1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Sụp mi mắt: nguyên nhân, phân loại và điều trị sụp mi

Sụp mi mắt: nguyên nhân, phân loại và điều trị sụp mi

Sụp mi mắt: nguyên nhân, phân loại và điều trị sụp mi

Trungtamthuoc.com - Sụp mi có thể xuất hiện bẩm sinh từ khi sinh ra hoặc cũng có thể bị sụp mi do các nguyên nhân khác. Tùy theo nguyên nhân, có các loại sụp mi như: do cơ, do gân cơ, do thần kinh, do cơ học, do chấn thương, do tuổi già. 

1 Sụp mi mắt là gì?

Sụp mi mắt là sự sa xuống của mi mắt trên, khi nhìn thằng mi mắt trên thấp hơn bình thường. Làm cho mắt có tầm nhìn hẹp lại. Mi có thể bị sụp xuống với các mức độ khác nhau ở hai bên mắt, làm cho hai bên mắt không cân xứng. Đôi khi cũng có trường hợp người bệnh bị sụp cả 2 bên cân xứng với nhau. 

Sụp mi tuy không gây mù lòa, nhưng lại làm giảm chức năng thị giác của người bệnh. Làm tầm nhìn của người bệnh khó, phải ngước mắt lên mới nhìn được rõ hơn. Bên cạnh đó, sụp mi gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Do đó, cần hiểu biết và điều trị kịp thời sụp mi. [1] 

Sụp mi mắt
Sụp mi mắt

2 Phân loại sụp mi 

Sụp mi có thể xuất hiện bẩm sinh từ khi sinh ra hoặc cũng có thể bị sụp mi do các nguyên nhân khác. Tùy theo nguyên nhân, có các loại sụp mi như: do cơ, do gân cơ, do thần kinh, do cơ học, do chấn thương, do tuổi già. 

2.1 Sụp mi bẩm sinh

Xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị sụp mi chiếm tới 55-75% các trường hợp sụp mi. Sụp mi bẩm sinh có thể đi kèm với những bất thường sọ mặt, bất thường về khúc xạ. 

Sụp mi bẩm sinh có thể gây ra các hậu quả như: nhược thị, tật khúc xạ, hạn chế thị trường, ngửa mắt để nhìn làm cong lệch cột sống, ảnh hưởng thẩm mỹ, trẻ khó giao tiếp,...

Có nhiều cơ chế gây sụp mi bẩm sinh: 

Sụp mi bẩm sinh do cơ: đây là nguyên nhân phổ biến nhất do cơ nâng mi bẩm sinh có bất thường như số lượng sợi cơ ít, mỡ ở cơ nhiều,...Làm chức năng cơ mi yếu, biên độ vận động mi giảm,...

Sụp mi bẩm sinh do cân cơ: biên độ vận động của mi giảm nhẹ, trường hợp sụp mi này thường do chấn thương sản khoa. 

Sụp mi bẩm sinh do cơ học: thường là do nguyên nhân bị dị dạng sọ mặt, hoặc do cơ nâng mi bị ảnh hưởng bởi các khối u trên hốc mắt như u dạng bì, u mạch máu, u xơ thần kinh,...

Sụp mi bẩm sinh do nguyên nhân thần kinh: thường gặp do trẻ bị liệt dây thần kinh sọ số III, ngoài ra cũng có thể do trẻ bị hội chứng hạn chế nâng một mắt (Monocular elevation deficiency), liệt cơ nâng kép (Double elevator palsy), hội chứng Horner bẩm sinh, bệnh nhược cơ bẩm sinh,...

Sụp mi do hội chứng chít hẹp mi (Blepharophimosis): đây là một hội chứng dị tật bẩm sinh có tính di truyền, ngoài sụp mi, trẻ còn bị khe mi ngắn, sống mũi thấp, khoảng cách hai mắt xa nhau,...

2.2 Sụp mi mắc phải

Sụp mi mắc phải là tình trạng sụp mi xuất hiện sau khi sinh, nguyên nhân thường là do các tổn thương vùng cơ nâng mi gây nên. Cụ thể:

Sụp mi mắc phải do cân cơ: thường gặp ở người già hơn. Do cơ chế cân cơ bị thoái hóa, dãn mỏng. Do đó mắt người già thường khó mở mắt, nếp mi nhiều, bị nâng lên cao. 

