1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Tìm hiểu về Sức khoẻ làn da và các biến chứng rối loạn chuyển hoá

Tìm hiểu về Sức khoẻ làn da và các biến chứng rối loạn chuyển hoá

Tìm hiểu về Sức khoẻ làn da và các biến chứng rối loạn chuyển hoá

Trungtamthuoc.com - Hãy cùng tìm hiểu bí mật của làn da thông qua những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng da, ngăn ngừa các biến chứng của rối loạn chuyển hóa được trình bày ở bài viết Sức khoẻ làn da và biến chứng rối loạn chuyển hoá dưới đây.

Biên dịch: BSCKI. Nguyễn Thị Chơn Nhân

1 Điểm chính

  • Đường huyết cao gây biến chưng ở chi.
  • Quản lý cân nặng cải thiện vấn đề bệnh da.
  • Kiểm soát huyết áp và Cholesterol máu trong sức khoẻ làn da.
  • Acid béo thiết yếu, Vitamin, khoáng chất bao gồm các chất chống oxy hoá sẽ ngăn ngừa tổn thương da do biến chứng của rối loạn chuyển hoá.
  • Các vết nứt cho phép vi trùng xâm nhập và gây nhiễm trùng.
  • Da khô cần dưỡng ẩm để ngăn ngừa nứt nẻ da và tổn thương da. Giữ cho da đủ ẩm bằng cách sử dụng lotion hay kem dưỡng ẩm sau khi tắm rửa. 

Từ khoá: Sức khoẻ làn da, Chuyển hoá, Biến chứng, Đái tháo đường, Bệnh lý tim mạch, Béo phì.

2 Ngăn ngừa biến chứng của rối loạn chuyển hoá

Đái tháo đường ảnh hưởng đến 25.8 triệu người ở mọi độ tuổi, chiến 8.3% dân số Hoa kỳ (NIH, [1]), và khoảng 61 triệu người dân ở Mỹ có bệnh lý tim mạch. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), 29% số ca tử vong trên tòan thế giới có liên quan đến bệnh lý tim mạch và các biến chứng khác do rối loạn chuyển hoá. Da có thểtrải qua những thay đổi dẫn đến lão hoá da do ánh sáng, phản ứng viêm, suy giảm miễn dịch, mất cân bằng nội môi thường bì hoặc các rối loạn khác ở da. Cải thiện sức khoẻ làn da quan trọng để có đời sống khoẻ mạnh. Béo phì chịu trách nhiệm cho những thay đổi về chức năng của hàng rào bảo vệ da, tuyến bã và sự sản xuất bả nhờn, tuyến mồ hôi, hệ bạch huyết, cấu trúc và chức năng Collagen, sự lành thương, đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn và mỡ dưới da. Những thay đổi trên da có thể nhìn thấy rõ ở những bệnh nhân bị béo phì bao gồm bệnh gai đen, mụn thịt (do đề kháng Insulin), cường Androgen, rạn da giãn da quá mức, ứ đọng sắc tố do bệnh lý mạch máu ngoại vi, phù mạch bạch huyết, các bệnh lý liên quan đến gia tăng nếp gấp, thay dổi kiểu hình giải phẫu bàn chân do tăng cân quá mức. Vấn đề về tuần hoàn do biến chứng chuyển hoá gây ra khô da hoặc đốm nâu. Tình trạng da dựa trên những thay đổi trong sinh bệnh học của tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch. 

Bảng 4.1 Các yếu tố ảnh huởng đến tình trạng da và các biến chứng chuyển hoá

Các biến chứng chuyển hoá

Tình trạng da khôYếu tố nội sinh

Yếu tố ngoại sinh

Đái tháo đường

Sự biến đổi nồng độ Glucose có thể dẫn đến mất nước; thay đổi vi tuần hoàn gây ra bệnh da trông có màu nâu nhạt, các mảng bong vảy, da khô và ngứa. 

Khuynh hướng di truyền ảnh hưởng bởi hormone lão hoá da sinh học 

Khí hậu và môi trường Nóng ạnh độ ẩm tia UV lão hoá da do ánh sáng ảnh hưởng bởi hoá chất các chất làm sạch quá mức tắm, rửa quá nhiều lần các phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng: thuốc, xạ trị, thiếu dịch.

