1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Suy tim ứ huyết ở trẻ: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Suy tim ứ huyết ở trẻ: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Suy tim ứ huyết ở trẻ: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Các nguyên nhân gây suy tim ứ huyết ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi là nhóm có khả năng mắc bệnh suy tim sung huyết liên quan đến cấu trúc tim. Vậy suy tim ứ huyết ở trẻ có biểu hiện và điều trị thế nào?

1 Suy tim ứ huyết là gì?

Suy tim là một hội chứng lâm sàng gồm một loạt các triệu chứng thứ phát sau khi chức năng tim bị suy yếu, làm tim không đủ khả năng bơm máu phục vụ các nhu cầu của cơ thể. 

Có nhiều nguyên nhân gây suy tim ứ huyết ở trẻ

Cơ chế suy tim sung huyết

Khi tim không đáp ứng đủ, cơ thể cố gắng bù đắp theo nhiều cách khác nhau. Tim đập nhanh hơn để mất ít thời gian nạp lại hơn sau khi nó co lại - nhưng về lâu dài, máu lưu thông ít hơn và nỗ lực nhiều hơn, khiến tim đập nhanh. Tim cũng to ra một chút để có chỗ cho máu. Phổi chứa đầy chất lỏng, gây ra tình trạng khó thở. Thận, khi không nhận đủ máu, bắt đầu giữ nước và natri, có thể dẫn đến suy thận. Nếu chất lỏng tích tụ ở tay, chân, mắt cá chân , bàn chân, phổi hoặc các cơ quan khác, cơ thể sẽ bị tắc nghẽn. Suy tim sung huyết là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng bệnh.[1] [2]

2 Nguyên nhân gây suy tim

Có rất nhiều nguyên nhân làm chức năng tim bị suy yếu, gồm các bệnh hệ thống, một loạt các tình trạng tim và một số khiếm khuyết di truyền.

Các nguyên nhân gây suy tim ứ huyết ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi là nhóm có khả năng mắc bệnh suy tim sung huyết liên quan đến cấu trúc tim. Ở trẻ lớn hơn, suy tim ứ huyết có thể do hẹp van động mạch chủ, co thắt động mạch chủ, rối loạn chức năng cơ tim, tăng huyết áp, suy tim. Hiếm gặp trường hợp trẻ bị suy tim do rối loạn nhịp tim dẫn đến thiếu máu cục bộ.

Suy tim ứ huyết xảy ra khi tim không còn khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. Thông thường, tim có thể tăng cường đáp ứng nhu cầu cơ thể bằng tăng nhịp tim, tăng co bóp của tâm thất hoặc tăng cường tải trước. Khi nhu cầu về tim vượt quá phạm vi của cơ chế bù sinh lý thì các dấu hiệu của suy tim ứ huyết xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân gây suy tim ứ huyết ở trẻ.

Ở trẻ bị suy tim có nhiều rối loạn có thể dẫn đến tăng nhu cầu tim hoặc suy giảm chức năng tim. Nguyên nhân tim mạch gồm các rối loạn nhịp tim, bệnh tim cấu trúc và rối loạn chức năng cơ tim. Các nguyên nhân không do tim gồm quá trình làm tăng tải trước, tăng huyết áp, thiếu máu, tăng nhu cầu do nhiễm trùng huyết.

3 Biểu hiện của suy tim ứ huyết

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim sung huyết ở trẻ lớn hơn gần giống với người lớn. Không kể nguyên nhân, biểu hiện đầu tiên của suy tim ứ huyết là nhịp tim nhanh khó thở là một dấu hiệu phổ biến của bệnh suy tim ở trẻ. [3]

Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân sẽ có dấu hiệu tắc nghẽn tĩnh mạch. Nếu trẻ suy tim trái thì thường liên quan đến các dấu hiệu tắc nghẽn tĩnh mạch phổi. Còn nêu suy tim phải thì các dấu hiệu sẽ liên quan đến tắc nghẽn tĩnh mạch hệ thống.

Ở giai đoạn sau của suy tim ứ huyết được đặc trưng bởi dấu hiệu cung lượng tim thấp. Thông thường, suy tim ứ huyết với cung lượng tim bình thường thì gọi là suy tim có bù, còn nếu cung lượng tim không đủ thì được coi là mất bù.

Triệu chứng suy tim ứ huyết thay đổi theo độ tuổi của trẻ. Ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu tắc nghẽn tĩnh mạch phổi thường bao gồm thở nhanh, suy hô hấp, và khó khăn khi bú. Nếu trẻ bị tắc nghẽn tĩnh mạch bên phải sẽ có triệu chứng đặc trưng như gan lách to.

