1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ em: triệu chứng và cách điều trị

Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ em: triệu chứng và cách điều trị

Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ em: triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Trẻ em là đối tượng dễ bị tắc lệ đạo nhất,thường do nguyên nhân bẩm sinh. Trẻ bị tắc lệ đạo kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời cũng gây ra sự khó chịu cho trẻ, làm trẻ dễ quấy khóc hơn. 

1 Bệnh tắc lệ đạo là gì?

Lệ đạo là một hệ thống giúp dẫn lưu dịch nước mắt ở mắt, bao gồm lễ lệ, túi lệ, lệ quản, ống lệ - mũi. Nước mắt luôn được sản sinh để bôi trơn và làm sạch nhãn cầu, sau khi làm sạch, chúng được dồn về gốc trong mắt và dẫn qua lệ đạo vào ống lệ - mũi xuống mũi. Như vậy, dịch nước mắt không bị ứ tại nhãn cầu. 

Khi không bị kích thích cảm xúc, trong nhãn cầu luôn có chứa lượng dịch nước mắt nhất định. Dịch nước mắt này sẽ được đào thải nhờ ống dẫn lệ đạo xuống mũi. Tắc lệ đạo là tình trạng tắc trong lệ đạo gây ứ dịch nước mắt. 

Vị trí tắc nhiều nhất thường là ở ống dẫn nước mắt từ lệ đạo xuống mũi. Ứ dịch nước mắt có thể gây ra viêm túi lệ, nhiễm trùng tuyến lệ,... Tình trạng nước mắt chảy nhiều mà không có sự thay đổi cảm xúc (tình trạng buồn bã, đau đớn đến khóc, dị vật bay vào mắt,...) là dấu hiệu của bệnh tắc lệ đạo. 

Trẻ em là đối tượng dễ bị tắc lệ đạo nhất,thường do nguyên nhân bẩm sinh. Trẻ bị tắc lệ đạo kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời cũng gây ra sự khó chịu cho trẻ, làm trẻ dễ quấy khóc hơn. 

Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ
Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ

2 Nguyên nhân gây tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh

Không có điểm lệ: Trẻ không có điểm lệ nên khiến mắt lúc nào cũng ứ nước do bị tắc. 

Rò túi lệ bẩm sinh: lỗ rò này nằm ở vùng da gần góc trong của mắt, lỗ này làm chảy nước mắt ra ngoài gây nên gây nên tình trạng mắt lúc nào cũng ứ nước. 

Tắc ống lệ- mũi bẩm sinh: ống lệ mũi làm nhiệm vụ dẫn lưu nước mắt xuống mũi, trẻ thường hay bị tắc ống mũi - lệ hơn hai trường hợp trên.

Nguyên nhân của tắc ống lệ mũi bẩm sinh còn do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh, thường gặp ở trẻ sinh non. 

Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Nếu tình trạng lâu ngày có thể gây ra viêm kết mạc, chảy mủ nhầy, sưng nề mi mắt. [1]

3 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tắc lệ đạo

Trẻ sơ sinh dù không khóc nhưng hay bị chảy nước mắt và có ghèn mắt.  Đặc biệt ghèn này xuất hiện nhiều vào mỗi sáng khi trẻ thức dậy. Phần góc trong của mắt thường có nhiều ghèn nhất. 

Mi mắt trẻ lúc nào cũng ướt, khe mi lúc nào cũng có thấy nước mắt. Lông mi trẻ bị ướt dính vào nhau. 

Thỉnh thoảng góc mắt bị sưng. 

Vùng da bị tiếp xúc với nước mắt nổi ban đỏ do kích ứng: ban đỏ quanh khóe mắt trong. 

Đỏ mắt.

Nếu quá trình tắc kéo dài, đặc biệt là tắc ở ống lệ - mũi trong lệ đạo khi không được điều trị kịp thời có thể gây ra viêm túi lệ mạn tính. Lúc này bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa để làm thông ống lệ- mũi. 

Nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm trùng tại đường lệ, viêm túi lệ. Đau nhức quanh khóe mắt, thậm chí có mủ thoát ra ngoài nhiều,...

