1. Trang chủ
  2. Răng Hàm Mặt
  3. FDA cảnh báo: Trồng răng implant có thể gây tổn thương dây thần kinh

FDA cảnh báo: Trồng răng implant có thể gây tổn thương dây thần kinh

FDA cảnh báo: Trồng răng implant có thể gây tổn thương dây thần kinh

Trồng răng implant là kỹ thuật phục hồi răng đã mất tiên tiến nhất hiện nay. Thời hạn sử dụng có thể lên tới 25 năm. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này lại là một vấn đề đáng lo ngại. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về phương pháp trồng răng implant. 

1 Trồng răng implant là gì?

Trồng răng implant là thủ thuật thay thế chân răng bằng một trụ kim loại, giống như vít và thay thế răng bị hư hỏng hoặc bị mất bằng răng nhân tạo có hình dáng và chức năng giống như răng thật.[1]

Phương pháp trồng răng implant là một giải pháp thay thế phù hợp để khôi phục khả năng nhai hoặc thẩm mỹ của hàm răng. Implant là một trụ với đường kính từ 3,5 - 6mm, chiều cao từ 10 - 15mm được chế tạo từ vật liệu titanium, đã được nghiên cứu kiểm nghiệm không gây hại cho cơ thể cũng như không bị tiêu mất trong quá trình sử dụng. Trụ Implant này đóng vai trò như là một chân răng thay thế.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành cấy ghép chân răng implant vào xương hàm, tại vị trí chân răng đã bị mất và nó đóng vai trò như một mỏ neo cho một chiếc răng nhân tạo. Về vật liệu, chân răng implant thường được làm từ titanium và răng nhân tạo thường là răng sứ. Đây đều là những vật liệu thân thiện với con người và có độ bền cao. Răng nhân tạo được chế tác để phù hợp với khuôn hàm và màu răng tự nhiên của người đó. 

Công nghệ trồng răng implant là một trong những phương pháp trồng răng giả tiên tiến bậc nhất hiện nay và được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

2 Ưu nhược điểm của trồng răng implant

Khi bị mất răng, cảm giác khó chịu khi nhai thức ăn hoặc sự xấu hổ về tính thẩm mỹ có thể trở thành mối bận tâm lớn. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn trồng răng implant để giải quyết các vấn đề đó. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, hãy tìm hiểu kỹ về ưu nhược điểm của phương pháp trồng răng implant để không phải hối hận khi trồng implant.[2]

2.1 Ưu điểm

  • Chân răng được làm bằng titan nên vật liệu cấy ghép sẽ không bị trượt, tạo ra tiếng ồn hoặc gây tổn thương xương như phương pháp làm cầu răng hoặc răng giả cố định.
  • Vật liệu có độ bền cao, khó bị phân hủy nên có thể sử dụng trong nhiều năm.
  • Tỷ lệ thành công cao, răng giả mang lại cảm giác tự nhiên và thoải mái
  • Giảm nguy cơ sâu răng và giảm độ nhạy cảm ở các răng xung quanh
  • Có thể trồng nhiều răng thay thế cho nhiều răng đã mất
  • Tính thẩm mỹ cao. Răng sứ ít khi bị xỉn màu và trụ implant không bị gỉ sét
  • Bảo tồn kết cấu xương hàm, giúp xương hàm không bị co lại do mất xương
Trồng răng implant có nhiêu ưu điểm vượt trội
Trồng răng implant có nhiêu ưu điểm vượt trội

2.2 Nhược điểm

  • Không phù hợp với người có xương hàm yếu
  • Chi phí cao hơn một số phương pháp khác
  • Thời gian thực hiện kéo dài, bạn có thể phải đến phòng khám nhiều lần để được kiểm tra trước phẫu thuật và thăm khám phục hồi. Tổng thời gian có thể kéo dài tới 6-12 tháng. 

