1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Tại sao phải cắt bao quy đầu cho trẻ? Chi phí cắt bao quy đầu cho bé

Tại sao phải cắt bao quy đầu cho trẻ? Chi phí cắt bao quy đầu cho bé

Tại sao phải cắt bao quy đầu cho trẻ? Chi phí cắt bao quy đầu cho bé

Trungtamthuoc.com - Bao quy đầu thực hiện nhiều chức năng khác nhau như bảo vệ quy đầu, hỗ trợ chức năng tình dục cho nam giới,..Vậy, tại sao phải cắt bao quy đầu cho trẻ. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về việc cắt bao quy đầu cho trẻ

1 Cắt bao quy đầu là gì?

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ không?
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ không?

Bao quy đầu là một bộ phận được bao bọc bên ngoài của dương vật. Bao quy đầu có tác dụng bảo vệ quy đầu khỏi những tác động bất lợi từ bên ngoài đồng thời hỗ trợ chức năng tình dục cho nam giới. Bên cạnh đó, bao quy đầu còn chứa các tế bào miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, tiết ra chất nhờn giúp duy trì độ ẩm.

Khi trưởng thành, bao quy đầu sẽ tự tuột ra khi dương vật cương cứng. Các trường hợp bao quy đầu không tự tuột ra có thể cần phải can thiệp.

Cắt bao quy đầu là một phẫu thuật nhằm loại bỏ phần da bao phủ đoạn cuối của dương vật giúp khắc phục tình trạng hẹp bao quy đầu, bao quy đầu dài hoặc nghẹt bao quy đầu. Đa số trẻ nhỏ đều có bao quy đầu hẹp khi mới sinh nhưng sẽ giãn ra khi trẻ ở độ tuổi dậy thì. Đây được gọi là bệnh hẹp bao quy đầu sinh lý và không cần điều trị.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp mới giúp rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế đau đớn cho trẻ.

2 Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ không?

Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh lý, tín ngưỡng, tôn giáo của gia đình. Đối với những trường hợp trẻ sinh ra khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào thì cha mẹ không nên cắt bao quy đầu cho trẻ, các trường hợp khác cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tiểu phẫu hẹp bao quy đầu giúp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình như giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), ung thư dương vật và một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

Lợi ích của việc cắt bao quy đầu cho trẻ
Lợi ích của việc cắt bao quy đầu cho trẻ

2.1 Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Các loại vi khuẩn gây bệnh có thể bám bào các tế bào biểu mô của bao quy đầu từ đó sinh sôi và phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp đến quy đầu và lỗ ngoài niệu đạo từ đó xuất hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Cắt bao quy đầu giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể đưa vi khuẩn vào máu, gây tổn thương thận.

2.2 Giảm tỷ lệ mắc các bệnh qua đường tình dục

Cắt bao quy đầu có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Bao quy đầu làm tăng nguy cơ nhiễm HIV vì những lý do sau đây:

  • Mặt dưới của bao quy đầu có chứa các tế bào miễn dịch mà các tế bào HIV có thể dễ dàng bám vào.
  • Bao quy đầu thường bị rách khi giao hợp, tạo điều kiện để tế bào HIV xâm nhập vào máu.

Do đó, cắt bao quy đầu có thể loại bỏ được 2 yếu tố nguy cơ này nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy giảm khả năng phát triển các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV ở nam giới cắt bao quy đầu và có thể giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung ở bạn tình nữ của nam giới cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, mặc dù có những lợi ích y tế tiềm tàng nhưng những dữ liệu này không đủ để khuyến nghị cắt bao quy đầu cho tất cả các bé trai.

2.3 Ngăn ngừa ung thư dương vật

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa ung thư dương vật do vị trí ung thư thường xảy ra ở bao quy đầu.

Nguy cơ bị ung thư dương vật ở nam giới không được cắt bỏ bao quy đầu có thể tăng lên ít nhất 3 lần và nguy cơ này còn tăng cao hơn đối với những nam giới hẹp bao quy đầu.