Triệu chứng toàn thân của trẻ khi bị tắc lệ đạo gây viêm có thể làm trẻ hay quấy khóc do đau, khó chịu ở mắt, ngoài ra có thể kèm triệu chứng sốt. [2] 

Triệu chứng tắc lệ đạo bẩm sinh
Triệu chứng tắc lệ đạo bẩm sinh

4 Chẩn đoán tắc lệ đạo bẩm sinh

Hỏi bệnh: hỏi bố mẹ của đứa trẻ để biết được tình trạng và diễn biến bệnh của trẻ, xác định được thời gian bệnh diễn biến có thể cần điều trị dự phòng biến chứng.  

Khám lâm sàng thấy: 

Long lanh nước mắt, mắt có ứa nước, mi mắt có thể dính mủ.

Ấn vào vùng túi lệ có thể gặp trào chất nhầy ra ngoài, trẻ đau và khóc khi bị ấn vào. 

Vùng da xung quanh góc mắt trong đỏ, phù nề, lúc này là biểu hiện bệnh của viêm túi lệ. 

Khám để loại trừ nguyên nhân khác gây chảy nước mắt như Glaucome, quặm mắt. 

Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp bệnh sau: 

Tắc lệ mũi do bất thường ở xương.

Viêm kết mạc sơ sinh.

Quặm bẩm sinh.

Glocom bẩm sinh.

5 Điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh

5.1 Điều trị bảo tồn

Massage vùng túi lệ 2 - 4 lần/ngày, làm mỗi ngày liên tục trong 4 tuần. Cách mát xa cho bé mà người mẹ cần lưu ý để làm đúng: Dùng ngón tay đã được vệ sinh sạch, đặt ngón tay trỏ lên điểm lệ quản chung ở góc trong mắt, vuốt xuống nhiều lần liên tục. Lực massage nên nhẹ nhàng, đảm bảo không gây đau cho con. 

Khi massage sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn, giúp chất lỏng trong túi lệ lưu thông tốt hơn nhờ lực đẩy, dịch được đẩy ra ngoài từ từ. Do đó mẹ cần lưu ý massage cho con khoảng 10 phút một ngày, mỗi ngày thực hiện tầm 6 lần. 

Nếu có dấu hiệu của nhiễm trùng, cần được bác sĩ chỉ định cho dùng kháng sinh. Điều trị tại chỗ bằng kháng sinh nhỏ mắt. 

5.2 Thông lệ đạo

Nếu điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả cao. Cần thực hiện thông lệ đạo cho trẻ. Thường chỉ định thủ thuật thông lệ đạo khi trẻ trên 4 tháng tuổi. 

Thông lệ đạo giúp loại bỏ được các dịch mủ nhầy. Tuy nhiên, có những bé cần phải duy trì thông nhiều lần do bệnh tái  phát. Lúc này, có thể sử dụng phương pháp đặt ống Silicon cho trẻ.

Điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh
Điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh

5.3 Đặt ống Silicon

Chỉ định khi:

Nếu thông lệ đạo 3 lần thất bại, cần đặt ống silicon để dẫn lưu dịch nước mắt. 

Khi trẻ trên 1,5 tuổi.

Que thông lệ đạo có nhiều đoạn bị dừng.

5.4 Thuốc kháng sinh

Nếu con bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ kháng sinh.

5.5 Phương pháp khác

Ngoài ra, phương pháp điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh được sử dụng còn tùy theo độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh: 

Nếu nguyên nhân do màng ngăn ở điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo.

Nếu nguyên nhân do rò túi lệ thì điều trị bằng cách phẫu thuật đóng lỗ dò. 

Nếu nguyên nhân do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì tùy theo độ tuổi các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. [3] 

6 Cách giúp bé thoải mái hơn khi bị tắc lệ đạo

Khi trẻ bị tắc lệ đạo, dịch ứ nhiều và có mủ có thể gây ngứa mắt, khó chịu mắt. Lúc này mẹ người rửa mắt cho con hàng ngày. Cách rửa như sau: sử dụng nước sạch, dùng bông gòn sạch thấm nước rồi lau rửa nhẹ nhàng bên ngoài mắt cho bé, lấy hết các ghèn mắt dính trên khóe mắt và lông mi.

Lau mắt nhẹ nhàng cho bé. Tránh làm kích ứng do da của trẻ rất mềm và mỏng. 

Massage cho bé, giúp các dịch ứ nhầy có thể loại bỏ ra ngoài. Từ đó, trẻ sẽ thoải mái hơn, ăn ngon hơn. 

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như đỏ mắt, sưng nề góc mắt trong thì nên cho bé đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. 

Sau khi điều trị, cũng cần theo dõi và khám lại cho con để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.