Bệnh lý tim mạch – Xơ vữa động mạch

Động mạch dày lên - Động mạch xơ vữa có thể ảnh hưởng đến da chân; Ngay cả một vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến một vết loét hở, lâu lành

Tăng huyết ápThuốc hạ áp như lợi tiểu có thể gây khô da
Thay đổi hormone: cường giáp/ tăng cân/ béo phìNồng độ hormone giáp thấp có thể làm giảm lượng dầu hờn do da sản xuất. da kích ứng với biểu hiện bong vảy, thô ráp hoặc khô, đỏ da, ngứa và đôi khỉ rỉ dịch, đóng mài và trợt loét. Các vết sọc trên da là sự dày lên của da bao gồm chất sừng; Da dày và sẫm màu bất thường; Tăng áp lực ở tĩnh mạch chân dẫn đên ứ dịch, phù chân, vỡmao mạch nông, giãn tĩnh mạch, viêm da và thậm chí là loét.

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng da

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng da-Minh họa

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng da là tuổi tác, thời gian bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch và các biến chứng chuyển hoá của những tình trạng mạn tính (Bảng 4.1). Một số trong đó là yếu tố độc lập với tình trạng da khô và nứt nẻ. Tăng và giảm hoạt động quá mức của tuyến giáp có thể dẫn đến sự thay đổi sức khoẻ làn da, tóc và móng. Bất thường nồng độ hormone giáp hoặc hậu quả của một tình trạng nào đó có thể dẫn đến da khô và đốm nâu. Triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa dữ dội trong biến chứng chuyển hoá dẫn đến việc gãi và chà xát dẫn đến làm nặng hơn tình trạng khô da. Tình trạng viêm có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát như viêm nang lông khu trú (tình trạng viêm của nang lông trên da) hoặc thậm chí là viêm mô tế bào. Tổn thương vi tuần hoàn có thể dẫn đến sự mất nước trên da và nứt nẻ kèm hồng ban (đỏ da hoặc viêm) trở nên rõ hơn tại sang thương và vùng da xung quanh ở chi dưới, mặt và vùng dạ nhạy cảm. Các tình trạng da khác thường gặp trong biến chứng rối loạn chuyển hoá như bệnh gai đen, bệnh xơ cứng bì do đái tháo đường, bạch biến, bệnh hoại tử mỡ do đái tháo đường, vảy nến, ngứa, bệnh da do đái tháo đường, phát ban dạng dát sẩn, bóng nước đái tháo đường, vết sưng tấy, phát ban, u hạt dạng vòng lan toả. Da khô, thô ráp, bong vảy ảnh hưởng trên 75% số người bị đái tháo đường trên 64 tuổi. Việc quản lý tình trạng da khô đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tình trạng da do đái tháo đường, bệnh lý tim mạch và béo phì. Da khô có thể khu trú ở cẳng chân, bàn chân, tay, mặt hay những vùng da nhạy cảm và có thể ảnh hưởng đến da toàn bộ cơ thể. 

Bảng 4.2 Những hormone quan trọng nhất của cơ thể và sức khoẻ làn da
Hormone hệ thốngẢnh hưởng lên da

Hormone điều hoà Calci:

  • Hormone cận giáp
  • Calcitriol (dạng hoạt động của Vitamin D)
  • Calcitonin
  • Tỷ tệ sản xuất tế bào da

Hormone sinh dục

  • Đóng vai trò ngừa lão hoá
  • Ngăn ngừa sự suy giảm Collagen ở da
  • Duy trì độ ẩm cho da bằng cách gia tăng mucopolysaccharide và hyaluronic acid trong da
  • Có thể duy trì chức năng hàng rào lớp sừng
  • Thúc đẩy quá trình lành thương ở da thông qua việc điều hoà mức độcytokine
  • Nếp nhăn da

Các hormone hệ thống khác:

  • Hormone tăng trưởng (Growth hormone)/ Insulin-like growth factor
  • Thyroid hormone (TH)
  • Cortisol 
  • Thúc đẩy sự phát triển của mô bằng cách bắt đầu hình thành protein, tăng cảm giác rực rỡ, mạnh mẽ, dẻo dai. GH hỗ trợ giữ ẩm cho lớp thượng bì, giữcho da mờ đục, làm dày lớp biểu bì và hỗ trợ cải thiện màu da, tính linh hoạt, tăng cường trẻ hoá da và có đặc tính chống lão hoá.
  • Kích thích tăng sinh biểu bì, làm dày lớp trung bì và giúp mọc tóc. 
  • Mất Collagen ở da do Corticol gây ra gấp 10 lần so với bất kỳ mô nào khác của cơ thể, cortisol tăng cao làm giảm quá trình tái tạo da và các vấn đề về da như bệnh chàm có liên quan đến tình trạng không dung nạp gliaden. Gliaden là một thành phần của hạt gluten. Không dung nạp gliaden cũng trở nên trầm trọng hơn bởi lượng đồng cao.