3 Tác hại của việc trồng răng implant

Giống như các phương pháp phẫu thuật khác, trồng răng implant cũng tiềm ẩn một số rủi ro, bao gồm[3]

  • Có thể gặp chấn thương trong quá trình phẫu thuật, như gãy xương hàm hoặc thủng xoang
  • Kỹ thuật nha sĩ không tốt có thể gây cảm giác răng không chắc chắn hoặc chân răng bị lỏng
  • Có thể gây nhiễm trùng nặng ở bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát.
  • Vết thương chậm lành, có thể xảy ra ở những người hút thuốc
  • Khó làm sạch vùng nướu xung quanh trụ implant, dẫn đến nhiễm khuẩn răng miệng
  • Có thể có cảm giác tê hoặc đau sau phẫu thuật do nguy cơ chèn ép hoặc làm tổn thương dây thần kinh. 

Nếu bạn cảm thấy có mủ hoặc tiết dịch từ chân răng, cảm thấy đau hoặc bị chảy máu khi nhai, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có phương pháp xử trí phù hợp. 

4 Khi nào nên trồng răng implant

Nếu bạn bị mất một hoặc nhiều chiếc răng, phương pháp trồng răng implant có thể là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, bạn cần xem xét qua những tiêu chí sau để biết mình có phù hợp với phương pháp này hay không:

  • Xương hàm đã phát triển đầy đủ
  • Có đủ xương hàm để cố định cấy ghép hoặc có thể ghép xương
  • Có nướu khỏe mạnh
  • Không có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình lành của xương và mô mềm
  • Không hút thuốc lá
  • Có thời gian để thực hiện đầy đủ liệu trình

Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây có thể không đủ điều kiện để thực hiện trồng răng implant:

  • Mắc bệnh tiểu đường và chưa kiểm soát tốt nồng độ Glucose huyết.
  • Có tình trạng rối loạn đông máu
  • Nghiện thuốc lá
  • Mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa xương
  • Đang điều trị ung thư

Ngoài ra, chi phí để trồng răng implant thường cao hơn so với các phương pháp điều trị khác. Nên những người không có bảo hiểm nha khoa hoặc kinh tế khó khăn có thể không đủ điều kiện để thực hiện phương pháp này.

5 Trồng răng implant có bền không?

Trồng răng implant là phương pháp có độ bền cao lên tới hàng chục năm. Trong một nghiên cứu về tuổi thọ của răng implant với hơn 10.000 ca trồng răng implant trong hơn 22 năm. Kết quả về độ bền của răng sau nhiều năm rất khả quan:

  • 98,9% sau 3 năm
  • 98,5% sau 5 năm
  • 96,8% sau 10 năm
  • 94,0% sau 15 năm

Trong một số trường hợp, kỹ thuật trồng răng và quá trình bảo vệ răng tốt có thể giúp kéo dài thời hạn sử dụng răng implant lên tới 25 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Vì thế mà trồng răng implant được các chuyên gia đánh giá là một trong những phương pháp tối ưu bậc nhất hiện nay. 

Răng implant có độ bền lên tới 25 năm
Răng implant có độ bền lên tới 25 năm

Các chuyên gia cho rằng, độ bền vượt trội của răng implant là do: trụ implant được cắm trực tiếp vào xương hàm (giúp cố định và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm) và chất liệu sản xuất trụ là titanium không gỉ. 

Tuy nhiên, có một số trường hợp phải định kỳ kiểm tra và thay thế trụ răng implant vì những lý do sau:

