1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Triệu chứng đặc trưng của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh đó là tăng nhịp thở. Kèm theo đó là dấu hiệu như nghẹt mũi, thở ngực bụng di chuyển ngược chiều co rút liên sườn hoặc dưới da, và tím tái do thiếu oxy trầm trọng. Nếu không được can thiệp kịp thời trẻ có thể bị ngừng hô hấp. Vậy suy hô hấp ở trẻ sơ sinh triệu chứng và điều trị như thế nào?

1 Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là gì?

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là hội chứng tập hợp một hoặc nhiều dấu hiệu của việc rối loạn chức năng phổi, gây khó khăn trong quá trình trao đổi khí. Đây là một trong những chứng bệnh phổ biến cả trên trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng, nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.

2 Nguyên nhân gây suy hô hấp trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, có thể nguyên nhân ngoài phổi và nguyên nhân tại phổi. Trẻ có thể bị suy hô hấp do một hoặc nhiều nguyên nhân phối hợp.

Người ra thấy rằng trẻ sinh non, nước ối nhuộm phân su, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, viêm màng đệm có nguy cơ bị suy hô hấp cao hơn.

Suy hô hấp có thể do trẻ sơ sinh có dị tật như lỗ rò khí quản, sự cô lập phế quản - phổi và u nang phế quản. Hay do bào thai dị tật phổi nhu mô như u nang phế quản bẩm sinh hay giảm sản phổi do thoát vị hoành nghiêm trọng, phát triển.

Trẻ sơ sinh thiếu tháng bị suy hô hấp do biến chứng lúc sinh gây tăng huyết áp phổi sơ sinh, bệnh màng trong, loạn sản mao mạch phế nang. Thậm chí là những trẻ sơ sinh đủ tháng, phổi đã phát triển toàn diện nhưng bị nhiễm trùng, hít phải phân su lúc sinh cũng có thể gây suy hô hấp.

Trẻ cũng có thể bị suy hô hấp do hậu quả của tắc nghẽn đường thở, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh cơ hay thành ngực bất thường, nhiễm trùng huyết...[1]

Có nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Có nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

3 Triệu chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng đặc trưng của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh đó là tăng nhịp thở. Thông thường, nhịp hô hấp của trẻ sơ sinh trong mỗi phút từ 40 đến 60 nhịp. Nhịp thở nhanh tức là nhịp thở trong mỗi phút của trẻ nhiều hơn 60 nhịp. Nhịp thở nhanh là cơ chế bù cho hội chứng tăng CO2 máu, giảm O2 máu và nhiễm toan chuyển hóa, hô hấp.[2]

Không những thế, trẻ còn có dấu hiệu như nghẹt mũi, thở ngực bụng di chuyển ngược chiều co rút liên sườn hoặc dưới da, và tím tái. Khi chức năng thông khí của thở kém, sức cản đường thở cao làm tăng sử dụng các cơ khoang liên sườn, xương ức và bụng dẫn đến hiện tượng co kéo. Lúc này, do hậu quả của việc thiếu oxy máu làm trẻ bị tím tái và nhiễm toan hô hấp. Nếu không được can thiệp kịp thời trẻ có thể bị ngừng hô hấp.

Nếu trẻ có tắc nghẽn đường thở, sức cản đường thở tăng cao sẽ có biểu hiện ra hơi thở ồn ào. Dựa vào âm thanh thở mà cho gợi ý tắc nghẽn đường thở.

  • Nếu trẻ thở rống, âm thanh ngáy khàn khàn cho thất trẻ bị tắc nghẽn mũi họng.
  • Tiếng thở rít, hơi thở cao cho thất sự tắc nghẽn ở thanh quản.
  • Tiếng thở khò khè, âm cao, đa âm nghe như hết hơi cho thất trẻ bị tắc nghẽn khí quản.
  • Khi âm thở nghe ran ẩm cho thấy thông khí phổi kèm, viêm phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi.

Không những thế, trẻ còn có thể có hiểu hiện thờ ở, bú kém, hạ thân nhiệt và hạ đường huyết. Nếu trẻ bị suy hô hấp mà không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng lên não hay tim…

Suy hô hấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
Suy hô hấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

4 Điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, điều quan trọng là phải phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ, trước tiên phải điều trị triệu chứng tránh tai biến. Sau đó tìm và điều trị nguyên nhân gây suy hô hấp, điều trị hỗ trợ và phòng bệnh tái phát.

4.1 Điều trị cụ thể suy hô hấp trẻ sơ sinh

Điều quan trọng, cấp bách nhất là cần chống suy hô hấp do thiếu oxy ở trẻ. Nếu trẻ có tắc nghẽn đường thở cần làm thông đường thở, hút đờm dãi cho trẻ. Cho trẻ nằm ngửa ra phía sau và kể một chiếc gối mỏng ở dưới vài đồng thời xoa vào lưng trẻ khoảng 10 giây để kích thích thở.