7 Case lâm sàng: Tắc lệ đạo 

Đề bài: Một trẻ nữ 2 tuần tuổi tiền sử khỏe mạnh xuất hiện dử vàng ở mắt trái. Mẹ trẻ được khám tiền thai sản trước đó, trẻ được sinh thường và ra viện lúc 48 giờ tuổi. Trong những ngày đầu đời, mẹ để ý mắt trái của trẻ chảy nhiều nước mắt, hiện đã chuyển dử vàng. Phản xạ đỏ ở 2 mắt bình thường, đồng tử 2 bên đều và có phản xạ ánh sáng, không có viêm củng mạc. Trẻ có xuất tiết nhày mủ vùng ổ mắt trái.
➤ Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là gì?
➤ Bước điều trị tiếp theo là gì?

Tóm tắt: Một trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi xuất hiện chảy nước mắt nhiều một bên, sau đó chuyển sang xuất tiết dữ nhày mủ vàng. Củng mạc và kết mạc trẻ bình thường. 

Chẩn đoán có khả năng nhất: Tắc lệ đạo (Tắc ống lệ mũi bẩm sinh/congenital nasolacrimal duct obstruction). 

Bước điều trị tiếp theo: Điều trị ban đầu bao gồm massage vùng lệ mũi và vệ sinh bờ mi. Kháng sinh tại chỗ được dùng thêm khi xuất tiết có mủ. 

8 Phân tích

8.1 Mục tiêu 

1. Biết về tình trạng chảy nhiều nước mắt trong giai đoạn sơ sinh. 

2. Biết các chẩn đoán phân biệt trên một trẻ sơ sinh có viêm kết mạc. 

8.2 Đặt vấn đề 

Trẻ sơ sinh này xuất hiện chảy nhiều nước mắt, sau tiến triển thành nhày mủ dữ vàng, tuy nhiên khám mắt chưa phát hiện thêm bất thường. Trong đó chú ý tới kết mạc không viêm và không kèm tổn thương giác mạc. Điều trị bước đầu bao gồm kháng sinh tại chỗ và massage vùng lệ mũi 2-3 lần mỗi ngày kèm vệ sinh bờ mi bằng nước ấm.

8.3 Định nghĩa

Phù kết mạc (Chemosis): Sưng nề và tích tụ dịch ở bờ lót mí mắt và kết Tắc lệ đạo 

(Dacryostenosis): Một tình trạng ở trẻ sơ sinh gây nên bởi hẹp mạc. hoặc tắc ống lệ. 

9 Tiếp cận lâm sàng 

Đánh giá một trẻ sơ sinh có xuất tiết dử vàng (dịch mủ ở mắt) bao gồm thăm khám kết mạc, củng mạc, và đồng tử 2 bên cũng như đánh giá phản xạ đỏ. 

Trong tắc lệ đạo, các cấu trúc giải phẫu trên hoàn toàn bình thường. Trẻ sơ sinh có tắc lệ đạo thường xuất hiện chảy nước mắt quá mức một hoặc cả 2 bên. Tắc lệ đạo xuất hiện ở 2% tới 6% trẻ mới sinh và gây nên do ống lệ mũi không thể thông thương. Điều trị bao gồm massage ống lệ mũi 2 lần mỗi ngày (đẩy các chất nhầy gần đó ra ngoài) và vệ sinh bờ mi bằng nước ấm. Nếu các chất nhày trở thành nhày mủ tại chỗ, kháng sinh dùng cho vùng mắt sẽ được dùng. 90% tới 96% ca khi bước sang 1 tuổi tắc lệ đạo tự khỏi. Với những ca không tự hồi phục, bác sĩ Nhãn khoa sẽ thông tuyến lệ mũi/lệ tỵ, lúc này đặt ống thông lệ mũi hoặc phẫu thuật tái cấu trúc có thể cần thiết. Nếu xuất hiện Viêm túi lệ (dacryocystitis), cần phải sử dụng kháng sinh đường toàn thân. 

Glaucoma sơ sinh xuất hiện ở 1 trên 100 000 trẻ mới sinh với tam chứng chảy nước mắt, sợ ánh sáng và giật mí mắt (blepharospasm). Bệnh có thể biểu hiện đơn độc hoặc kèm theo các tình trạng khác, bao gồm nhiễm Rubella bẩm sinh, U xơ thần kinh (neurofibromatosis) tuýp 1, mucopolysaccharidosis tuýp 1, hội chứng mắt não thận Lowe, hội chứng Sturge-Weber, hội chứng Marfan, và nhiều bất thường bẩm sinh khác. Tăng áp lực nội nhãn có thể làm căng giãn nhãn cầu và tổn thương giác mạc. 

