1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Trungtamthuoc.com - Các biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm xuất huyết do giãn tĩnh mạch, cổ trướng, hội chứng gan phổi, tăng huyết áp phổi và bệnh não gan. Vậy cần phải nguyên nhân, triệu chứng và điều trị của tăng áp lực tĩnh mạch cửa trẻ em như thế nào?

1 Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là gì?

Tăng áp cửa là biểu hiện bệnh lý của hệ tĩnh mạch cửa vì một lý do nào đó mà tăng cao bất thường và kéo dài. Khi lưu lượng máu của hệ thống tĩnh mạch cửa tăng lên sẽ làm tăng đồng thời lưu lượng máu của hệ tạng và tăng áp lực ở đó.

2 Nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là một biểu hiện lâm sàng của bệnh gan xơ gan, nhưng cũng có thể phát sinh từ các nguyên nhân khác không liên quan đến xơ gan. Nguyên nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa được chia thành trước gan, trong gan và sau gan.

Các nguyên nhân trước gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa là do tắc nghẽn tĩnh mạch cửa ngoài, tĩnh mạch lách do có huyết khối. Trong đó, thường thấy nhất là tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch cửa ngoài, có thể xuất hiện từ 6 tuổi đến trưởng thành nhưng chủ yếu là rối loạn lúc nhỏ.

Trẻ có thể bị tăng áp lực tĩnh mạch do nguyên nhân tại gan như xơ gan, u nang gan, nhiễm sán máng Schistosoma, tắc nghẽn tĩnh mạch trong gan.

Nguyên nhân sau gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ nhỏ có thể do mắc hội chứng Budd-Chiari gây huyết khối, hay suy tim, viêm màng ngoài tim.

Ngoài ra, trẻ có thể bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa do nhiễm trùng sơ sinh, viêm tụy, viêm đường mật, chấn thương…[1]

Xơ gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Xơ gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

3 Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em

Hai biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ nhỏ là xuất huyết đường tiêu hóa trên và lách to. Ở trẻ em, xuất huyết đường tiêu hóa trên là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của tắc nghẽn tĩnh mạch cửa ngoài. Lúc này trẻ thường có biểu hiện là nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu đỏ tươi hay trĩ.

Có khoảng 90% đến 95% bệnh nhân có biểu hiện giãn tĩnh mạch thực quản và 35% đến 40% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch dạ dày. Nếu áp lực tĩnh mạch cửa quá cao có thể gây vỡ giãn tĩnh mạch.

Khi kiểm tra, phần lớn trẻ bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa, lá lách sẽ to hơn bình thường trừ khi có bất thường khác như giảm bạch cầu. Đồng thời, gan có thể to nhưng cũng có thể teo nhỏ và co lại.

Không những thế, tăng áp lực tĩnh mạch cửa còn có biểu hiện cổ chướng và có tuần hoàn bàng hệ. Ở một số trẻ có thêm các triệu chứng của bệnh viêm gan mạn tính như vàng da, sao mạch, suy dinh dưỡng....[2]

4 Biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ

Các biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm xuất huyết do giãn tĩnh mạch, cổ trướng, hội chứng gan phổi, tăng huyết áp phổi và bệnh não gan.

Chảy máu tĩnh mạch là biến chứng nghiêm trọng nhất của tăng áp lực tĩnh mạch cửa, trẻ có thể bị vỡ, giãn các tĩnh mạch dạ dày, thực quản. Tình trạng này là do khi bị tắc nghẽn tĩnh mạch cửa ngoài máu sẽ chảy ngược lại các cơ quan kết nối như lách, dạ dày thực quản. Khi áp lực tĩnh mạch cửa từ 12mmHg trở lên sẽ gây các biến chứng này và cổ trướng. Có đến 30% trẻ sẽ tử vong với biến chứng vỡ giãn tĩnh mạch.

Nếu trẻ bị vỡ giãn tĩnh mạch hay xuất huyết tiêu hóa nặng có thể biến chứng tim mạch.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây cổ trướng ở trẻ.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây cổ trướng ở trẻ.

5 Điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em

5.1 Mục tiêu điều trị của tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Trước hết trong điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ phải xử lý tốt triệu chứng xuất huyết tiêu hóa cấp. Đồng thời dự phòng tái phát xảy ra.

