1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Tại sao trẻ sơ sinh có nhiều gỉ mũi? Cách lấy gỉ mũi cho bé an toàn

Tại sao trẻ sơ sinh có nhiều gỉ mũi? Cách lấy gỉ mũi cho bé an toàn

Tại sao trẻ sơ sinh có nhiều gỉ mũi? Cách lấy gỉ mũi cho bé an toàn

Trungtamthuoc.com - Trẻ sơ sinh là những đối tượng nhạy cảm, do đó, việc vệ sinh tai mũi họng hàng ngày cho con cũng cần phải đảm bảo nhẹ nhàng và an toàn. Vậy, cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết

1 Tại sao trẻ sơ sinh có nhiều gỉ mũi?

Hắt hơi là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ những bụi bẩn trong mũi ra ngoài.

Gỉ mũi được hình thành từ dịch nhầy do mũi tiết ra, sau khi khô lại có thể gây khó khăn trong quá trình hô hấp của trẻ. Phản xạ hắt hơi thông thường có thể không loại bỏ được gỉ mũi, do đó, cần có biện pháp hỗ trợ từ phía cha mẹ để giúp đường thở của con thông thoáng. Lựa chọn các biện pháp lấy gỉ mũi dễ dàng nhưng vẫn khiến con thoải mái, không gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.

2 Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh?

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh?
Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh?

Vệ sinh mũi là việc làm cần thiết, có thể áp dụng hàng ngày để vệ sinh mũi hàng ngày giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ làm giảm tình trạng nghẹt mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Vệ sinh mũi có nghĩa là làm sạch và tạo độ ẩm cho mũi, loại bỏ những bụi bẩn một cách hiệu quả trong không khí trong quá trình hít thở.

Lấy gỉ mũi cho trẻ có tác dụng:

  • Loại bỏ chất nhầy, hỗ trợ làm giảm tình trạng nghẹt mũi.
  • Tạo độ ẩm cho mũi, ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam.
  • Ngăn ngừa các biến chứng do tắc nghẽn đường hô hấp (viêm tai giữa, viêm xoang, ho,...).
  • Giảm thời gian sử dụng kháng sinh.
  • Giảm thời gian bị cảm lạnh, cảm cúm.
  • Kiểm soát tình trạng hen.

Tuy nhiên, cần phải lựa chọn cách lấy gỉ mũi phù hợp, nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho con, giúp con cảm thấy thoải mái.

3 Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Gỉ mũi có thể ướt hoặc khô, đối với các trường hợp gỉ mũi ướt, cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ lấy gỉ mũi chuyên dụng cho trẻ. Còn đối với các trường hợp gỉ mũi khô, để tránh gây tổn thương niêm mạc mũi của con, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để đảm bảo an toàn:

3.1 Sử dụng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ

Nước muối sinh lý là một dung dịch có độ an toàn cao, thích hợp khi sử dụng cho trẻ sơ sinh để vệ sinh tai, mũi, họng. Để có thể dễ dàng loại bỏ gỉ mũi khô ra ngoài, cha mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Mẹ rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh mũi cho con.
  • Bước 2: Đặt con lên một mặt phẳng như giường hoặc sàn nhà.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng nâng đầu con lên một chút, nghiêng đầu con về một bên.
  • Bước 4: Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào một bên mũi cho trẻ, để khoảng 10-15 giây, nước muối sẽ giúp các gỉ mũi khô mềm ra. Sau đó, mẹ có thể sử dụng các loại tăm bông mềm dành riêng cho trẻ sơ sinh để loại bỏ gỉ mũi hoặc gỉ mũi sẽ bị tống ra ngoài sau phản xạ hắt hơi của trẻ.
  • Bước 5: Làm tương tự với bên còn lại.

3.2 Sử dụng bóng hút

Sử dụng bóng hút mũi giúp loại bỏ gỉ mũi cho trẻ
Sử dụng bóng hút mũi giúp loại bỏ gỉ mũi cho trẻ

Bóng hút mũi là dụng cụ thường được sử dụng để loại bỏ dịch nước mũi trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi gây cản trở quá trình thông khí, làm thông thoáng đường thở giúp trẻ cảm thấy thoải mái, các bước sử dụng bóng hút cũng tương đối đơn giản:

  • Bước 1: Mẹ rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh mũi cho con.
  • Bước 2: Đặt con lên mặt phẳng như giường hoặc sàn nhà.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng nâng đầu con lên, nghiêng về một bên.
  • Bước 4: Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào một bên mũi của con.
  • Bước 5: Bóp hết khí trong bóng hút, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu bóng hút vào một bên mũi đã nhỏ nước muối sinh lý, thả tay để bóng hút hút lấy dịch và gỉ mũi ra ngoài.
  • Bước 6: Làm tương tự với bên còn lại.

