1. Trang chủ
  2. Nội tiết - Đái Tháo Đường
  3. Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị suy thượng thận mạn tính

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị suy thượng thận mạn tính

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị suy thượng thận mạn tính

Trungtamthuoc.com - Có đến 90% người suy thượng thận mạn tính có tình trạng hạ huyết áp, mức độ tùy thuộc vào mức tổn thương thượng thận của người đó. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp tư thế, mạch yếu, có thể gây sốc trụy mạch... Vậy cần làm gì khi bị suy thượng thận mạn tính?

1 Suy thượng thận mạn tính là gì

Suy thượng thận mạn tính là suy thượng thận do sự phá hủy hoặc rối loạn chức năng của toàn bộ vỏ thượng thận. Nó ảnh hưởng đến chức năng và nồng độ của glucocorticoid và mineralocorticoid trong cơ thể. Bệnh thường khởi phát với 90% hoặc hơn vỏ thượng thận bị rối loạn chức năng hay bị phá hủy.[1]

2 Nguyên nhân của suy thượng thận mạn tính

Nguyên nhân phổ biến nhất suy thượng thận mạn tính là suy tuyến thượng thận tự miễn vô căn do teo tự miễn, xơ hóa và thâm nhiễm lymphocytic của vỏ thượng thận, thường là do tủy thượng thận. Bệnh teo tuyến thượng thận tự miễn vô căn và bệnh lao chiếm gần 90% các trường hợp mắc bệnh Addison.

Suy thượng thận nguyên phát cũng có thể do hội chứng đa nhân tự miễn. Bệnh nhân mắc hội chứng đa nhân tự miễn như bệnh đa nhân dây thần kinh tự miễn loại 1 bệnh nấm đa nang, bệnh nấm candida, thiếu máu ác tính...

Nhồi máu tuyến thượng thận hai bên do xuất huyết hoặc huyết khối tĩnh mạch thượng thận cũng có thể dẫn đến suy thượng thận.

Nhiều tác nhân gây bệnh có thể tấn công các tuyến thượng thận và kết quả gây suy thượng thận như bệnh lao, nhiễm nấm và nhiễm trùng liên quan đến HIV...

Suy thượng thận mạn tính nguyên nhân là gì?
Suy thượng thận mạn tính nguyên nhân là gì?

Thuốc có thể gây suy thượng thận bằng cách ức chế sinh tổng hợp cortisol, đặc biệt là ở những người có tuyến yên bị hạn chế như: Aminoglutethimide, Etomidate, Ketoconazol và Metyrapone...

Các nguyên nhân khác của suy thượng thận nguyên phát như: cắt bỏ tuyến thượng thận 2 bên, rối loạn di truyền, bệnh Wolman...

Suy thượng thận thứ phát có thể do bất kỳ quá trình bệnh lý nào ảnh hưởng đến tuyến yên trước và can thiệp vào bài tiết ACTH. Sự thiếu hụt ACTH có thể được phân lập hoặc xảy ra liên quan đến sự thiếu hụt hormone tuyến yên khác. Suy thượng thận cũng có thể bất kỳ quá trình liên quan đến vùng dưới đồi và can thiệp vào bài tiết CRH. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là sử dụng glucocorticoids tổng hợp ức chế trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như có khối u, gen di truyền...

3 Triệu chứng lâm sàng của suy thượng thận mạn tính

Bệnh thường xảy ra từ từ trong thời gian dài mới xuất hiện triệu chứng, đó là nguyên nhân dẫn đến chẩn đoán vào giai đoạn muộn. Cho đến khi 90% vỏ thượng thận bị phá huỷ mới xuất hiện rõ các triệu chứng, hay khi có các yếu tố như: căng thẳng, nhiễm trùng, phẫu thuật, chấn thương, suy thượng thận cấp...

Ban đầu, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, triệu chứng này xuất hiện sớm nhưng mọi người có thể bỏ qua mà không để ý. Người bệnh suy thượng thận mạn mệt cả thể chất, tinh thần, nó thường xuất hiện ngay khi bệnh nhân ngủ dậy và nặng hơn về chiều. Đặc biệt khi hoạt động gắng sức người bệnh càng mệt, còn có thể không đi lại được. Tình trạng này có thể khiến người bệnh chậm chạp, trầm cảm, vô cảm, suy giảm chức năng sinh dục.

Người suy thượng thận mạn tính có thể dần dần mất cân do mất muối - nước, cùng với đó là sự suy giảm của hệ thống tiêu hóa, ăn kém, không ngon miệng. Người bệnh có thể đau bụng lan tỏa, cùng với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy gây mất nước, lại tác động ngược trở lại khiến bệnh nặng hơn.