Nếu phát hiện trường hợp trẻ bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa nhưng chưa có xuất huyết tiêu hóa phải điều trị dự phòng nó xảy ra.

Không những thế, vì tăng áp lực tĩnh mạch cửa có nhiều biến chứng nên cần điều trị các biến chứng đó như lách to, cổ chướng và hôn mê gan.

Song song với các điều này là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt để nguyên nhân.

5.2 Điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa

Trên tất cả bệnh nhi có tăng áp lực tĩnh mạch cửa phải nội soi để tìm xem có hiện tượng giãn các tĩnh mạch như thế nào. Nếu bệnh nhân có hiện tượng đó thì cho dùng Propranolol.

Nếu trẻ đã bị vỡ giãn tĩnh mạch thì không được dùng Aspirin và các yếu tố làm tĩnh trạng này trở nên nặng hơn.

Có thể tiêm xơ cứng tĩnh mạch bị giãn qua nội soi, phương pháp này rất hiệu quả với trẻ bị giãn tĩnh mạch thực quản. Tuy nhiên cần cẩn thận, cân nhắc vì có thể xảy ra những nguy cơ tiềm ẩn như loét - hẹp thực quản, thủng thực quản và trào ngược dạ dày thực quản.

Cho trẻ sử dụng thuốc chẹn bơm proton để làm giảm chảy máu và nguy cơ ăn mòn gây loét như sau: Propranolol mỗi ngày từ 1 đến 3 mg/kg, chia đều ra làm 3-4 lần dùng.

Nếu trẻ bị rối loạn đông máu do rối loạn chức năng gan thì có thể sử dụng vitamin K4, huyết tương đông lạnh để giúp cầm máu.

Điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ như thế nào?
Điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ như thế nào?

5.3 Điều trị biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Lách to là biểu hiện phổ biến thứ 2 của trẻ bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Đôi khi trẻ còn có biểu hiện cường lạch như giảm bạch cầu và tiểu cầu, chấm xuất huyết hay tụ máu. Lúc này trẻ cần cẩn thận trong sinh hoạt vì có nguy cơ bị vỡ lách khi có tác động hay chấn thương.

Ít khi phải can thiệp phẫu thuật lách trừ khi có triệu chứng thiếu máu trầm trọng và suy nhược cơ thể. Cần điều trị duy trì cho đến khi trẻ trên 5 tuổi mới nên phẫu thuật được. Cần tiêm phòng phế cầu và não mô cầu cho trẻ trên 2 tuổi trước khi cắt lách để sự phòng trước và sau phẫu thuật.

Trường hợp trẻ bị cổ chướng cần hỗ trợ dinh dưỡng và giảm lượng muối cho trẻ còn 3 - 4 meq/kg mỗi ngày. Đồng thời, sử dụng thuốc lợi tiểu Spironolactone với liều mỗi ngày từ 2 đến 5 mg/kg, có thể kết hợp thêm Hydrochlorothiazid cũng liều như vậy.

Nếu trẻ bị suy hô hấp do cổ chướng nặng thì điều trị như sau:

  • Truyền tĩnh mạch Albumin trong 2 tiếng với liều 1g/kg phối hợp dùng Furosemid với liều 1 mg/kg sau khi truyền albumin được 1 tiếng.
  • Hoặc cho trẻ ngồi rồi chọc tháo dịch báng bằng 20% trọng lượng sau đó truyền thay thế bằng Albumin 25%.[3]

Nếu điều trị như trên mà cổ chướng không đáp ứng thì phải ghép gan.

Nếu trẻ có viêm phúc mạc nguyên phát thì dùng cefotaxim trong vòng 10 đến 14 ngày, và dự phòng tái phát bằng Trimethoprim - Sulfamethoxazole.

Nếu trẻ có nguyên nhân tắc nghẽn thì cần tạo hình mạch máu, tạo shunt hay can thiệp ngoại khoa.

Trường hợp bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa thì phải ghép gan.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em giúp phát hiện và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Clarissa Barbon Vogel (Ngày đăng: ngày 14 tháng 4 năm 2017). Pediatric portal hypertension, NCBI. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Boston Childrens Hospital. Portal Hypertension Liver Disease, Boston Childrens Hospital. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Roberto Gugig và Philip Rosenthal (Ngày đăng: ngày 21 tháng 3 năm 2012). Management of portal hypertension in children, NCBI. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    các biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa là gì


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
    TH
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633