1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Suy thận cấp ở trẻ em: nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Suy thận cấp ở trẻ em: nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Suy thận cấp ở trẻ em: nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Trungtamthuoc.com - Suy thận cấp là hội chứng cấp tính, hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vậy suy thận cấp có nguyên nhân là gì? Điều trị ra sao?

1 Suy thận cấp tính là gì?

Suy thận cấp tính là một hội chứng trong đó sức lọc cầu thận suy giảm đột ngột từ vài giờ đến vài ngày và có khả năng hồi phục. 

2 Nguyên nhân gây suy thận cấp tính

Có đến 60% suy thận cấp tính là do nguyên nhân trước thận. Trong đó thận bị giảm tưới máu như hạ huyết áp, giảm thể tích, suy tim, suy gan…

Suy thận cấp tính do nguyên nhân tại thận chiếm khoảng 35%. Có thể gặp trong các trường hợp nhu mô thận bị tổn thương do hoại tử, viêm cầu thận, rối loạn mô liên kết…

Còn lại có khoảng 5% là suy thận cấp tính do nguyên nhân sau thận. Bệnh thường gặp ở các bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt. chức năng bàng quang suy giảm hay tắc nghẽn đường niệu...

Trẻ em bị suy thận cấp thường do nguyên nhân trước thận khi bị mất nước, sốc nhiễm trùng hoặc sau khi viêm cầu thận cấp.[1]

Suy thận cấp ở trẻ chủ yếu là do nguyên nhân trước thận.
Suy thận cấp ở trẻ chủ yếu là do nguyên nhân trước thận.

3 Biểu hiện của suy thận cấp

Hầu hết các bệnh nhân khi khởi phát bệnh đều có biểu hiện tiểu ít hoặc không có nước tiểu. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận cấp ở trẻ mà bệnh nhi sẽ có những biểu hiện có thể không giống nhau.

Nếu trẻ bị suy thận cấp do các nguyên nhân trước thận thì thường có biểu hiện mất nước như mạch nhanh, hạ huyết áp, da và niêm mạc khô.

Trong khi đó những trẻ bị suy thận cấp do nguyên nhân tại thận, thường có nước tiểu màu đỏ, sẫm màu, thậm chí là đái ra máu. Không những thế, nếu có sỏi trẻ còn cảm thấy đau vùng thắt lưng, thiểu niệu, tăng huyết áp và phù…

Những trẻ bị suy thận cấp bởi nguyên nhân sau thận thường có biểu hiện của tắc nghẽn đường tiết niệu như đau lưng, thận to do ứ nước. Đồng thời ở vùng bàng quang bị đau tức, tiểu buốt, tiểu rắt…

Nếu trẻ bị suy thận cấp nặng có thể thấy khó thở, mệt mỏi, nôn, co giật và hôn mê.

Trẻ suy thận cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể có biến chứng suy tim, phù phổi, loạn nhịp tim, nhiễm toan chuyển hóa, xuất huyết tiêu hóa. Nếu nặng hơn có thể biến chứng lên não gây co giật, hôn mê, ure máu cao.

Thiểu niệu hoặc vô niệu là triệu chứng hầu hết trẻ suy thận cấp gặp phải.
Thiểu niệu hoặc vô niệu là triệu chứng hầu hết trẻ suy thận cấp gặp phải.

4 Chẩn đoán suy thận cấp

Suy thận cấp có thể được chẩn đoán nếu có bất kỳ một trong những biểu hiện sau:

Nồng độ creatinin huyết thanh tăng lên và có giá trị lớn hơn 0,3 mg/dL trong 48 giờ.

Hoặc creatinine tăng lên 1,5 lần giá trị cơ sở trong 7 ngày qua. 

Hoặc lượng nước tiểu bài tiết ra dưới 0,5 ml/kg mỗi giờ trong 6 giờ. 

5 Điều trị suy thận cấp ở trẻ

5.1 Nguyên tắc điều trị suy thận cấp

Trong điều trị suy thận cấp, ta phải điều trị nguyên nhân. Trong đó, loại bỏ các nguyên nhân trước và sau thận rất quan trọng vì nếu điều trị kịp thời sẽ hồi phục hoàn toàn. Nhưng nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến suy thận cấp nguyên nhân tại thận.

Đồng thời phải thiết lập lại cân bằng nước và điện giải, cân bằng acid - base của trẻ suy thận.

Không những thế, ở trẻ suy thận cấp do có sự thay đổi huyết áp bất thường nên cần phải kiểm soát huyết áp chặt chẽ.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, giảm được đạm xuống.

Suy thận cấp sau thận, cần tìm nguyên nhân, tiến hành giải áp, thường có thể phẫu thuật.