Tùy vào mức độ suy hô hấp của trẻ mà cung cấp oxy cho trẻ bằng các phương pháp phù hợp để sao cho duy trì SaO2 từ 90 đến 96%. Có thể cung cấp oxy cho trẻ qua ống thông, mặt nạ, hay cho thở áp lực dương liên tục qua mũi.

Trẻ bị suy hô hấp một thời gian do thiếu oxy sẽ dẫn đến toan máu. Mới đầu trẻ có biểu hiện nhiễm toan hô hấp, rồi chuyển biến thành nhiễm toan chuyển hóa sau đó là toan hỗn hợp mất bù. Để chống nhiễm toan máu cần bù kiềm cho trẻ bằng dung dịch Natribicarbonat 14 % hoặc 42% theo cân nặng cho trẻ. Hoặc có thể đẩy CO2 ra ngoài bằng máy thở.

Một vấn đề rất quan trọng nữa trong điều trị suy hô hấp ở trẻ là phải duy trì thân nhiệt của trẻ ổn định. Vì nếu trẻ sốt hay giảm thân nhiệt sẽ làm mất nước, giảm năng lượng, gia tăng nhiễm toan máu, suy hô hấp nặng hơn tạo thành vòng bệnh lý luẩn quẩn. Lúc này cần để trẻ ở phòng có nhiệt độ 28 độ C, độ ẩm 40% và nhiệt độ cơ thể luôn duy trì trong khoảng từ 36,5 đến 37o độ C. Nếu thân nhiệt của trẻ cao hơn 38,5 độ C thì cho trẻ dùng Paracetamol để hạ sốt với liều 10 mg/kg/lần, có thể dùng nhắc lại sau 4 - 6 giờ.[3]

duy trì thân nhiệt của trẻ ổn định
Duy trì thân nhiệt của trẻ ổn định

Khi bị suy hô hấp làm thiếu oxy khiến cơ thể gia tăng chuyển hóa yếm khí làm trẻ bị thiếu năng lượng. Tình trạng này lâu dần khiến trẻ bị kiệt sức. Do đó để chống kiệt sức cho trẻ cần phải truyền năng lượng vào qua tĩnh mạch hoặc đường miệng. Nên cho trẻ ăn bằng sữa mẹ là tốt nhất, chia làm nhiều lần. Năng lượng cần cung cấp hàng ngày cho trẻ là 120 kcal/kg/ngày, riêng trẻ đẻ non thì mỗi ngày từ 130 - 140 kcal/kg. Nếu trẻ không bú được vì khó thở có thể cho trẻ ăn qua sonde dạ dày. Nếu mẹ không đủ sữa, trẻ không hấp thu được thì truyền nhỏ giọt tĩnh mạch cho trẻ Glucose 10% với liều 50 - 60 ml/kg.

Đồng thời, trẻ bị mất nước nhiều do thở nhanh hay sốt nên cần cung cấp đủ nước cho trẻ. Lượng nước cung cấp hàng ngày chỉ vừa đủ, không quá nhiều để tránh bị ngộ độc nước, suy thận.

Nếu trẻ có tình trạng nhiễm khuẩn thì cần làm kháng sinh đồ và điều trị theo đó, nếu không có phải dùng kháng sinh phổ rộng để điều trị cho trẻ.

Đồng thời, tìm nguyên nhân gây suy hô hấp cho trẻ để điều trị triệt để. Nếu trẻ có thoát vị hoành, teo thực quản hay tắc mũi sau cần phải can thiệp ngoại khoa.

4.2 Phòng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, trước tiên trong quá trình mang thai mẹ cần đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ngủ nghỉ điều độ và tránh lao động nặng.

Đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai
Đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai

Định kỳ đi khám thai theo chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện các dị tật gây biến chứng suy hô hấp ở trẻ.

Trong lúc sinh mẹ cần được theo dõi liên tục, tránh để trẻ hít phải phân su, ngạt khi đẻ.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn phát hiện sớm các nguy cơ gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh để điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Suzanne Reuter , MD, Chuanpit Moser , MD và Michelle Baack , MD (Ngày đăng: tháng 10 năm 2014). Respiratory Distress in the Newborn, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Suzanne Reuter, Chuanpit Moser, Michelle Baack (Ngày đăng: tháng 10 năm 2014). Respiratory distress in the newborn, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Am Fam Physician (Ngày đăng: Ngày 1 tháng 10 năm 2007). Newborn Respiratory Distress, American Family Physicial. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là gì?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    PA
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633