3 Trường hợp nào nên cắt bao quy đầu?

Trường hợp nào nên cắt bao quy đầu?
Trường hợp nào nên cắt bao quy đầu?

Một số trường hợp được chỉ định cắt bao quy đầu bao gồm:

  • Trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.
  • Trẻ bị viêm quy đầu và viêm bao quy đầu tái phát.
  • Trẻ bị hẹp bao quy đầu bán phần tái phát.
  • Trẻ bị bệnh lý hẹp niệu đạo, lệch lỗ niệu đạo mà cắt bao quy đầu là một phần của quá trình phẫu thuật tạo hình.
  • Xuất hiện u nhú nhọn, lan rộng.

3.1 Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Hẹp bao quy đầu sinh lý không có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Đối với những trường hợp hẹp bao quy đầu bệnh lý không thể làm lộ bao quy đầu và rãnh quy đầu khi kép thì cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Sử dụng corticoid không đáp ứng với trường hợp này do đó cần điều trị bằng phẫu thuật để cắt bỏ bao quy đầu.

3.2 Hẹp bao quy đầu bán phần tái phát

Đây là tình trạng bao quy đầu có thể kéo được về phía gốc dương vật, làm lộ được quy đầu và rãnh quy đầu nhưng xuất hiện tình trạng phù nề tiết dịch.

Chỉ định cắt bao quy đầu trong trường hợp bệnh nhân hẹp bao quy đầu bán phần, đã tái phát nhiều lần, không thể kéo bao quy đầu lại như ban đầu.

3.3 Viêm quy đầu hoặc viêm quy đầu - bao quy đầu tái phát

Đặc điểm của viêm quy đầu hoặc viêm quy đầu - bao quy đầu cấp tính:

  • Quy đầu nổi đỏ.
  • Phù nề.
  • Lỗ của bao quy đầu có mủ chảy ra.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do vi khuẩn Escherichia coli và Proteus vulgaris, một số trường hợp khác có thể liên quan đến tình trạng phát ban cố định do dùng thuốc, viêm da tiếp xúc, bệnh vảy nến.

3.4 Nghẹt bao quy đầu

Nghẹt bao quy đầu
Nghẹt bao quy đầu

Là tình trạng bao quy đầu có thể kéo về phía gốc của dương vật nhưng không thể trở lại tình trạng ban đầu làm cho dương vật bị sưng và đau. Đây là trường hợp cần can thiệp cắt bỏ bao quy đầu để đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng nghiêm trọng.

3.5 Viêm quy đầu xơ tắc

Đây là tình trạng bao quy đầu bị xơ hẹp, nếu không điều trị có thể dẫn đến tình trạng hẹp lỗ tiểu, biến dạng quy đầu, hẹp niệu đạo.

Khi có dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán có phải là một tình trạng bệnh lý hay không, từ đó có hướng xử lý phù hợp. Việc cắt bao quy đầu cho trẻ phụ thuộc vào mức độ hẹp bao quy đầu, và quan trọng nhất là cần được sự đồng ý của gia đình trẻ để có thể tiến hành.

4 Trường hợp nào không được chỉ định cắt bao quy đầu?

Không chỉ định cắt bao quy đầu đối với các đối tượng sau:

  • Trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
  • Trẻ em gặp tình trạng rối loạn đông máu, ưa chảy máu hoặc có tiền sử rối loạn đông máu.
  • Trường hợp trẻ có phần bụng của bao quy đầu ngắn.
  • Có biến dạng gập góc ở lưng dương vật làm cho dương vật bị cong lên trên.
  • Trẻ có lỗ tiểu lệch thấp.
  • Niệu đạo to.
  • Lỗ bao quy đầu to.
  • Dương vật hình chân vịt.