Còn với trẻ lớn hơn, khi tắc nghẽn tĩnh mạch bên trái sẽ gây thở nhanh, suy hô hấp, thở khò khè. Hoặc gan lách to, rối loạn tĩnh mạch cảnh, phù, cổ trướng hay tràn dịch màng phổi nếu tắc nghẽn tĩnh mạch bên phải. Ở trẻ lớn bị suy tim xung huyết không bù có thể gây thở nhanh, suy hô hấp hoặc có thể lạnh tay chân, đau bụng, nôn, chóng mặt và ngất.

Chẩn đoán suy tim ứ huyết dựa vào triệu chứng và các xét nghiệm.

4 Chẩn đoán suy tim ứ huyết

Để chẩn đoán suy tim ứ huyết ở trẻ, trước hết ta dựa vào các triệu chứng lâm sàng của trẻ như trên, rồi kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng.

Ở trẻ suy tim ứ huyết khi chụp X-quang cho thấy tim to, phù phổi hay tắc nghẽn tĩnh mạch phổi bất thường.

Đồng thời khi cho trẻ điện tâm đồ (ECG) thấy nhịp tim bị rối loạn, buồng tim giãn.

Hay khi siêu âm tim thì thấy van và vách ngăn tim bất thường, mạch máu lớn, sức co bóp cơ tim và phân suất tống máu giảm.

5 Điều trị suy tim ứ huyết cho trẻ

Việc điều trị suy tim ứ huyết rất khó khăn, đôi khi rất nguy hiểm nếu không biết rõ về nguyên nhân cơ bản gây bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị cần lưu ý và tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh. Mục tiêu điều trị suy tim ứ huyết gồm:

  • Điều trị nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ.
  • Cải thiện việc cung cấp oxy cho tim.
  • Làm tăng khả năng co bóp cơ tim.
  • Cải thiện trình trạng ứ đọng tuần hoàn phổi và hệ thống và kháng lực ngoại biên.

5.1 Điều trị cấp cứu suy tim ứ huyết

Trước tiên, nếu trẻ đang được truyền dịch cần phải ngừng ngay, đồng thời phải kiểm tra áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) của trẻ. Chỉ số CVP bình thường từ 4 đến 10 cmH2O, nếu chỉ số này lớn hơn 10 thì có thể sức co bóp của tim bị giảm.

Sau đó, cho trẻ thở oxy qua ống thở cannula, nếu trẻ bị phù phổi phải thở áp lực dương liên tục hoặc thở máy.

Đồng thời, cho trẻ nằm cao đầu lên, hoặc mẹ bế nếu trẻ còn nhỏ để giảm kích thích.

Cho trẻ tiêm tĩnh mạch chậm thuốc lợi tiểu furosemid với liều từ 1 đến 2 mg/kg, không dùng khi trẻ bị chèn ép tim do tràn dịch màng ngoài tim.

Tiêm tĩnh mạch bằng Digoxin ngay sau khi dùng thuốc lợi tiểu ngoại trừ trẻ có nhịp tim chậm, blốc nhĩ thất, tràn dịch màng tim và bệnh cơ tim phì đại. Liều sử dụng mỗi ngày của Digoxin được tính theo tuổi và cân nặng của trẻ như sau:

Với trẻ sơ sinh thiếu tháng mỗi 24 giờ dùng từ 10 đến 20µg/kg còn trẻ sơ sinh đủ tháng thì dùng 30µg/kg.

Các bé mới sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi mỗi 24 giờ dùng liều 35µg/kg.

Các bé từ 12 tháng tuổi đến 10 tuổi mỗi 24 giờ dùng từ 20 đến 40µg/kg.

Các bé trên 10 tuổi thì mỗi 24 giờ dùng 0,5mg.

Chia liều Digoxin thành 3 lần dùng, đầu tiên tiêm tĩnh mạch chậm 1/2 liều, sau đó 8 giờ lại tiêm 1/4 liều và 1/4 liều cuối cùng vào giờ thứ 16.

Sau 12 giờ kể từ khi dùng liều tấn công thì cho trẻ dùng với liều duy trì bằng ¼ tổng liều tấn công mỗi ngày, và chia làm 2 lần. Nếu trẻ có đáp ứng tốt thì chuyển sang dùng theo đường uống. Đồng thời, trong quá trình điều trị theo dõi nồng độ Digoxin trong máu sao cho duy trì từ 0,5 – 2ng/ml và Kali máu, ECG để tránh gây độc.