3.3 Sử dụng dụng cụ lấy gỉ mũi cho trẻ

So với các phương pháp truyền thống, việc sử dụng các dụng cụ lấy gỉ mũi chuyên dụng có ưu điểm là tiện lợi và dễ sử dụng. Thông thường, cấu tạo của các dụng cụ lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bao gồm một bình chứa, một đầu đưa vào mũi trẻ và một đầu hút.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Mẹ rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh mũi cho con.
  • Bước 2: Mẹ bế con và để con nằm nghiêng 1 góc khoảng 30 độ, sử dụng tay còn lại để đỡ lấy đầu của con.
  • Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý vào một bên mũi giúp gỉ mềm ra, thuận tiện trong quá trình vệ sinh mũi.
  • Bước 4: Sau khoảng 1-2 phút, mẹ tiến hành đưa một đầu của dụng cụ hút mũi vào một bên mũi của con, đầu còn lại mẹ ngậm vào miệng. Lực hút từ miệng có tác dụng loại bỏ dịch gỉ mũi, làm thông thoáng đường thở cho con.
  • Bước 5: Tiến hành tương tự với bên mũi còn lại.
  • Bước 6: Sử dụng khăn mềm hoặc khăn ướt chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh để vệ sinh lại mũi cho con.

3.4 Nhíp lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Nhíp lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh
Nhíp lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Nhíp lấy gỉ mũi được sử dụng trong trường hợp trẻ sơ sinh có gỉ mũi khô, khó loại bỏ bằng các loại dụng cụ hút mũi thông thường.

Nhíp lấy gỉ mũi thường có gắn thêm đèn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vệ sinh mũi cho trẻ.

Để đảm bảo an toàn, mẹ nên lựa chọn các loại nhíp lấy gỉ mũi có thương hiệu, sử dụng chất liệu an toàn, đầu lấy gỉ thiết kế mềm mại, không gây tổn thương niêm mạc mũi của con.

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ bằng nhíp:

  • Bước 1: Mẹ vệ sinh tay và nhíp lấy gỉ mũi bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Bước 2: Mẹ bế con trên tay, nghiêng đầu con về sau.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đưa đầu của nhíp vào một bên mũi của con, gắp rỉ mũi và các dị vật có trong mũi giúp thông thoáng đường thở.
  • Bước 4: Làm tương tự với bên mũi còn lại.
  • Bước 5: Vệ sinh nhíp lấy gỉ mũi bằng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng.

3.5 Cách lấy gỉ mũi khô bằng tăm bông

Tăm bông là dụng cụ vệ sinh quen thuộc, mẹ có thể tìm mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Tuy nhiên, việc sử dụng tăm bông để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh thường khiến trẻ khó chịu, đau đớn, trường hợp nặng có thể gây chảy máu do tổn thương niêm mạc mũi.

Cách lấy gỉ mũi khô bằng tăm bông:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch tay trước khi tiến hành vệ sinh mũi cho con.
  • Bước 2: Mẹ đặt con nằm trên giường, đầu nghiêng về một bên hoặc bế trẻ trên tay.
  • Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý vào một bên mũi để cho gỉ mũi mềm ra, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vệ sinh mũi.
  • Bước 4: Sử dụng tăm bông loại bỏ gỉ mũi cho trẻ, các bước tiến hành cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho trẻ.
  • Bước 5: Tiến hành tương tự với bên còn lại.
  • Bước 6: Sử dụng khăn mềm hoặc khăn ướt chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để lau lại mũi cho con.

4 Một số lưu ý trong quá trình lấy gỉ mũi cho trẻ

Một số lưu ý trong quá trình lấy gỉ mũi cho trẻ
Một số lưu ý trong quá trình lấy gỉ mũi cho trẻ

Mặc dù có nhiều phương pháp lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho trẻ:

  • Các thao tác cần được thực hiện nhẹ nhàng, trẻ sơ sinh là những đối tượng nhạy cảm do đó, cha mẹ không tác động lựa quá mạnh vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của con khiến con chảy máu, khó chịu.
  • Sử dụng các loại nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho con, không sử dụng bất kỳ dung dịch thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên lạm dụng việc vệ sinh mũi cho trẻ bởi vì có thể gây tổn thương hàng rào bảo vệ mũi, càng khiến cho tình trạng nặng thêm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, mầm bệnh xâm nhập gây ra những bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Trong trường hợp trẻ xuất hiện dị vật trong mũi hoặc quá nhiều gỉ mũi khô mà việc áp dụng các biện pháp thông thường không có tác dụng, mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám tai mũi họng để được xử trí kịp thời.
  • Kiểm tra mũi của con trước mỗi cữ bú, vì nếu con bị nghẹt mũi hoặc có nhiều gỉ mũi có thể gây cản trở quá trình con bú sữa mẹ, khiến trẻ lười ăn, suy dinh dưỡng.
  • Sau khi vệ sinh một bên mũi, mẹ cần sử dụng tăm bông mới hoặc làm sạch đầu dụng cụ hoặc nhíp trước khi tiến hành vệ sinh bên mũi còn lại để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.

5 Một số câu hỏi thường gặp

5.1 Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

Các phương pháp lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh cha mẹ đều có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, các dụng cụ vệ sinh mũi cho trẻ cũng dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, như đã đề cập, không nên lạm dụng việc vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh nếu không có hướng dẫn cụ thể.

Đối với những trường hợp thông thường, trẻ không bị nghẹt mũi, không mắc các vấn đề liên quan đến đường hô hấp thì không nhất thiết phải lấy gỉ mũi hàng ngày cho con. Niêm mạc mũi rất nhạy cảm đối với những tác động vật lý, do đó, việc lấy gỉ mũi quá nhiều lần có thể gây tổn thương niêm mạc và hàng rào bảo vệ đường hô hấp từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp.

Tần suất phù hợp để tiến hành lấy gỉ mũi cho trẻ là 2-3 lần mỗi tuần.

5.2 Gỉ mũi bị thụt vào trong xử trí như thế nào?

Trong trường hợp gỉ mũi thụt vào trong, mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi của con, sau đó sử dụng dụng cụ hút mũi hoặc bóng hút mũi để hút gỉ ra, không nên sử dụng tăm bông hoặc nhíp trong trường hợp này vì có thể vô tình đẩy gỉ mũi vào sâu hơn khiến con khó chịu.

Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên tiến hành các bước thật cẩn thận và nhẹ nhàng, với những trường hợp khó, mẹ có thể đưa trẻ đến phòng khám để bác sĩ sử dụng các thiết bị chuyên dụng, đảm bảo an toàn cho con.

5.3 Trẻ sơ sinh hít gỉ mũi vào trong có sao không?

Đối với trường hợp này, mẹ có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt hoặc nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho con, chờ khoảng 1-2 phút, sau đó mẹ dùng tay day nhẹ dọc theo sống mũi, gỉ mũi sẽ trôi ra ngoài theo nước muối.

Theo dõi trẻ, nếu sau khi con hít gỉ mũi vào trong mà có dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để được xử trí kịp thời.

5.4 Biện pháp ngăn ngừa gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Gỉ mũi được hình thành tự nhiên trong quá trình hô hấp của trẻ, tuy nhiên, nếu trẻ hít phải quá nhiều bụi bẩn hoặc các tác nhân không có lợi có thể làm cho gỉ mũi nhiều, vệ sinh khó khăn. Dưới đây là một số biện pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để con có môi trường không khí tốt nhất:

Sử dụng máy lọc không khí: Với các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, chất lượng không khí thấp có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu có điều kiện, cha mẹ nên sử dụng máy lọc không khí để hạn chế tình trạng này.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Vệ sinh nhà cửa giúp cải thiện chất lượng không khí, đặc biệt với những gia đình có nuôi thú cưng.

Sử dụng máy tạo độ ẩm có tác dụng tăng độ ẩm cho mũi, hạn chế tình trạng bụi mịn bay lơ lửng ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng máy xông tinh dầu trong những trường hợp con bị sổ mũi, nghẹt mũi,...

6 Kết luận

Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh là kỹ thuật tương đối đơn giản mà cha mẹ có thể thực hiện dễ dàng tại nhà. Tuy nhiên, cần tuân thủ nguyên tắc nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của con.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Đối với những trường hợp thông thường, trẻ không bị nghẹt mũi, không mắc các vấn đề liên quan đến đường hô hấp thì không nhất thiết phải lấy gỉ mũi hàng ngày cho con.Tần suất phù hợp để tiến hành lấy gỉ mũi cho trẻ là 2-3 lần mỗi tuần chị nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900.888.633