1. Trang chủ
  2. Nội tiết - Đái Tháo Đường
  3. Suy thượng thận cấp: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Suy thượng thận cấp: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Suy thượng thận cấp: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Người bệnh suy thượng thận cấp có thể  khởi phát do nhiễm phải các vi khuẩn như: Streptococcus, Pseudomonas, Mycobacteria, hay nấm, ký sinh trùng hoặc virus HIV, Herpes Simplex... Những bệnh nhân bị tổn thương, sau phẫu thuật, dùng thuốc nhuận tràng, ỉa chảy hay lợi tiểu nhiều cũng gây ra suy thượng thận cấp tính.

1 Suy thượng thận cấp là gì?

Suy thượng thận cấp là một tình trạng cấp cứu, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Suy thượng thận cấp được coi là một trong những trường hợp khẩn cấp nội tiết do thiếu hoặc không sản xuất hormone chính của tuyến thượng thận cortisol, glucocorticoid. Nếu nhận biết sớm và xử trí kịp thời có thể cứu sống bệnh nhân và khả năng sống sót của người bệnh cũng cao hơn.[1]

2 Nguyên nhân gây suy thượng thận cấp

Suy thượng thận cấp có thể xảy ra tiên phát hoặc thứ phát sau các bệnh hay yếu tố khác. Trong đó, các nguyên nhân gây suy thận cấp có nguồn gốc tại thượng thận gồm:

Người bệnh suy thượng thận cấp có thể khởi phát do nhiễm phải các vi khuẩn như: Streptococcus, Pseudomonas, Mycobacteria, hay nấm, ký sinh trùng hoặc virus HIV, Herpes Simplex... Những bệnh nhân bị tổn thương, sau phẫu thuật, dùng thuốc nhuận tràng, ỉa chảy hay lợi tiểu nhiều cũng gây ra suy thượng thận cấp tính.

Suy thượng thận do nguyên nhân trước thận, tại thận hay sau thận.
Suy thượng thận do nguyên nhân trước thận, tại thận hay sau thận.

Những bệnh nhân có tình trạng xuất huyết và u máu hai bên thượng thận có thể do rối loạn đông máu hay đông máu rải rác trong lòng mạch. Thậm chí là do người bệnh mắc phải những bệnh gây đông máu như ung thư, các bệnh máu điều trị bằng thuốc chống đông... Xuất huyết thượng thận hai bên có thể do dùng thuốc kháng thượng thận chứa OP'DDD, hay trẻ mắc hội chứng Waterhouse-Friderichsen gây mất máu...

Suy thượng thận cấp do rối loạn bẩm sinh tổng hợp hormon thượng thận bẩm sinh. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sau khi sinh được vài ngày. Lúc này trẻ có tình trạng chán ăn, nôn, mất nước, trụy tim mạch có thể dẫn đến tử vong khi không được điều trị kịp thời.

Suy thượng thận cấp do sử dụng các thuốc như: Aminoglutéthimide, Ketoconazol, Rifampicin, Gardenal, Dihydan...

Người bệnh bị suy thượng thận cấp với nguyên nhân xuất phát từ vùng dưới đồi và tuyến yên như: U tuyến yên cần phẫu thuật, hội chứng Sheehan, tràn máu tuyến yên...[2]

3 Chẩn đoán suy tuyến thượng thận cấp

3.1 Các triệu chứng lâm sàng của suy thượng thận cấp

Người bệnh suy thượng thận cấp sẽ có một số rối loạn tiêu hóa như đau vùng thượng vị rồi lan khắp bụng, có thể nôn hoặc buồn nôn. Các triệu chứng đó có thể sẽ nhầm với bệnh ngoại khoa tuy nhiên, lúc này khám bụng của bệnh nhân thấy vẫn mềm.

Khi đã suy thương thận cấp, người bệnh hay bị mệt lả thậm chí là hôn mê, nhưng có khi lại kích thích, nói sảng, nhầm lẫn. Biểu hiện nặng của bệnh đó là trụy tim mạch, huyết áp giảm nhanh, mạnh nhanh, tay chân lạnh toát.

Không những thế, người bệnh có thể bị mất nước với các dấu hiệu sụt cân, đau cơ, thân nhiệt cao mặc dù không phát hiện nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh suy thượng thận cấp còn có thể bị đau cơ, đau khớp, đau đầu.

Suy thượng thận cấp chẩn đoán như thế nào?
Suy thượng thận cấp chẩn đoán như thế nào?

3.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán suy thượng thận cấp

Bệnh nhân bị mất nước, điện giải nên khi làm điện giải đồ thấy Na+ và Cl- giảm, còn K+ tăng lên, có thể Ca++ cũng tăng. Từ đó làm sóng điện tim có T cao nhọn đối xứng, lúc đi kèm với QRS giãn rộng ra và block nhĩ thất.

