1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Bệnh tắc động mạch phổi cấp: chẩn đoán và hướng dẫn điều trị

Bệnh tắc động mạch phổi cấp: chẩn đoán và hướng dẫn điều trị

Bệnh tắc động mạch phổi cấp: chẩn đoán và hướng dẫn điều trị

Trungtamthuoc.com - Thuyên tắc phổi là một mạch máu trong phổi của bạn bị tắc nghẽn. Nó có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị nhanh chóng. [1]

1 Tắc động mạch phổi là gì?

Tắc động mạch phổi là hiện tượng tắc ít nhất một động mạch phổi hoặc nhánh động mạch phổi, thường do huyết khối từ tĩnh mạch sâu di chuyển lên. Đây là một bệnh khá thường gặp tuy nhiên vào trang bị của từng cơ sờ y tế, dù có trang thiết bị đầy đủ, song nếu không nghĩ đến thì không chẩn đoán được tắc động mạch phổi. Bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị phù hợp có tỉ lệ tử vong lên đến 30%.

Thuyên tắc phổi là gì?

Thuyên tắc phổi thường phát sinh từ cục huyết khối bắt nguồn từ hệ thống tĩnh mạch sâu của chi dưới; tuy nhiên, nó cũng hiếm khi bắt nguồn từ các tĩnh mạch chậu, thận, chi trên, hoặc các buồng tim bên phải. Sau khi di chuyển đến phổi, huyết khối lớn có thể đọng lại ở các nhánh của động mạch phổi chính hoặc các nhánh thùy và gây ra tổn thương huyết động. [2] 

Thuyên tắc phổi có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, như tổn thương phổi và lượng oxy trong máu thấp. Việc thiếu oxy cũng có thể gây hại cho các cơ quan khác trong cơ thể bạn. Nếu cục máu đông lớn hoặc động mạch bị tắc nghẽn bởi nhiều cục máu đông nhỏ hơn, tắc mạch phổi có thể gây chết người. [3]

2 Chẩn đoán tắc động mạch phổi như thế nào?

2.1 Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng tắc động mạch phổi có thể khác nhau, căn cứ mức độ liên quan đến phổi, kích thước cục máu đông và yếu tố nguy cơ.

Người bệnh tắc động mạch phổi có thể có một số triệu chứng phổ biến như:

  • Hụt hơi, triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động gắng sức.
  • Đau tức ngực, ở những bệnh nhân tắc động mạch phổi, cơn đau thường nghiêm trọng, gay gắt, cảm giác không thể hít thở sâu. Tình trạng này cũng có thể cảm nhận được kể cả khi người bệnh ho, uốn cong người hoặc cúi xuống.
  • Khi ho ở những người tắc động mạch phổi thường cho ra đờm lẫm máu hoặc có vệt máu.

​Ngoài ra, khi tắc động mạch phổi người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như:

  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều, hạ huyết áp.
  • Sốt, chóng mặt, đổ quá nhiều mồ hôi.
  • Người bệnh bị đau chân, thậm chí nhiều trường hợp còn bị sưng kèm theo, thường diễn ra ở bắp chân do huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Da sạm hoặc đổi màu tím tái cũng là một biểu hiện của người bị tắc động mạch phổi.

Dựa theo thang điểm Wells để hỗ trợ chẩn đoán ở người bệnh nghi ngờ thuyên tắc động mạch phổi như sau:

STTChỉ sốĐiểm
1Người bệnh ho có kèm theo máu1
2Đang mắc bệnh ung thư1
3Đã từng bị tắc động mạch phổi hoặc viêm tắc tĩnh mạch sâu1,5
4

Bị bất động liên tục trên 3 ngày, hoặc phẫu thuật trong vòng 4 tuần gần đây

1,5
5Nhịp tim nhanh trên 100 chu kì mỗi phút1,5
6

Có triệu chứng và biểu hiện của viêm tắc tĩnh mạch sâu

3
7

Các chẩn đoán thay thế khác ít có khả năng hơn là thuyên tắc động mạch phổi

3

Nếu người bệnh có số điểm theo thang điểm Wells lớn hơn 4 thì có nguy cơ cao bị tắc động mạch phổi.

Nếu số điển theo thang điểm Wells từ 4 trở xuống thì nguy cơ bị động mạch phổi thấp, cần làm thử nghiệm D-dimer để thăm dò chẩn đoán.

