1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tâm phế mạn

Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tâm phế mạn

Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tâm phế mạn

Trungtamthuoc.com - Khi bệnh nhân bị tăng áp lực động mạch phổi do mạch máu hay nhu mô phổi bất thường. Điều này khiến thất phải phải hoạt động gắng sức hơn để đẩy máu về động mạch phổi, lâu dần sẽ dẫn tới cơ thất phải bị giãn.

1 Tâm phế mạn là bệnh gì?

Tâm phế mạn là một loại bệnh có biểu hiện phì đại và giãn tâm thất phải thứ phát. [1]. Nguyên nhân là do tăng áp lực động mạch phổi do bệnh nhân mắc các bệnh lý tổn thương chức năng hoặc cấu trúc của phổi như bệnh: phế quản, phổi, xương lồng ngực,...

Tâm phế mạn là gì?

Định nghĩa này không gồm các trường hợp suy thất phải thứ phát sau khi bệnh nhân bị suy thất trái (hẹp van hai lá) hay bị bệnh tim bẩm sinh,...

Cơ chế hình thành bệnh là bệnh nhân bị tăng áp lực động mạch phổi do mạch máu hay nhu mô phổi bất thường. Điều này khiến thất phải phải hoạt động gắng sức hơn để đẩy máu về động mạch phổi, lâu dần sẽ dẫn tới cơ thất phải bị giãn. Sau một thời gian nữa sẽ xuất hiện tình trạng suy tim phải.

2 Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân gây ra bệnh tâm phế mạn là:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (nguyên nhân chủ yếu).
  • Bệnh hen suyễn không được kiểm soát.
  • Người bị chấn thương người bị chấn thương hoặc làm phẫu thuật dẫn đến mất các nhu mô phổi.
  • Người mắc các bệnh phổi kẽ.
  • Tăng áp phổi tiên phát.
  • Người bị lao phổi, viêm phế quản mạn,...
  • Cong nghiêm trọng phần trên của cột sống ( kyphoscoliosis).
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn , gây ngừng thở do viêm đường thở.
  • Sự thắt chặt (co thắt) của mạch máu phổi vô căn (không có nguyên nhân cụ thể). [2]

3 Triệu chứng và chẩn đoán bệnh

3.1 Chẩn đoán xác định

3.1.1 Triệu chứng lâm sàng

Một số triệu chứng của bệnh Tâm phế mạn là:

  • Khó thở khi tập thể dục.
  • Mệt mỏi.
  • Hôn mê (thiếu năng lượng).
  • Thải ra khi gắng sức (nỗ lực thể chất hoặc tinh thần).
  • Đau ngực khi hoạt động thể chất.
  • Chất lỏng dư thừa dẫn đến sưng phù trong cơ thể và các chi dưới.
  • Sưng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. [3]

Giai đoạn đầu, người bệnh có các triệu chứng của bệnh lý căn nguyên. Ví dụ như người bị bệnh phế quản phổi tắc nghẽn mạn tính có triệu chứng ho nhiều, khó thở, khạc đờm.

Giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở nặng hơn, ho và khạc đờm, móng tay khum, nghe có tiếng T2 mạnh ở ổ van động mạch phổi.

Giai đoạn suy thất phải tình trạng khó thở sẽ nặng hơn, khó thở ngay cả khi chỉ hoạt động nhẹ nhàng. Nhịp tim nhanh, T2 vang mạnh. Các biểu hiện bên ngoài là tím môi, mắt lồi và đỏ, gan to và đau, tiểu ít,  phù chân hoặc toàn thân, tĩnh mạch cổ nổi lên,...

3.1.2 Cận lâm sàng

Để chẩn đoán, tiên lượng và có hướng điều trị phù hợp, bệnh nhân thường được chỉ định:

  • Điện tâm đồ: thấy có dấu hiệu dày thất phải.
  • X- quang phổi thẳng: nhánh động mạch phổi phải giãn ra có d > 16mm, bóng tim to hay có hình giọt nước, nhu mô phổi bị tổn thương,
  • Siêu âm tim: áp lực động mạch phổi tăng trên 30mmHg, thành thất phải dày lên,...
  • Xét nghiệm máu: kết quả cho thấy  có tình trạng đa hồng cầu, tăng hematocrit và hemoglobin.
  • Thăm dò chức năng hô hấp.
  • Khí máu động mạch: giai đoạn sau có tình trạng suy hô hấp mạn tính.
Bệnh nhân khó thở do bị tâm phế mạn

3.2 Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt bệnh với các bệnh khác như:

  • Suy tim toàn bộ do bệnh van tim.
  • Suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ.
  • Hội chứng Pick.

3.3 Chẩn đoán nguyên nhân

Bệnh tiên phát đường hô hấp - phế nang:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Xơ phổi và giãn hoặc không giãn phế nang là hậu quả của bệnh lao xơ, giãn phế quản, viêm phổi kẽ,...

Bệnh tiên phát làm tổn thương đến bộ phận cơ học của hệ hô hấp:

  • Gù vẹo cột sống.
  • Dị dạng lồng ngực.
  • Phẫu thuật lồng ngực.

Bệnh tiên phát làm tổn thương mạch máu phổi:

  • Các bệnh thành mạch như tăng áp lực động mạch phổi tiên phát,...
  • Viêm tắc mạch như tắc mạch phổi tiên phát,...
  • Tắc mạch do cục máu đông ngoài phổi,...