4 Biến chứng chuyển hoá và sức khoẻ làn da

4.1 Thừa cân/ béo phì

Thừa cân và béo phì là tình trạng sức khoẻ thường gặp và tỷ lệ béo phì dẫn đến các biến chứng chuyển hoá khác bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường và bất thường sức khoẻ làn da. Tổ chức Y tế Thế giới đã dự đoán rằng vào năm 2015, khoảng 2,3 tỷ người trưởng thành sẽ bị thừa cân và hơn 700 triệu người béo phì.

Các thách thức về da phổ biến ở bệnh béo phì là loét tỳ đè, nhiễm nấm Candida, vết thuơng chậm lành, viêm da và kích ứng các nếp gấp da hoặc những vùng da nhạy cảm mà da cọ xát với da bao gồm bệnh gai đen, u mềm treo, dày sừng nang lông, chứng cường Androgen, rậm lông, rạn da, u mỡ đau và phân bố mỡ bất thường, phù hạch bạch huyết, suy tĩnh mạch mạn tính, dày sừng lòng bàn chân, viêm mô tế bào, nhiễm trùng da, viêm tuyến mồ hôi mủ, bệnh vảy nến, hội chứng kháng Insulin và u hạt tophi. Những nếp gấp da này ẩm ướt và là môi trường cho virus, vi khẩn, vi nấm phát triển dẫn đến phát ban da, mụn nước, nhiễm khuẩn tấn công tính toàn vẹn của da. Bảng 4.2 cung cấp những hormone hệ thống và sức khoẻ làn da. Độ dày của da, mật độ phản âm, những thay đổi trong quá trình mất nước qua biểu bì, lưu lượng máu, các đáp ứng thần kinh như đau và kích ứng khó chịu liên quan đến hậu quả của những thay đổi nội tiết tố. Một số biến chứng da này ở người béo phì có thể được kiểm soát bằng cách cải thiện kiểm soát tình trạng tăng Insulin máu; dẫn xuất Vitamin D3 Calcipitriol, Có thể loại bỏ u mềm treo bằng bằng kéo, liệu pháp áp lạnh hoặc bằng cách đốt điện. Cường nội tiết tố nam, kết quả của việc tăng sản xuất nội tiết tố Androgen do tăng khối lượng mô mỡ (tổng hợp Testosterone) và tăng Insulin máu (làm tăng sản xuất nội tiết tố Androgen buồng trứng) cần được đánh giá cẩn thận để đảm bảo các rối loạn như khối u nam hóa và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Béo phì làm tăng tỷ lện nhiễm trùng da bao gồm nấm Candida, chốc, viêm nang lông do Candida, nhọt, ban đỏ, nấm da, viêm nang lông. Một sốnhiễm trùng ít gặp hơn như viêm mô tế bào, viêm cân mạc hoại tử và hoại thư sinh hơi. Loét chân, phù hạch bạch huyết, dày sừng lòng bàn chân và rạn da thường gặp ở bệnh nhân béo phì. Bất thường hormone và hội chứng di truyền (Prader-Willi) liên quan đến béo phì. Thay đổi cũng hormone có thể là nguyên nhân gây bệnh gai đen với những nếp gấp sẫm màu ở vùng cổ hay trên cơ thể trong khi đó việc kéo căng da có thể dẫn đến rạn da ở người béo phì. Sự tăng áp lực đối với các tĩnh mạch chân có thể gây ứ dịch, phù chân và vỡ cao mao mạch nông (viêm mao mạch), giãn tĩnh mạch, viêm da và thậm chí loét đi kèm với các biến chứng khác trong bèo phì/ thừa cân. Việc dư độ ẩm ở các nếp gấp làm tăng nguy cơ sự phát triển của vi khuẩn và nấm dẫn đến phát ban da và có khả năng bị bùng phát và nhiều loại nhiễm trùng như hăm da ở bệnh nhân béo phì. Bệnh nhân béo phì cũng xuất hiện các vết chai chân (Calluse hay Corn) do sự tăng cân. 

Calluse: là sự tích tụ của da cứng thường ở dưới bàn chân. Vết chai hình thành do sự phân bố trọng lượng không đều, thường ở mặt dưới của bàn chân trước hoặc gót chân. Corn là sự tích tụ của da cứng gần vùng xương của ngón chân hoặc giữa các ngón chân. 