Tắc động mạch phối có triệu chứng như thế nào?

2.2 Triệu chứng cận lâm sàng của tắc động mạch phổi

Điện tim ở người bệnh tắc động mạch phổi cho thấy nhịp tim nhanh, bất thường sóng ST - T không đặc hiệu.

Khí máu động mạch cho thấy người bệnh nhiễm kiềm hô hấp và shunt pH tăng.

X-quang phổi: Hầu hết các trường hợp bị tắc động mạch phổi đề có bất thường ở xét nghiệm này, tuy nhiên không phải chỉ số đặc hiệu chẩn đoán.

Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới để xác định xem người bệnh có bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân không.

CT thường mạch phổi có thể chẩn đoán nếu thấy huyết khối ở mạch, nếu không cần làm thêm siêu âm Doppler như trên.

MsCT mạch phổi cũng có giá trị chẩn đoán tắc động mạch phổi khi có huyết khối.

Cần phân biệt tắc động mạch phổi với hội chứng vành cấp, viêm phổi - màng phổi, phình tách động mạch chủ, tràn khí màng phổi, phù phổi cấp...

3 Phác đồ điều trị thuyên tắc phổi 

Căn cứ vào tình trạng của người bệnh tắc động mạch phổi và điều kiện thực tế của bệnh viện để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

3.1 Điều trị tắc động mạch phổi không tụt huyết áp

Bệnh nhân bị tắc động mạch phổi không tụt huyết áp cần cho nằm im tại giường từ 1 đến 2 ngày đến lúc thuốc chống đông có hiệu lực.

Xem xét, lựa chọn cho người bệnh hỗ trợ thở oxy nếu SpO2 dưới 95%.

Sủ dụng Enoxaparin để tiêm dưới da với liều 2mg/kg/ngày chia làm 2 lần, dùng trong 5 ngày và INR 2-3 liên tục 2 ngày.

Sintrom khởi đầu với liều 1 mg/ngày, sau 3 ngày tiến hành làm INR, rồi điều chỉnh liều sintrom còn 0,5mg/ngày để INR đạt giá trị từ 2-3. Nếu INR lớn hơn 3 mà người bệnh không bị chảy máu nghiêm trọng thì cần bỏ liều tiếp theo, rồi quay lại với liều giảm đi 1/8 viên.

Bệnh nhân tắc động mạch phổi cần truyền tĩnh mạch bằng NaCl 0,9%, 500ml với tốc độ 20ml/giờ.

Cần điều trị cho bệnh nhân tắc động mạch phổi như thế nào?

3.2 Điều trị tắc động mạch phổi có tụt huyết áp hoặc sốc

Người bệnh tắc động mạch phổi có biểu hiện hạ huyết áp hay sốc nếu bị suy hô hấp cần điều trị hồi sức hô hấp.

Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi cho người bệnh này nơi có thể băng ép.

Sử dụng Heparin liều duy nhất 5000UI trước Actilyse. Sau khi dừng Actilyse, tiếp tục duy trì truyền heparin 500UI/kg/ngày tối thiểu 5 ngày. Liệu pháp truyền heparin được dừng lại khi người bệnh tắc động mạch phổi có đáp ứng với thuốc kháng vitamin K.

Dùng dung dịch Haes-steril 6% theo đường tĩnh mạch với liều 500ml trong 20 phút.

Các đối tượng bệnh nhân tắc động mạch phổi này cần truyền Dobutamin hoặc dopamin liều 5μg/kg/phút tăng mỗi lần 2,5μg/kg/phút sau 10-15 phút.

Thuốc tiêu sợi huyết Actilyse được dùng cho người tắc động mạch phổi không bị chống chỉ định, với liều 0,6mg/kg/20 phút bơm tiêm điện.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh tắc động mạch phổi, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của NHS.UK, Pulmonary embolism, NHS.UK. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Daniel R Ouellette, MD, FCCP, Pulmonary Embolism (PE), Medscape. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, What Is a Pulmonary Embolism?, WebMD. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Tắc động mạch phối có triệu chứng như thế nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh tắc động mạch phổi cấp: chẩn đoán và hướng dẫn điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh tắc động mạch phổi cấp: chẩn đoán và hướng dẫn điều trị
    KA
    Điểm đánh giá: 5/5

    cảm ơn nhân viên nhà thuốc an huy đã tư vấn cho tôi nhiệt tình

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633