4 Phác đồ điều trị bệnh tâm phế mạn

4.1 Chăm sóc bệnh nhân tâm phế mạn

Người bệnh cần ăn ít muối, thực hiện chế độ ăn nhạt.

Có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, làm các việc nhẹ nhàng, không được quá gắng sức.

Khi có dấu hiệu suy tim thì cần nghỉ ngơi hoàn toàn.

Tập thở để làm tăng độ giãn nở của phổi là lồng ngực.

4.2 Oxy liệu pháp

Cho bệnh nhân thở oxy qua ống thông mũi để duy trì Sa02 từ 90-92% trở lên hoặc PaO2 từ 60-65mmHg trở lên.

Cách ngày giúp làm giảm sự co bóp mạch do thiếu oxy, thường áp dụng cho các trường hợp bệnh có SaO2 dưới 89% hoặc PaO2 từ 59mmHg trở xuống.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân thở tại nhà với liều thấp 1-3 lít/phút, mỗi ngày 18 tiếng.
  • Nên chọn liều khi bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, bắt đầu với liều 0,5-1 lít/phút. Làm lại khí máu sau 1 giờ:
  • Nếu Pa02 dưới 60mmHg (hoặc Sa02 dưới 90%): tăng oxy thêm 0,5 lít. Tiếp tục điều chỉnh cho tới khi đạt kết quả mong muốn.
  • Nếu Pa02 trên 60mmHg (hoặc Sa02 trên 92%) và PaC02 trên 45mmHg: giảm oxy mỗi lần 0,5 lít và thực hiện cho đến khi đạt giá trị chuẩn.
  • Nếu Pa02 dưới 60mmHg (hoặc Sa02 dưới 90%) và PaC02 trên 45mmHg: cần xem xét cho bệnh nhân thở máy

4.3 Dùng thuốc lợi tiểu

Thuốc thường dùng là Furosemid.

Với người bị phù chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi nên dùng liều 40mg x 1 viên/ngày (uống buổi sáng) trong 3-5 ngày.

Trường hợp phù nặng: dùng thuốc theo đường tiêm IV với liều 20mg x 1-2 ống/ngày. Từ ngày thứ 2 dùng thuốc dạng viên uống với hàm lượng 40mg, 1 viên mỗi ngày.

Sử dụng đồng thời với Kali clorid dạng viên uống (0,6g x2 viên) hoặc Kali clorid dạng gói pha uống (2g x 1 gói).

Các loại thuốc lợi tiểu khác có thể dùng là: spiromide, Spironolactone với liều 25mg, môi ngày 1-2 trong 3-5 ngày.

Lưu ý các loại thuốc không được dùng là:

  • Morphin, gardenal và các thuốc an thần khác.
  • Thuốc giảm ho.
  • Chích máu
  • Có chỉ định khi hematocrit lớn hơn 60%. 
  • Mỗi lần chích khoảng 300ml mỗi lần.

4.4 Điều trị các trường hợp khác

Nếu bị bội nhiễm bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các kháng sinh như: penicillin, amoxicillin, Amoxicillin + Acid Clavulanic, các Cephalosporin thế hệ 1-2-3,...

Nếu nguyên nhân bệnh là do rối loạn thông khí tắc nghẽn nên dùng thêm corticoid và thuốc giãn phế quản

Corticoid thường dùng dạng xịt, khí dung,...

Thuốc giãn phế quản thường dùng các chất kháng cường giao cảm, kháng cholinergic, methylxanthine,...

Nếu nguyên nhân do hen phế quản thì dùng corticoid dạng phun hít sớm và trong thời gian dài.

Nguyên nhân do xơ phổi: thường chỉ cần thở oxy và dùng corticoid.

Nguyên nhân do béo phì: thực hiện chế độ ăn giảm cân.

Nguyên nhân do gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực: bệnh nhân cần tập thở và chống bội nhiễm phổi. Có thể điều trị chỉnh hình.

5 Dự phòng bệnh

Không hút thuốc lá

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị tâm phế mạn, chúng ta nên tuân thủ các điều sau:

Nếu mắc các bệnh đường hô hấp cần điều trị sớm và dứt điểm.

Không sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá.

Đi khám sức khỏe định kì để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Tiêm vacxin phòng các bệnh lý liên quan đến hô hấp thông thường.

Nếu cần điều trị phải tuân thủ đúng biện pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Có chế độ ăn uống sinh hoạt, học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Hạn chế đi lại các nơi bị ô nhiễm, nếu đến những nơi đó cần đeo khẩu trang để chống khói bụi.

Copy ghi nguồn: trungtamthuoc.com

Link bài viết: Tâm phế mạn: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Daniel M. Garrison; Venkata Satish Pendela; Jawedulhadi Memon, Cor Pulmonale, NCBI. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Cor pulmonale, Medlineplus. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, What Is Cor Pulmonale?, WebMD. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Tâm phế mạn là bệnh gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tâm phế mạn 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tâm phế mạn
    TV
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin bổ ích, tôi thường xuyên theo dõi ở đây, mong các bạn tiếp tục cung cấp các thông tin y tế sức khỏe cho mọi người

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595