5 Trẻ bao nhiêu tuổi thì cắt bao quy đầu?

Cắt bao quy đầu có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi. Việc thực hiện cắt bao quy đầu ở trẻ dưới 1 tuổi ít có biến chứng gây mê, giảm thời gian nằm viện, chi phí thấp. Ngoài ra, trẻ cũng ít có nguy cơ bị ảnh hưởng tâm lý hơn. [1]

Cắt bao quy đầu cho trẻ 10 tuổi được thực hiện khi tình trạng hẹp bao quy đầu của trẻ không có dấu hiệu được cải thiện, gây nên tình trạng viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của dương vật. Trường hợp cắt bao quy đầu cho trẻ 3 tuổi, 5 tuổi cần được thực hiện nếu có chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, việc cắt bao quy đầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó, độ tuổi cụ thể để tiến hành thủ thuật này cần có hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

6 Hình ảnh cắt bao quy đầu ở trẻ em

Dưới đây là những hình ảnh và video cắt bao quy đầu cho trẻ bạn đọc có thể tham khảo để biết quy trình phẫu thuật.

7 Những biến chứng có thể gặp sau quá trình phẫu thuật

Tỷ lệ xuất hiện biến chứng ở các nghiên cứu là khác nhau. Một số biến chứng phổ biến thường gặp là chảy máu, hẹp lỗ ngoài niệu đạo, nhiễm trùng, dính bao quy đầu, loét phanh bao quy đầu.

7.1 Chảy máu

Chảy máu là biến chứng thường gặp, không gây quá nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân rối loạn đông máu, chảy máu quá nhiều có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Do đó, cần thăm khám lâm sàng, kiểm tra tiền sử rối loạn đông máu của gia đình trước khi tiến hành phẫu thuật.

7.2 Nhiễm khuẩn

Hình ảnh bao quy đầu bị viêm
Hình ảnh bao quy đầu bị viêm

Nhiễm khuẩn là biến chứng phổ biến thường gặp thứ 2 trong quá trình phẫu thuật. Đa số các trường hợp đều không gây hậu quả. Tuy nhiên, cần xem xét trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không, tiến hành làm xét nghiệm nuôi cấy để tìm vi khuẩn gây bệnh, điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh cho trẻ trước khi phẫu thuật.

7.3 Hẹp bao quy đầu tái phát

Đối với những trường hợp cắt bao quy đầu không đủ rộng, trẻ nhỏ dễ gặp tình trạng hẹp bao quy đầu tái phát do đó phải chỉ định cắt bỏ bao quy đầu lần 2.

7.4 Dây chằng da

Dây chằng da có thể làm cho bệnh nhân bị đau do cản trở dương vật dài ra khi cương cứng. Lúc này, cần phải chỉ định cắt bỏ dây chằng da cho trẻ.

7.5 Viêm, hẹp lỗ ngoài của niệu đạo

Đây cũng là một trong những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu.

Nguyên nhân là do quy đầu không còn được bao quy đầu bảo vệ khỏi tác động của vi khuẩn. Viêm loét có thể gây nên tình trạng hẹp lỗ ngoài của niệu đạo. Đối với các trường hợp này, có thể tiến hành nong niệu đạo định kỳ cho bệnh nhân. Chỉ định mổ mở rộng trong trường hợp nong niệu đạo thất bại hoặc bệnh nhân bị hẹp lỗ ngoài niệu đạo hoàn toàn.

7.6 Một số biến chứng khác

Một số biến chứng ít gặp nhưng gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh như nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, viêm gan B,....

Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện những biến chứng không mong muốn, cha mẹ nên lựa chọn địa chỉ cắt bao quy đầu cho con tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn.