Nếu viêm kết mạc xuất hiện (Hình 55-1), các đánh giá cần thiết là rất quan trọng. 

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh (Ophthalmia neonatorum, viêm kết mạc ở trẻ mới sinh nhỏ hơn 4 tuần tuổi) rất thường gặp, và do nhiều nguyên nhân gây ra với những tiên lượng khác nhau. Khám lâm sàng thấy sưng nề và đỏ kết mạc, phù nề mí mắt, kèm xuất tiết dịch mắt có thể là mủ hoặc huyết thanh máu. Thời gian xuất hiện, tính chất và số lượng dịch tiết từ mắt sẽ hỗ trợ chẩn đoán. Erythromycin, tetracyclin, hoặc bạc nitrate được dùng tại chỗ để dự phòng tổn thương mắt do lậu cầu, có thể gây viêm kết mạc do hoá chất mức độ nhẹ, thường xuất hiện trong vòng từ 6-12 giờ tuổi và tự khỏi lúc 48 giờ tuổi. Các tác nhân thường gây Viêm kết mạc sơ sinh bao gồm Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis; nhiễm khuẩn Lậu cầu thường biểu hiện từ 2-5 ngày tuổi; trong khi nhiễm Chlamydia rõ nhất khi trẻ 5-14 ngày tuổi. Dịch mắt xuất tiết khi nhiễm Lậu cầu ban đầu gồm huyết thanh -máu sau đó chuyển thành dịch mủ; tình trạng viêm kết mạc và giác mạc sẽ tiến triển thành các biến chứng, có thể là loét giác mạc, viêm mống mắt/thể mi (iridocyclitis), dính mống mắt trước (anterior synechiae), viêm nhãn cầu (panophthalmitis). Kháng sinh đường tĩnh mạch với Ceftriaxone hoặc Cefotaxime, kèm vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên là cần thiết. Viêm kết mạc do Chlamydia nổi bật với tình trạng viêm sụn mi - kết mạc từ nhẹ tới nặng, có thể kèm theo tiết dịch mủ. Một đợt điều trị 2 tuần erythromycin đường uống thường được ưa dùng với nhiễm khuẩn Chlamydia. Vì erythromycin dùng trong giai đoạn sơ sinh gắn liền với nguy cơ hẹp phì đại môn vị ở tuổi này, đồng thuận sau khi giải thích (informed consent) nên được thực hiện trước khi điều trị. 

Hình 55–1. Trẻ sơ sinh có viêm kết mạc. (Courtesy of Kathryn H. Musgrove, MD.) 

10 Câu hỏi lượng giá 

55,1. Một trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi với hẹp lệ đạo phải với dịch tiết mắt mủ nhày xuất hiện kèm khối cứng, sưng nề đỏ, ấn đau, kích thước 1cm ở ngay dưới sống mũi bên phải. Nhiệt độ trẻ hiện tại là 101°F (38.3°C). Điều trị tiếp theo nào dưới đây là phù hợp? 

A. Dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. 

B. Bắt đầu một liệu trình điều trị kháng sinh tại chỗ. 

C. Gợi ý massage và chườm ấm vùng tổn thương. 

D. Cắt rạch và dẫn lưu vùng tổn thương. 

E. Giới thiệu trẻ đến khám phòng khám Nhãn khoa ngoại trú. 

55.2 Một trẻ sơ sinh 8 giờ tuổi xuất hiện viêm kết mạc 2 bên sau khi được chăm sóc thường quy ở nhà trẻ. Bước điều trị tiếp theo phù hợp nhất là? 

A. Điều trị dự phòng với erythromycin tại chỗ. 

B. Cấy bệnh phẩm dịch tiết từ mắt và bắt đầu điều trị kháng sinh theo kết quả cấy. 

C. Bắt đầu vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý. 

D. Bắt đầu kháng sinh đường toàn thân bằng erythromycin. 

E. Bắt đầu kháng sinh đường toàn thân bằng ceftriaxone. 

55,3 Một trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi được mẹ nuôi đưa tới phòng khám bởi trẻ xuất hiện dữ vàng (dịch mủ) 2 bên mắt. Tiền sử thai sản trước sinh của bé không rõ ràng. Khám lâm sàng thấy viêm sụn mi – kết mạc và xuất tiết ở mắt. Câu khẳng định nào dưới đây là đúng? 