Bệnh nhân suy thượng thận mạn tính có hiện tượng xạm da nâu đồng điển hình, đặc biệt là vùng da hở, cọ xát nhiều hay sẹo non. Ở các nếp gấp bàn tay, bàn chân khớp gối, khuỷu của người bệnh có màu nâu đậm, có khi đen. Đầu ti và bộ phận sinh dục sậm màu, niêm mạc miệng, lợi có những đốm màu đen.

Người suy thượng thận mạn tính bị sạm da.
Người suy thượng thận mạn tính bị sạm da.

Có đến 90% người suy thượng thận mạn tính có tình trạng hạ huyết áp, mức độ tùy thuộc vào mức tổn thương thượng thận của người đó. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp tư thế, mạch yếu, có thể gây sốc trụy mạch...

Không những thế, suy thượng thận mạn tính có thể khiến người bệnh bồn chồn, lú lẫn, thờ ơ, thiếu tập trung đôi khi bị kích thích...

Ngoài ra, ở trẻ em khi bị bệnh này có thể có biểu hiện đường huyết thấp, tình trạng này ít gặp hơn ở người lớn. Người bệnh thường gặp triệu chứng này khi bỏ bữa, quá bữa, nhiễm trùng hay nôn mửa...[2]

4 Điều trị suy thượng thận mạn tính như thế nào?

4.1 Điều trị hormon thay thế khi suy thượng thận trung bình

Cho người bệnh uống Hydrocortison với liều mỗi ngày từ 0,5 đến 1 mg/kg phụ thuộc vào sự thiếu hụt, giới tính và cân nặng của người bệnh. Liều Hydrocortison trên được chia thành 2 lần, sáng uống 2/3 của liều đó, và chiều 1/3 liều còn lại.

Nếu bệnh nhân bị nhiễm  trùng, chấn thương, hay phải phẫu thuật thì cần tăng Hydrocortison lên với liều bằng 2 đến 3 lần liều thông thường trên. Có thể tiêm cho bệnh nhân nếu họ không uống được, xem xét tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hay truyền tĩnh mạch.

Cho bệnh nhân uống Fludrocortison với tên biệt dược là Florinef với liều ban đầu từ 0,05 đến 0,1mg mỗi ngày, uống buổi sáng. Liều duy trì thông thường của fludrocortison là 0,05 đến 0,2mg mỗi ngày.

Bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp, suy tim sung huyết, phù nếu dùng Fludrocortison liều cao, do đó có thể được đề nghị giảm liều phù hợp.

4.2 Điều trị cơn suy thượng thận cấp trong suy thượng thận mạn tính

Trước tiên, cho bệnh nhân dùng Hydrocortisol sodium phosphat hoặc sodium succinat để tiêm tĩnh mạch liều 100mg, cứ cách 6 tiếng lại tiêm 1 lần cho tới khi họ ổn định.

Điều trị suy thượng thận mạn tính
Điều trị suy thượng thận mạn tính

Sau đó tiếp tục dùng nhưng giảm liều còn 50 mg mỗi 6 giờ, duy trì như vậy trong 4 đến 5 ngày và có thể xem xét cho bệnh nhân dùng Mineralocortisol khi cần.

Trường hợp phát hiện bệnh nhân có biến chứng thì phải tăng Hydrocortisol lên tới 200 đến 400mg mỗi 24 tiếng. Trong quá trình này phải theo dõi huyết áp, tim mạch, Glucose máu, điện giải để tránh biến chứng khác xảy ra.[3]

Sau khi bệnh nhân ổn định, tiến hành điều trị duy trì như sau:

  • Hydrocortisol được uống mỗi ngày 2 lần, buổi sáng uống từ 15 đến 20 mg, sau đó vào lúc 16h đến 17h trong ngày lại dùng với liều 10 mg. Người bệnh có thể được xem xét tăng liều khi có căng thẳng, stress, hay nhiễm trùng, chấn thương...
  • Fludrocortison chỉ uống 1 liều duy nhất trong ngày vào lúc 8 giờ sáng với liều từ 0,05 đến 0,1 mg.
  • Song song với đó, chúng ta cần điều trị các bệnh khác nếu phát hiện ra, hay nguyên nhân gây suy thận mạn tính.

Trên đây là các thông tin cơ bản về suy thượng thận mạn tính, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: George T Griffing, MD (Ngày đăng: ngày 11 tháng 3 năm 2020). Addison Disease, Medscape. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: By Mayo Clinic Staff (Ngày đăng: ngày 24 tháng 11 năm 2020). Addison's disease, Mayoclinic. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Am Fam Physician (Ngày đăng: ngày 1 tháng 4 năm 2014). Addison Disease: Early Detection and Treatment Principles, American Family Physician. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phòng tránh bệnh suy thượng thận mạn tính như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị suy thượng thận mạn tính 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị suy thượng thận mạn tính
    VH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633