5.2 Loại bỏ và điều trị suy thận cấp trước thận

Trong trường hợp này trẻ thường có dấu hiệu mất nước hoặc không có bằng chứng quá tải. Nếu khó chẩn đoán là suy thận cấp trước hay tại thận thì căn cứ vào kết quả chỉ số CVP. Nếu trẻ có CVP thấp dưới 4cm H2O, thì trẻ bị suy thận trước thận.

Lúc đó bắt đầu cho trẻ điều trị với Normal saline hoặc Lactate Ringer với liều 20ml/kg, tốc độ nhanh trong 1 giờ. Thông thường, sau khi truyền dịch trẻ sẽ cải thiện và bắt đầu có nước tiểu. Nếu sau khi truyền xong mà vẫn có nước tiểu và không có biểu hiện quá tải thì có thể truyền dung dịch điện giải lần hai với liều 10-20ml/kg, truyền trong 1 giờ.

Nếu trẻ không còn biểu hiện của thiếu dịch mà vẫn chưa có nước tiểu thì có thể tiêm tĩnh mạch chậm Furosemide với liều 2 mg/kg. Nếu không có kết quả, thì tiếp tục dùng Furosemid lần 2 với liều 4-10 mg/kg, tiêm với tốc độ dưới 4 mg/phút để hạn chế nguy cơ độc tai. Nếu vẫn không tiểu thì không dùng Furosemid và điều trị như suy thận cấp tại thận.

Cần loại bỏ nguyên nhân trước thận và sau thận trong điều trị suy thận cấp.
Cần loại bỏ nguyên nhân trước thận và sau thận trong điều trị suy thận cấp.

5.3 Phương pháp điều trị suy thận cấp tại thận ở trẻ nhỏ

Trường hợp này cần hạn chế dịch, chỉ bù lượng nước mất không nhận biết. Nếu trẻ có biểu hiện quá tải thì tạm thời không cung cấp thêm dịch. Nếu trẻ không có biểu hiện bị quá tải thì thêm dịch với lượng như sau: Số dịch cần bổ sung bằng 300 - 400 ml/m2 da trong 24 giờ hoặc bằng 1/5 dịch cơ bản, với lượng nước bị mất bao gồm nước tiểu, ói, tiêu chảy… Sau mỗi 12 giờ phải đánh giá lại để điều chỉnh lượng dịch thêm vào cơ thể.

Không bổ sung thêm Kali trừ khi có bằng chứng cho thấy dấu hiệu hạ kali máu Đồng thời, cũng cần hạn chế cung cấp thêm natri từ 1 đến 2 gam mỗi ngày. Nếu giảm natri máu thường chỉ cần hạn chế dịch.

Nếu trẻ có triệu chứng cao huyết áp, tăng kali máu thì điều trị theo phác đồ của bộ y tế.

Nếu trẻ bị nhiễm toan máu có pH dưới 7,2, đồng thời không có biểu hiện của hiện tượng quá tải thì bổ sung Bicarbonate.

Thông thường, hiện tượng thiếu máu trong suy thận cấp là do máu bị pha loãng nên không cần truyền máu. Chỉ khi bị tán huyết với lượng hemoglobin nhỏ hơn 7g/dL, có thể cân nhắc truyền máu nhưng cần thận trọng để tránh quá tải. Nếu truyền máu thì truyền hồng cầu lắng 5-10 ml/kg thật chậm trong 3 đến 4 giờ. Nếu trẻ bị thiếu máu kèm hiện tượng quá tải thì chỉ truyền máu trong lúc chạy thận.

Không được cho trẻ dùng thuốc gây độc cho thận, cần điều chỉnh liều phù hợp với từng đối tượng.

Chế độ ăn của trẻ cần được chú ý, tổng lượng calo nên từ 35 đến 50 kcal/kg mỗi ngày. Mỗi ngày, lượng kali giới hạn ở mức 40 mEq, Phospho giới hạn ở mức 800mg, và tránh dùng hợp chất Magie.[2]

Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho trẻ suy thận.
Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho trẻ suy thận.

Nếu trẻ có dấu hiệu quá tải, tăng kali máu nặng, toan máu không cải thiện hay có hội chứng ure máu cao nên chỉ định lọc thận hay thẩm phân phúc mạc.

Hy vọng bài viết này giúp ích cho các bạn để phát hiện và điều trị đúng bệnh suy thận cấp kịp thời ở trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Sharon Phillips Andreoli (Ngày đăng: tháng 2 năm 2009). Acute kidney injury in children, NCBI. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Dilys A. Whyte, MD; Richard N. Fine, MD (Ngày đăng: ngày 1 tháng 9 năm 2008). Acute Renal Failure in Children, American Academy of Pediatrics. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    suy thận cấp có biểu hiện gì?


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Suy thận cấp ở trẻ em: nguyên nhân, biểu hiện và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Suy thận cấp ở trẻ em: nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
    HH
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên giao hàng thân thiện, giao hàng nhanh, gói hàng cẩn thận

    Trả lời Cảm ơn (2)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595