Nếu trẻ bị ngộ độc Digoxin sẽ có triệu chứng nôn ói, nhịp tim chậm chỉ dưới 100 lần/phút hoặc có hiện tượng ngoại tâm thu.

Điều trị cấp cứu suy tim ứ huyết cho trẻ.

Nếu trẻ bị suy tim và tụt huyết áp thì cho trẻ sử dụng thuốc tăng sức co bóp cơ tim Dopamine hoặc Dobutamine.

Với Dopamine thì cho trẻ dùng với liều từ 3 đến 5µg/kg mỗi phút.

Nếu trẻ bị phù phổi, có bệnh cơ tim hoặc không có hiệu quả với dopamine thì dùng  dobutamine với liều từ 3 đến 10 µg/kg mỗi phút.

Trường hợp trẻ bị rối loạn nhịp tim chậm thì cho trẻ dùng Isuprel với liều  từ 0,05 đến 0,1µg/kg mỗi phút.

Nếu trẻ có tình trạng cao huyết áp thì áp dụng theo phác đồ điều trị cao huyết áp.

Ngoài ra, các thuốc giãn mạch, giảm kháng lực ngoại biên được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bác sĩ tim mạch có thể căn cứ vào tình trạng bệnh của trẻ mà cho dùng Captopril để giảm tải sau. Thuốc được dùng với liều khởi đầu từ 0,15 đến 0,2 mg/kg, sau đó dùng với liều duy trì là 1,5 đến 2 mg/kg trong 24 giờ.
  • Hoặc cho trẻ sử dụng Isosorbide Dinitrate với liều ngậm dưới lưỡi là 0,5 mg/kg để giảm tải trước nếu cần cấp cứu suy tim, phù phổi.
  • Trường hợp trẻ có thân nhiệt trên 38oC thì sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn để giảm công suất cơ tim đang suy. Hay nếu trẻ bị thiếu máu nặng với chỉ số HCT dưới 20% thì truyền tốc độ chậm 5 đến 10mL/kg hồng cầu lắng.
  • Ngoài ra, cần điều trị nguyên nhân suy tim tùy từng đối tượng như rối loạn nhịp, thấp tim, viêm phổi hay rối loạn điện giải và cân bằng acid - base.
  • Tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của suy tim và các bệnh đi kèm mà bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Các phẫu thuật có thể xảy ra bao gồm ghép tim, định hình lại tim, thay thế toàn bộ hay 1 phần chức năng tim.

5.2 Điều trị tiếp theo và đề phòng tái phát

Sau khi đã điều trị cấp cứu cho trẻ xong cần lưu ý giảm lượng dịch đưa vào cơ thể chỉ bằng 3/4 nhu cầu hàng ngày. Đồng thời cho trẻ ăn nhạt hơn, giảm lượng natri, bổ sung thêm kali đặc biệt khi trẻ có dùng thuốc lợi tiểu quai và digoxin.

Nếu trẻ không ăn được, cần ưu tiên chọn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ qua sonde dạ dày, vì phương pháp này an toàn hơn so với nuôi ăn bằng tĩnh mạch.

Trong chế độ ăn của trẻ cần đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi có tác dụng chống oxy hóa và tốt cho tim mạch.

Không cho trẻ sử dụng các thức ăn, đồ uống kích thích vì chúng có thể khiến tình trạng suy tim ở trẻ trở có thể tái phát và nghiêm trọng hơn.

Trong suốt quá trình điều trị và sau điều trị phải kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp tim, điện tâm đồ, ion trong máu, lượng nước xuất nhập của cơ thể. Đồng thời, định kỳ cho trẻ đi khám lại theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Hướng dẫn trẻ tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, hạn chế nguy cơ hình thành máu đông. Lưu ý, không được tập những môn thể thao gắng sức như chạy bộ, nâng tạ…

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn phát hiện kịp thời và có phương pháp chăm sóc trẻ suy tim ứ huyết phù hợp

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Congestive Heart Failure and Heart Disease, WebMD. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Hopkinsmedicine, Congestive Heart Failure: Prevention, Treatment and Research, Hopkinsmedicine. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: ELIZABETH D. BLUME ,MICHAEL D.FREED, STEVEN D. COLAN, Nadas' Pediatric Cardiology (Second Edition), Chapter 7, Sciencedirect. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    trẻ lớn bị suy tim xung huyết không bù có thể gây triệu chứng gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Suy tim ứ huyết ở trẻ: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Suy tim ứ huyết ở trẻ: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    YT
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633