A. Điều trị ban đầu bao gồm tiêm bắp ceftriaxone. 

B. Căn nguyên gây bệnh có thể gây Viêm phổi sơ sinh với trẻ từ 1 tới 3 tháng. 

C. Chuyển khám ngay tới bác sĩ Nhãn khoa Nhi được khuyến cáo. 

D. Chườm ấm và massage nhẹ nhàng là điều trị hàng đầu. 

E. Điều trị kháng sinh tại chỗ được ưa dùng hơn. 

55.4 Một trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi xuất hiện chảy nhiều nước mắt phía phải. Mẹ bé nói rằng trẻ sẽ kích thích quấy khóc khi ở phòng có ánh sáng mạnh và dịu đi khi nằm trong phòng tối. Khám lâm sàng thấy 2 bên mắt trẻ không đối xứng, với phía phải kích thước to hơn bên trái. Câu khẳng định nào dưới đây là đúng? 

A. Chườm ấm và massage nhẹ nhàng là điều trị hàng đầu. 

B. Trong đa số các trường hợp, không cần điều trị ngoại khoa. 

C. Trẻ sơ sinh này có các biểu hiện điển hình của Hội chứng Down. 

D. Dùng ngay kháng sinh đường toàn thân sẽ làm giảm các biến chứng. 

E. Chuyển khám ngay tới bác sỹ Nhãn khoa Nhi được khuyến cáo. 

10.1 Đáp án

55.1 A. Trẻ sơ sinh này có Tắc lệ đạo và cần được dùng ngay kháng sinh đường toàn thân (không phải tại chỗ). Điều trị ngoại khoa có thể cần thiết. 

55.2 B. Viêm kết mạc trong vài giờ đầu sau sinh thường gây ra bởi kích ứng do hoá chất. Các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện với mẫu bệnh phẩm là dịch tiết từ mắt; điều trị thường dựa trên các kết quả này. 

55.3 B. Nhiễm khuẩn Chlamydia là nguyên nhân nghĩ đến nhiều nhất gây viêm kết mạc cho bệnh nhân này. Chlamydia trachomatis cũng gây Viêm phổi sơ sinh, thường xuất hiện ở trẻ từ 1 tới 3 tháng tuổi, gồm các triệu chứng như ho, thở nhanh, phổi nghe có rales nhưng không kèm sốt. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có thể thấy tăng lượng bạch cầu ái toan. Một liệu trình kháng sinh erythromycin đường uống từ 14 đến 21 ngày sẽ được sử dụng.

55.4 E. Một bệnh sử chảy nước mắt số lượng nhiều và sợ ánh sáng, kèm biểu hiện phì đại/tăng kích thước giác mạc gợi ý cần đánh giá ngay glaucoma bẩm sinh trên trẻ. 

11 Đúc Kết Lâm Sàng 

Tắc lệ đạo sẽ tự khỏi ở 90%-96% số trẻ mắc. 

Erythromycin, tetracyclin và bạc nitrat bôi tại chỗ có hiệu quả dự phòng với nhiễm trùng mắt do lậu cầu, nhưng không dùng điều trị do nhiễm chlamydia. 

Các biến chứng về mắt gặp trong nhiễm Rubella bẩm sinh bao gồm glaucoma, đục thuỷ tinh thể và bệnh võng mạc. 

Erythromycin đường uống dự phòng cho trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm Chlamydia chưa điều trị không được khuyến cáo rộng rãi, hiệu quả của điều trị chưa được ghi nhận, đồng thời việc sử dụng thuốc có liên quan tới Hẹp môn vị phì đại ở trẻ sơ sinh. 


 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Vincent Iannelli (Ngày đăng 01 tháng 09 năm 2021). Blocked Tear Duct in Children, Verywell Health. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Jonathan H. Salvin (Ngày đăng tháng 10 năm 2019). Tear-Duct Blockage, Kidshealth. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021
  3. ^ SickKids (Ngày đăng 21 tháng 7 năm 2014). Blocked tear ducts, About Kids Health. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Tái khám cho bé khoảng bao lâu?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ em: triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ em: triệu chứng và cách điều trị
    TH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633