  • Chất lượng trụ implant: Trụ implant không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể bị sai lệch về kích thước hoặc nhanh chóng gỉ sét trong quá trình sử dụng. Từ đó có thể dẫn đến các biến chứng như: nhiễm trùng nướu, chảy máu, lung lay hoặc gãy trụ, sai khớp cắn,... Vì vậy, cần lựa chọn thương hiệu implant uy tín, chất lượng. Điển hình như thương hiệu Nobel Biocare, Tekka, DiO, Mis C1, Straumann SLActive…
  • Kỹ thuật của nha sĩ: Kỹ thuật cấy trụ implant vào xương hàm đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề vững và giàu kinh nghiệm. Nếu cấy sai vị trí có thể gây đau đớn hoặc nhiễm trùng tại khoang miệng, thậm chí có nguy cơ gãy xương hàm.
  • Trang thiết bị: Kỹ thuật trồng răng implant cần có các trang thiết bị hiện đại để đảm bảo quá trình cấy trụ được thực hiện chính xác nhất. Chẳng hạn như máy chụp phim Conebeam CT 3D cho kết quả chụp phim rõ ràng và chi tiết giúp nha sĩ dễ dàng xác định được vị trí cần cấy trụ. 
  • Quá trình chăm sóc răng: Sau cấy ghép, cần chú trọng đến quy trình chăm sóc răng miệng để bảo vệ tốt răng implant. Những ngày đầu sau khi trồng răng implant, bệnh nhân cần chú ý không chà xát mạnh và không nhau ở vùng răng vừa cấy. Ngoài ra, không nên ăn thức ăn quá cứng, quá nóng, quá lạnh hoặc quá dai. Nếu gặp tình trạng đau nhức, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau. Tuy nhiên, không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cần tái khám định kỳ để nha sĩ đánh giá được tình trạng răng và có xử trí phù hợp nếu xảy ra vấn đề không mong muốn. 

6 Trồng răng implant có đau không?

Khi tìm hiểu về phương pháp trồng răng implant, nhiều người lo lắng về mức độ đau đớn của kỹ thuật này. Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét qua các giai đoạn để trồng răng implant:

  • Bước 1: Bệnh nhân được gây tê cục bộ. Các nha sĩ sẽ không bắt bắt đầu quy trình cho đến khi vùng răng bị tê hoàn toàn.
  • Bước 2: Tiến hành tạo ra một khoảng trống trong nướu và xương hàm của bệnh nhân để đặt trụ titan. Các nha sĩ có thể sử dụng Conebeam CT 3D để đặt chính xác các trụ implant. Thời gian để đặt trụ thường diễn ra trong khoảng 7-10 phút.
  • Bước 3:  Theo dõi sự phù hợp của trụ titan và mức độ lành của nướu. Sau đó tiến hành đặt răng sứ vào vị trí của trụ titan.

Hãy chú ý đến bước 1 của quá trình. Về cơ bản, gây tê cục bộ sẽ làm tê liệt các dây thần kinh xung quanh khu vực cấy ghép răng. Khi đó bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau trong quá trình trồng răng implant. Tuy nhiên, với những bệnh nhân quá lo lắng, họ có thể cảm thấy hơi áp lực và một liều thuốc an thần có thể giúp họ trở nên thoải mái hơn.

Sau khoảng 6-7 tiếng từ khi cấy ghép xong, thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau nhức ở hàm răng. Nhưng cảm giác này không kéo dài lâu và bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giảm đau để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. 

7 Trồng răng implant mất bao lâu?

Mặc dù việc cấy ghép trụ implant vào xương hàm có vẻ phức tạp, nhưng hầu hết đều ngạc nhiên về mức độ đơn giản của phương pháp này. Thậm chí một số người còn cho rằng nó dễ dàng hơn so với việc nhổ răng.

Tổng thời gian từ khi bắt đầu thực hiện trồng răng implant đến khi vết thương lành hẳn là khoảng 6 tháng. Trong đó, khoảng thời gian từ khi cấy ghép xong đến khi trụ titan hợp nhất với xương hàm là khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp, tổng thời gian có thể kéo dài hơn do phát sinh một số vấn đề trong quá trình cấy ghép hoặc trong thời gian phục hồi. 

Sau khi cấy trụ titan và trồng răng sứ, bệnh nhân hoàn toàn có thể trở lại làm việc hoặc hoạt động như bình thường và ngày hôm sau. 

8 Bảng giá trồng răng implant

Trồng răng implant là một trong những kỹ thuật nha khoa hiện đại bậc nhất hiện nay. Vì thế giá thành nhìn chung khá cao, đặc biệt là khi làm nhiều răng cùng lúc. 

