1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Suy gan cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Suy gan cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Suy gan cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Trungtamthuoc.com - Bệnh suy gan cấp là một trong các bệnh lý nguy hiểm nhất trong các vấn đề về gan. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tổn thương hàng loạt tế bào gan. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh suy gan cấp qua bài viết sau. 

1 Định nghĩa suy gan cấp

Suy gan cấp là tình trạng tế bao gan bị tổn thương với số lượng lớn chỉ trong một thời gian ngắn (vài ngày đến vài tuần) khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng với các biểu hiện cấp tính như: vàng da, rối loạn đông máu, hôn mê gan, suy đa tạng,...

Tỷ lệ tử vong ở những người bị suy gan cấp không được điều trị hợp lý rất cao, tới 50-90% tổng số ca mắc. 

Suy gan cấp là gì?
Suy gan cấp là gì?

2 Nguyên nhân gây bệnh suy gan cấp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy gan cấp tính. Ví dụ như

2.1 Do vi sinh vật

Các virus gây viêm gan như A, B, C, D, E là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm gan cấp, trong đó chủ yếu là do virus viêm gan B gây ra. Ngoài ra, một số loại virus khác cũng có nguy cơ khiến người bệnh bị viêm gan cấp như: Cytomegalovirus, Herpes,...

Một số loại vi khuẩn ở bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn cũng làm tăng tỉ lệ tổn thương ở gan và nâng cao nguy cơ bị suy gan cấp lên tới 20-25%.

Kí sinh trùng sốt rét, sán lá gan hay một số loại giun kí sinh trong cơ thể người cũng được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng suy gan cấp.

2.2 ​​Do ngộ độc thuốc

Ngộ độc thuốc Tây, trong đó Paracetamol thuốc hay gây ra tình trạng ngộ độc nhất khi dùng quá liều cho phép hoặc không giảm liều ở bệnh nhân nghiện rượu, chức năng gan suy giảm. Sử dụng paracetamol với các thuốc chuyển hóa qua enzyme Cytochrome 450 cũng làm tăng nguy cơ ngộ độ gây suy gan cấp.

Một số loại thuốc có thể gây ngộ độc khác như: Isoniazide, Rifampicin, NSAIDs, Sulphonamides, Phenytoin, Tetracycline, Allopurinol, Ketoconazole, IMAO,...

Các loại thuốc Đông y, thuốc có nguồn gốc thảo dược cũng có nguy cơ gây ngộ độc dẫn đến suy gan cấp.

Nấm mốc, điển hình là nấm Amianita phalloides hay mắc gan nhiễm mỡ, tắc mạch lớn ở gan cũng là nguyên nhân gây ngộ độc gan. [1] 

3 Triệu chứng và chấn đoán suy gan cấp

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Trước khi bị suy gan cấp, bệnh nhân thường khỏe mạnh và hầu như không có biểu hiện bệnh lý nặng.

Triệu chứng suy gan cấp gồm các dấu hiệu khởi phát của bệnh là mệt xỉu, buồn nôn, chán ăn. Sau đó là các triệu chứng đặc trưng trên lâm sàng như

Da và niêm mạc vàng rõ rệt một cách nhanh chóng.

Nước tiểu sẫm màu hơn bình thường.

Có thể xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não,... do rối loạn đông máu.

Bệnh nhân có thể có hội chứng não gan ở nhiều mức độ.

Biến chứng sang suy thận cấp nếu không xử trí kịp thời.

Một số tình trạng nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,...

Tử vong do suy đa tạng.

Vàng da là triệu chứng điển hình của suy gan cấp
Vàng da là triệu chứng điển hình của suy gan cấp

3.2 Cận lâm sàng

3.2.1 Xét nghiệm sinh hóa, huyết học

Để chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của suy gan cấp, các xét nghiệm sinh hóa, huyết học cần thực hiện là:

Xét nghiệm bilirubin máu tăng, trên 250mmol/l là bệnh rất nặng.

Chỉ số men gan AST và ALT tăng cao khi tế bào gan bị tổn thương nặng.

Xét nghiệm máu thấy hạ đường máu, hạ natri máu, hạ Magie máu, kiềm hô hấp, toan chuyển hóa.

Xét nghiệm nước tiểu tăng ure, creatinin.

3.2.2 Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm ổ bụng để xác định kích thước gan và loại trừ một số bệnh mạn tính khác.

Chục cắt lớp não để xác định có phù não hay xuất huyết não nếu có.

3.2.3 Xét nghiệm tìm nguyên nhân 

Lấy nước tiểu, máu xác định và định lượng độc chất.

Huyết thanh chẩn đoán virus, vi khuẩn gây bệnh

Kháng thể tự miễn khi nghi ngờ viêm gan tự miễn.

Dựa vào các biểu hiện và xét nghiệm sinh hóa để chẩn đoán xác định suy gan cấp.

Cần lưu ý tránh nhầm lẫn với một số tình trạng khác như ngộ độc thuốc an thần gây ngủ, hạ đường huyết, tai biến mạch máu não, đợt cấp ở bệnh nhân bệnh gan mạn tính,...

4 Xử trí viêm gan cấp

4.1 Nguyên tắc xử trí

Viêm gan cấp không có cách điều trị đặc hiệu, các biện pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ và nâng cao chức năng gan và các cơ quan bị suy chức năng khác, kết hợp với điều trị các biến chứng có thể xảy ra trong thời gian tế bào gan chưa hồi phục hoặc trong thời gian chờ ghép gan.