Sụp mi do tổn thương thần kinh: dây thần kinh chi phối cơ nâng mi bị tổn thương. Dây thần kinh số III là dây thần kinh có vai trò vận nhãn chung. Liệt hoàn toàn hoặc một phần dây này gây nên sụp mi. 

Sụp mi mắc phải do cơ: do sự suy giảm chức năng cơ nâng mi trong các bệnh như loạn dưỡng cơ, liệt vận nhãn, loạn dưỡng cơ mắt - hầu,...

Sụp mi do tác nhân cơ học: do mi trên bị chèn ép bởi u, chùng da mi, do sẹo sau chấn thương mắt.

Các tác động như chấn thương mắt, viêm mi mắt, chắp, lẹo nhiều lần, đeo kính áp tròng, sau phẫu thuật,... cũng có thể là nguyên nhân khiến sụp mi.

Hình ảnh sụp mi
Hình ảnh sụp mi

3 Nguyên nhân gây sụp mi

Nguyên nhân: 

  • Yếu cơ nâng mi.
  • Tổn thương các dây thần kinh điều khiển cơ đó.
  • Da của mí mắt trên lỏng lẻo.
  • Gây ra bởi quá trình lão hóa bình thường.
  • Hiện tại trước khi sinh.
  • Kết quả của chấn thương hoặc bệnh tật.

Các bệnh lý có thể dẫn đến sụp mí mắt bao gồm:

  • Khối u xung quanh hoặc sau mắt.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Hội chứng Horner.
  • Bệnh nhược cơ. 
  • Đột quỵ.
  • Sưng ở mí mắt, chẳng hạn như có lẹo mắt. [2] 

4 Điều trị sụp mi

Sụp mi gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh, người bệnh thường phải ngửa mặt hơn bình thường mới nhìn rõ được. Sụp mi gây tác động xấu đến đời sống sinh hoạt và học tập của người bệnh.

Nếu sụp mi do nguyên nhân nhược cơ, liệt dây thần kinh cóng là biểu hiện của các bệnh khác như u não, u hốc mắt, tuyến lệ phì đại,... Đây là những bệnh nguy hiểm cần được điều trị kịp thời.  

4.1 Mục đích điều trị

Điều trị sụp mi nhằm cải thiện chức năng nâng cơ, giúp tầm nhìn rộng hơn, hạn chế các biến chứng. Đồng thời, còn giúp cải thiện tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. 

4.2 Nội dung điều trị

Cần tìm nguyên gây sụp mi để điều trị: giải quyết tình trạng u chèn ép, nhược cơ,...

Sụp  mi bẩm sinh

Lực cơ còn tốt ( > 8 mm ): thực hiện cắt ngắn cơ nâng mi.

Lực cơ yếu ( < 4 mm ): treo mí hay cắt ngắn cơ nâng mi nhiều.

Sụp mi do tuột chỗ bám cân cơ: tạo chỗ bám mới cho đầu cân cơ nâng mi, có thể cắt ngắn bớt cơ nếu cần thiết .

Sụp mi do thần kinh: phẫu thuật treo mí.

Hình ảnh sau phẫu thuật sụp mi
Hình ảnh sau phẫu thuật sụp mi

Có thể gặp các biến chứng sau khi phẫu thuật sụp mi như: không cân xứng hai bên, điều chỉnh cắt ngắn cơ nâng mi chưa đủ quá dài hoặc quá ngắn,...

Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ sau khi mổ. [3]

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Kendra Denise DeAngelis (Ngày đăng 19 tháng 2 năm 2021). What Is Ptosis?, American Academy of Ophthalmology. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Ptosis, Dermatochalasis (Ngày đăng 18 tháng 8 năm 2020). Eyelid drooping, Mount Sinai. Truy cập ngày 31 tháng 11 năm 2021
  3. ^  Nhóm biên tập Healthline (Ngày đăng 16 tháng 09 năm 2018). Ptosis: Droopy Eyelid Causes and Treatment, Healthline. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nhà thuốc cho e hỏi Bé bao nhiêu tuổi là phẫu thuật được ạ?? Và phẫu thuật ở đâu ạ??


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Sau khi phẫu thuật sụp mi cần tránh ăn gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Sụp mi mắt: nguyên nhân, phân loại và điều trị sụp mi 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Sụp mi mắt: nguyên nhân, phân loại và điều trị sụp mi
    ND
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633