8.1 Trồng răng implant bao nhiêu tiền 1 cái?

Thông thường chi phí cho một trụ răng implant dao động từ 16 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí này chưa bao gồm chi phí cho việc khám trước khi thực hiện, chi phí lắp răng sứ, chi phí thực hiện các xét nghiệm và chi phí cấy ghép thêm xương (đối với trường hợp thiếu xương hàm). 

Có thể thấy, mức giá cho phương pháp trồng răng implant cao hơn hẳn các phương pháp trồng răng khác. Tuy nhiên, tương ứng với mức giá là chất lượng răng và thời gian sử dụng kéo dài lên đến 25 năm.

Chi phí trồng răng implant cao hơn so với các phương pháp khác
Chi phí trồng răng implant cao hơn so với các phương pháp khác

8.2 Bảng giá trồng răng implant tại Bệnh viện Răng hàm mặt

Tùy thuộc vào thương hiệu sản xuất trụ implant mà mức giá có thể dao động rất lớn. Bạn có thể tham khảo bảng giá cấy ghép implant năm 2020 của Bệnh viện Răng hàm mặt dưới đây:

Dịch vụ Giá 
I. Implant 
1. Loại Implant C1 – Đức15.200.000 / trụ
2. Loại Implant California – Mỹ11.700.000 / trụ
3.Loại Implant Neodent – Thụy Sĩ 11.700.000 / trụ
4.  Loại Implant Straumann – Thụy Sĩ21.000.000 / trụ
5. Loại Implant Hiossen – Mỹ11.700.000 / trụ
6. Loại Implant Dio – Hàn Quốc9.500.000 / trụ
8. Sử dụng máng hướng dẫn Digital 2 triệu VNĐ/1 Implant (1 triệu VNĐ/1 Implant từ Implant  thứ 2 trở đi)
9. Scan Digital500.000/ 1 lượt

Ngoài ra còn có chi phí của các dịch vụ phát sinh như

II. ABUTMENT 
1. Loại Abutment C1 – Đức7.000.000/ răng
2. Loại Abutment California – Mỹ11.700.000/ răng
3. Loại Abutment Neodent – Thụy Sĩ9.500.000/ răng
4. Loại Abutment Straumann – Thụy Sĩ11.700.000/ răng
5. Loại Abutment Hiossen – Mỹ9.500.000/ răng
6. Loại Abutment Dio – Hàn Quốc8.500.000/ răng
7.Loại  Abutment Paltop – Mỹ9.500.000/ răng
III. RĂNG SỨ TRÊN IMPLANT 
1 Loại .Implant – Răng sứ Titanium3.000.000/ răng
2. Loại Implant –  Răng sứ Zirconia5.500.000/ răng
3.Loại Implant – Răng sứ Cercon6.000.000/ răng
IV. GHÉP XƯƠNG – N NG XOANG 
1. Ghép xương nhân tạo (không màng) ở cấp độ I7.000.000/ răng
2.Ghép xương nhân tạo (không màng) cấp độ II9.500.000/ răng
3. Ghép xương nhân tạo màng Collagen cấp độ  I11.500.000/ răng
4. Ghép xương nhân tạo màng collagen cấp độ II14.000.000/ răng
5. Ghép xương nhân tạo màng titan cấp độ I16.500.000/ răng
6. Ghép xương nhân tạo màng titan cấp độ II18.500.000/ răng
7. Ghép xương với khối nhân tạo25.000.000/ vùng
8. Nâng xoang kín ở cấp độ I18.500.000/ vùng

>>>Xem thêm: Bọc Răng Sứ Chi Phí Bao Nhiêu Có Đau Không? 5 Hậu Quả Bọc Răng Sứ

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Mayo Clinic Staff (Ngày đăng: Ngày 29 tháng 01 năm 2019). Dental implant surgery, Mayo Clinic. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 05 năm 2023
  2. ^ Jennifer Archibald (Ngày đăng: Ngày 01 tháng 12 năm 2022). What Are the Benefits and Drawbacks of Dental Implants?, Healthline. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 05 năm 2023
  3. ^ FDA (Ngày đăng: Ngày 29 tháng 10 năm 2021). Dental Implants: What You Should Know, FDA. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 05 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633