4.2 Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu

Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm độc gan do paracetamol cần dừng sử dụng tất cả các loại thuốc đang uống, gây nôn cho bệnh nhân và cho họ uống than hoạt.

Truyển dịch Glucose 10% để tránh bệnh nhân bị tụt đường huyết.

Đưa bệnh nhân tới khoa hồi sức tích cực của bệnh viện ngay lập tức. Cần đảm bảo tư thế nằm, việc hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân trong quá trình di chuyển.

Xử trí viêm gan cấp
Xử trí viêm gan cấp

4.3 Xử trí tại bệnh viện

4.3.1 Các biện pháp hồi sức cơ bản

Để bệnh nhân nằm cao đầu (30- 45 độ) nếu không bị tụt huyết áp.

Theo dõi tri giác và đường kính đồng tử của người bệnh.

Hồi sức hô hấp bằng cách đặt nội khí quản, thở máy,... nếu cần.

Hồi sức tuần hoàn bằng cá sử dụng dịch keo để đảm bảo duy trì thể tích tuần hoàn. Sử dụng thuốc vận mạch noradrenalin nếu huyết áp còn thấp khi đã bù đủ dịch.

4.3.2 Điều trị chống phù não 

Manitol 20%: truyền tĩnh mạch trong 15 phút liều 0,5g/kg, nếu áp lực thẩm thấu không tăng trên 320 mosm/l thì truyền lặp lại liều trên.

Truyền dung dịch muối NaCl 3% để duy trì Na máu trong khoảng 145-155mmol/l

Trong quá trình này cần theo dõi và kiểm soát áp lực nội sọ sát sao, đảm bảo áp lực nội sọ dưới 25mmHg và áp lực tưới máu não trong khoảng 50 - 80mmHg.

Nếu bệnh nhân bị kích thích, co giật và đau thì cho sử dụng pentobarbital (liều đầu 3 - 5mg/kg, sau đó duy trì 1 - 3 mg/kg/giờ).

Một số biện pháp hồi sức cơ bản khác tùy trường hợp:

Dự phòng chảy máu 

4.3.3 Các biện pháp hồi sức cơ bản khác

Dự phòng chảy máu đường tiêu hóa bằng thuốc kháng H2 liều cao.

Điều chỉnh cân bằng nước - điện giải.

Truyền glucose 10%, 20% để tránh hạ đường máu hoặc tăng đường máu quá mức.

Điều trị rối loạn đông máu.

Ưu tiên bổ sung dinh dưỡng bằng đường miệng đảm bảo đủ năng lượng 35-40Kcal/kg và 0,5-1g protein/kg mỗi ngày.

Nếu bệnh nhân nhiễm trùng do rối loạn chức năng bạch cầu đa nhân trung tính và tế bào Kuffer cần cho sử dụng kháng sinh diệt khuẩn đường ruột chọn lọc hoặc kháng sinh toàn thân.

Có thể cho bệnh nhân dùng thuốc nhuận tràng nếu cần thiết.

4.4 Các biện pháp điều trị lọc máu hỗ trợ gan ngoài cơ thể

Đây là cách để loại bỏ các chất độc sản sinh trong quá trình chuyển hóa, hỗ trợ hoạt động của gan và một số cơ quan khác trong kkhi chức năng gan chưa đủ hồi phục để đảm nhận chức năng này hoặc chờ ghép gan.

Bệnh nhân suy gan cấp có biến chứng suy thận cấp cần lọc máu liên tục.

Khi bilirubin trên 250mmol/l và/hoặc PT trên 100 giây cần thay huyết tương.

Liệu pháp gan nhân tạo để hỗ trợ chức năng khử độc của gan.

4.5 Điều trị theo nguyên nhân

Suy gan cấp do ngộ độc paracetamol: cho bệnh nhân dùng N-acetylcysteine 140mg/kg liều ban đầu, sau đó cách mỗi 4 giờ dùng nhắc lại một liều 70 mg/kg. Dùng 17 liều.

Suy gan cấp do bệnh lý tự miễn dùng corticoid.

Suy gan cấp do virus cần dùng thuốc kháng virus. [2] 

Ghép gan là phương pháp phục hồi gan tổn thương
Ghép gan là phương pháp phục hồi gan tổn thương

Nếu bệnh có tiên lượng xấu, chức năng gan không hồi phục thì cần tiến hành ghép gan.

Chống chỉ định ghép gan với các đối tượng nhiễm khuẩn gan không kiểm soát được, suy đa tạng và chết não.

5 Phòng bệnh suy gan cấp

Dùng các thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là paracetamol đúng liệu lượng, không dùng liều cao với khoảng cách mỗi lần quá gần nhau.

Phát hiện sớm và điều trị tích cực cho bệnh nhân bị viêm gan do thuốc, do virus, vi khuẩn và các nguyên nhân khác.

Chú ý khi dùng các loại thuốc gây hại cho gan, đặc biệt không dùng quá liều Acetaminophen.

Ngừng uống rượu nếu bạn có vấn đề về gan.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm vắc xin viêm gan A và B. [3] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ William Bernal, MD, và Julia Wendon, MB, Ch.B. (Ngày đăng 26 tháng 12 năm 2013). Acute Liver Failure, NEJM. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Niraj J. Shah, Amor Royer, Savio John (Ngày đăng 19 tháng 7 năm 2021). Acute Liver Failure, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Chuyên gia của Cedars-Sinai. Acute Liver Failure, Cedars-Sinai. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Điều trị bệnh suy gan cấp như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Suy gan cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Suy gan cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí
    LH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633