8 Chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật cắt bao quy đầu

Một số điều mà cha mẹ cần lưu ý để vết thương của trẻ nhanh phục hồi bao gồm:

  • Mặc quần lót rộng để tránh gây tổn thương và giảm ma sát đối với đầu dương vật.
  • Sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều.
  • Hạn chế làm ướt vùng băng vết thương.
  • Thay băng và vệ sinh vết thương theo hướng dẫn.
  • Không nên cho bé vận động mạnh.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con để vết thương nhanh lành.
  • Cho trẻ đi tái khám trên giấy hẹn.
  • Khi thấy con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sốt, chảy máu vết thương, vết thương tụ mủ, phù nề,... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

9 Một số câu hỏi thường gặp

7.6.1 Cắt bao quy đầu cho trẻ bao lâu thì lành

Thời gian phục hồi vết thương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cơ địa của trẻ, phương pháp phẫu thuật và quá trình chăm sóc sau phẫu thuật.

9.1 Cơ địa của trẻ

Sau khi phẫu thuật, vết thương thường sưng đau, có thể xuất hiện tình trạng chảy máu nhẹ khi trẻ vận động mạnh. Thời gian phục hồi vết thương còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ, những cơn đau sẽ giảm dần sau khoảng 7-10 sau khi phẫu thuật. Nếu trẻ xuất hiện tình trạng đau nhiều, chảy dịch, sưng tấy kèm theo sốt cao thì cha mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để được xử trí kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

9.1.1 Phương pháp phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu phổ biến hiện nay là:

  • Cắt thủ công.
  • Sử dụng máy.
  • Cắt bằng laser.

Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với các trường hợp khác nhau. Thông thường, khi cắt bỏ bao quy đầu bằng phương pháp truyền thống, trẻ cần có nhiều thời gian để hồi phục hơn đồng thời bác sĩ cần nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hơn.

Cắt bằng máy và cắt bằng laser là hai phương pháp hiện đại, trẻ cần ít thời gian hồi phục, quá trình thực hiện cũng ít gây đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên, do tính linh hoạt còn hạn chế, do đó không được chỉ định cho tất cả các trường hợp cần cắt bao quy đầu.

9.1.2 Chăm sóc sau phẫu thuật

Quá trình này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình làm lành vết thương của trẻ. Do đó, cha mẹ cần thực hiện theo đúng những lưu ý mà bác sĩ đã đề cập để đảm bảo an toàn cho trẻ, rút ngắn thời gian hồi phục.

9.2 Chi phí cắt bao quy đầu cho trẻ

Chi phí cắt bao quy đầu sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi trẻ, phương pháp thực hiện và đơn vị thực hiện phẫu thuật.

Chi phí cắt bao quy đầu cho trẻ tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Bạch Mai: Giá thành dao động khoảng 1.000.000 đến 1.500.000 đồng.
  • Bệnh viện Đại học Y: Giá thành dao động khoảng 1.500.000 đến 3.500.000 đồng.

Chi phí cắt bao quy đầu cho trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Nhi đồng 1: Giá thành dao động khoảng 2.000.000 đến 3.500.000 đồng.

9.3 Bệnh viện nào thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ

Phẫu thuật cắt bao quy đầu hiện nay không còn quá nhiều xa lạ, do đó, có nhiều bệnh viện và phòng khám có thể thực hiện được thủ thuật này như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi, bệnh viện Đại học Y,... Cha mẹ nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu cho trẻ.

10 Kết luận

Không phải trường hợp nào cũng cần cắt bao quy đầu. Do đó, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Senol Bicer và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2015). At What Age Range Should Children Be Circumcised?, NCBI. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Trẻ tầm bao nhiêu tuổi thì mới nên cắt bao quy đầu?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Cắt bao quy đầu có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi. Việc thực hiện cắt bao quy đầu ở trẻ dưới 1 tuổi ít có biến chứng gây mê, giảm thời gian nằm viện, chi phí thấp. Ngoài ra, trẻ cũng ít có nguy cơ bị ảnh hưởng tâm lý hơn. Mọi tiểu phẫu cắt bao quy đầu cần phải được thực hiện bởi bác sĩ. Cảm ơn a đã quan tâm ạ!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    0985.729.595