần lọc. Cài đặt natri dịch lọc lý tưởng nhất là bằng hoặc gần bằng với natri máu của người bệnh trước khi lọc máu.

3.1.2 Kiểm soát thể tích dịch mỗi lần chạy thận nhân tạo

Đánh giá cẩn thận và tính đúng trọng lượng khô của bệnh nhân. Trọng lượng khô đạt được sau mỗi lần chạy thận nhân tạo giúp kiểm soát tốt huyết áp của người bệnh.

Trường hợp bệnh nhân tăng cân quá nhiều, cần tăng thời gian lọc máu cho mỗi lần lọc hoặc tăng số lần CTNT trong tuần.

3.1.3 Kiểm soát dùng thuốc

Không nên dùng các thuốc gây độc cho thận tránh gây ra tình trạng hạ huyết áp trong lúc CTNT. Có thể dùng furosemid để duy trì chức năng thận tồn lưu.

Hạn chế muối trong bữa ăn
  Hạn chế muối trong bữa ăn

3.2 Dùng thuốc hạ áp

3.2.1 Thuốc tiêm tĩnh mạch

Nicardipine: (Biệt dược Loxen) dùng truyền tĩnh mạch, ống 10mg/ 10ml

Khởi đầu tác dụng sau 1-5 phút, thời gian tác dụng kéo dài 3-6 giờ.

Liều khởi đầu 5mg/giờ. Tăng dần 1-2,5 mg/giờ mỗi 15 phút, có thể lên đến 15mg/ giờ, cân nhắc giảm 3mg/giờ khi đã đạt được kết quả mong muốn.

Tác dụng không mong muốn: hạ huyết áp, tụt huyết áp, choáng váng, nhức đầu, nhịp tim nhanh, nôn, buồn nôn, khô miệng...

3.2.2 Thuốc uống

Nicardipine: (Biệt dược Cardiv): ngày 3 lần x 20-30mg (có thể tới 120mg/24 giờ). 

Nên dùng liều khởi đầu thấp: 3 lần x 10-20mg.

4 Phòng ngừa tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu

Tăng huyết áp kháng trị ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo ít xảy ra nếu như bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn theo đúng hướng dẫn, lọc máu đầy đủ có siêu lọc, và kết hợp với dùng thuốc hạ áp.

Trường hợp lọc máu ở những người tăng huyết áp trước đây bây giờ đã đề kháng hoặc kém đáp ứng với liều thuốc hạ áp, cần xem xét tăng huyết áp thứ phát (hẹp động mạch thận, hoặc u tuỷ thượng thận), tương tác thuốc, hoặc huyết khối thận.

Tăng huyết áp khẩn cấp- là cơn tăng huyết áp có kèm tổn thương cơ quan đích, không thường gặp trong đơn vị lọc máu, nhưng BN chạy thận nhân tạo có thể bị tăng huyết áp dẫn đến phải nhập viện theo dõi. Tuỳ thuộc vào bản chất của bệnh cảnh lâm sàng, bệnh nhân được điều trị thuốc phù hợp. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Aaron Stern, Soumya Sachdeva, Rohit Kapoor, Jasjit Singh, và Sarthak Sachdeva (Ngày đăng 8 tháng 6 năm 2014). High Blood Pressure in Dialysis Patients: Cause, Pathophysiology, Influence on Morbidity, Mortality and Management, NCBI. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bệnh nhân chạy thận nhân tạo được chẩn đoán tăng huyết áp khi nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Tăng huyết áp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo: chẩn đoán, điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Tăng huyết áp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo: chẩn đoán, điều trị
    QA
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633