Đồng thời, ở bệnh nhân suy thượng thận cấp thấy protid trong máu và HCT tăng lên, có thể tăng cả bạch cầu ái toan.

Đo đường huyết bệnh nhân thấy giảm, có khi còn rất thấp gây ra các biến chứng thần kinh.

Có khi thấy bệnh nhân bị nhiễm toan máu và có biểu hiện của thiếu máu.

4 Điều trị suy tuyến thượng thận cấp

4.1 Nguyên tắc điều trị suy thượng thận cấp

Bệnh nhân suy thượng thận cấp cần truyền dịch để duy trì ven, ban đầu truyến cho người bệnh nước muối sinh lý.

Rồi tiêm cho người bệnh Hydrocortison hemisuccinat pha theo chỉ dẫn với liều 100mg tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.

Tiếp theo đó, điều trị chuyên khoa cho bệnh nhân suy thận cấp gồm bù nước - điện giải và điều trị bằng hormon thay thế.

Suy thượng thận cấp điều trị như thế nào?
Suy thượng thận cấp điều trị như thế nào?

4.2 Điều trị cụ thể suy thượng thận cấp

Trước tiên, truyền dung dịch muối đẳng trương với liều 1 lít mỗi 4 đến 6 tiếng, tương đương 24 tiếng trung bình là 4 lít. Trường hợp người bệnh có hiện tượng trụy mạch cần kiểm tra liên tục áp lực tĩnh mạch trung ương và truyền dịch có trọng lượng lớn hay máu toàn phần.

Điều trị bằng hormon thay thế cho bệnh nhân suy thận cấp gồm:

  • Hydrocortison hemisuccinat có thể dùng để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, thông thường tiêm bắp cho người bệnh với liều mỗi 4 đến 6 tiếng là 100mg. Trừ khi bệnh nhân bị nặng thì mỗi giờ tiêm 100mg.
  • Tiêm bắp dùng dịch Desoxycorticosteron acetat có hàm lượng 10mg, tiêm cho bệnh nhân với liều 5mg mỗi 24 giờ. Nếu bệnh nhân bị nặng thì ngoài cung cấp dịch như trên, sẽ tiêm bắp bằng Desoxycorticosteron acetat liều 5mg mỗi 12 giờ, có khi lên đến 10mg.

Trong 24 giờ đầu tiên, cần theo dõi sát người bệnh, không đươc di chuyển bệnh nhân nhiều.

  • Cứ mỗi tiếng lại kiểm tra tình trạng mất nước, mạch, thân nhiệt, nước tiểu và hồi phục tri giác đến đâu.
  • Cứ mỗi 4 đến 6 tiếng lại điện giải đồ, kiểm tra đường huyết, creatinin huyết, protid máu toàn phần và thành phần máu. Căn cứ vào mức độ biểu hiện của người bệnh có thể làm các xét nghiệm cấy máu, X-quang để tìm nguyên nhân gây bệnh...

Các ngày sau đó sẽ giảm liều dần Hydrocortioson hemisuccinat, bằng cách tiêm liều ít hơn và ngắt quãng. Sau 4 đến 6 ngày, chuyển cho người bệnh uống hydrocortison rồi dùng liều duy trì 30mg mỗi ngày.[3]

Trong một số trường hợp, bệnh nhân được đề nghị tĩnh mạch liên tục, khởi đầu với liều 25mg rồi truyền liên tục 50-100mg mỗi ngày. Bệnh nhân sẽ cho đáp ứng lâm sàng thường nhanh, sau 24-48 giờ là có thể chuyển sang dạng uống.

Song song với việc điều trị cấp cứu như trên cần bổ sung vitamin để nâng cao sức khỏe người bệnh, điều trị nguyên nhân. Đồng thời có thể cho bệnh nhân dùng thêm thuốc bảo vệ gan.

Trên đây là các thông tin về cấp cứu suy thượng thận cấp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của UCLA Health (Ngày đăng: ngày 29 tháng 7 năm 2021). Acute Adrenal Crisis (Addisonian crisis), UCLA Health. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Brent Wisse, MD (Ngày đăng: ngày 5 tháng 6 năm 2019). Acute adrenal crisis, Medline Plus. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Ghada Elshimy, Venu Chippa, Jordan M. Jeong (Ngày đăng: ngày 1 tháng 10 năm 2021). Adrenal Crisis, NCBI. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 3 Thích

    Dự phòng suy thượng thận cấp như thế nào?


    Thích (3) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Suy thượng thận cấp: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Suy thượng thận cấp: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    LA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (3)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595