4.2 Đái tháo đường

Đái tháo đường có liên quan đến sự dày da. Nó dẫn đến giảm lưu lượng máu đến da (bệnh vi mạch) và tăng tuần suất đi tiểu làm giảm độ ẩm có sẵn trên da. Các triệu chứng đầu tiên của tình trạng da bị tổn thương thường là da khô, bong vảy xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể và thường thấy ở các chi bao gồm: chân, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và bàn tay. Các vết nứt da làm gia tăng vi khuẩn, virus, nhiễm nấm dẫn đến loét hở và nhiễm trùng nặng ở bệnh nhân tiểu đường. Bốn yếu tố chính góp phần vào tốc độ chữa lành thương ở bệnh tiểu đường chậm hơn là lưu lượng máu đến da, lượng đường trong máu cao hơn hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn, tốc độ trao đổi chất chậm và da dày hơn. Mối quan hệ của bệnh da do đái tháo đường và các biến chứng bên trong của bệnh đái tháo đường như bệnh thận, bệnh võng mạc và bệnh thần kinh chưa được biết rõ. Các vấn đề da phổ biến trong bệnh tiểu đường như sau: 

4.2.1 Bệnh xơ cứng bì do đái tháo đường

Sự dày lên của da vùng sau cổ và thân trên được quan sát thấy trong bệnh nhân đái tháo đường. 

Bạch biến: bạch biến ảnh hưởng lên màu sắc da trong đái tháo đường type 1 nhiều hơn type 2. Các tế bào chuyên biệt tạo nên sắc tố bị phá huỷ dẫn đến những dát mất sắc tố da. Bạch biến thường ảnh hưởng ở vùng ngực, bụng nhưng có thể gặp ởbùng quanh miệng, nhân trung và mắt. 

Bệnh gai đen: là kết quả của việc da dày lên và tối màu ở một số vùng nếp gấp đặc biệt.

4.2.2 Bệnh hoại tử da dạng mỡ đái tháo đường

Gây ra bởi sự thay đổi hàm lượng Collagen và mô mỡ dưới da. Bề mặt da trở nên mỏng và đỏ. Bệnh da do đái tháo đường: bệnh da xuất hiện dưới dạng một tổn thương sáng bóng, hình tròn hoặc bầu dục trên nền da mỏng phía trước dưới của cẳng chân. Cảm giác ngứa và bỏng rát thường gặp trong bệnh da do đái tháo đường. 

4.2.3 Xơ cứng ngón

Là tình trạng mà da ở các ngón tay, ngón chân và bàn tay trở nên dày, sần sùi và căng cứng. Cứng khớp ngón tay cũng có thể xảy ra. 

Phát ban dạng dát sẩn: Xuất hiện các sang thương giống như hạt đậu, màu vàng, chắc trên nền da của bệnh nhân bị tình trạng tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Thường gặp ở mặt, mông, mặt sau cánh tay và chân.

4.2.4 Phát ban da và sẩn

Các phản ứng dị ứng với thức ăn, côn trùng cắn và thuốc có thể gây ra phát ban da hoặc những sẩn trên mặt da ở những vị trí tiêm Insulin.

4.2.5 Bóng nước do đái tháo đường

Bóng nước có thể xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, ngón chân, cẳng chân hoặc cẳng tay thường thấy ở những bệnh nhân bị tiểu đường hoặc bệnh thần kinh do đái tháo đường. 

4.2.6 U hạt dạng vòng lan toả

Các sang thương da hình nhẫn hoặc hình vòng cung, xuất hiện trên các ngón tay, tai, ngực và bụng. 

4.2.7 Xơ vữa động mạch

 Là một tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng do các mãng xơ vữa tích tụ làm thành mạch và gây hẹp lòng mạch. Tình trạng này thường liên quan đến cách mạch máu bao gồm cả những mạch máu cung cấp máu cho da. Các mạch máu cung cấp máu cho da bị hẹp lại làm giảm lưu thông máu gây thiếu oxy và có thểdẫn đến rụng tóc, da mỏng, bóng đặc biệt là cẳng chân, móng chân dày và đổi màu, da lạnh. Chân và bàn chân bị ảnh hưởng bởi xơ vữa động mạch làm tăng nhiễm trùng do vi khuẩn và làm chậm lành thương.

4.3 Tăng huyết áp

Bệnh vảy nến có liên quan độc lập với nguy cơ gia tăng bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp [2]. Bệnh vảy nến ảnh hưởng khoảng 4% dân số Hoa Kỳ và gây ra các mảng dày da, ngứa, khô và đỏ. Những bệnh nhân bị vảy ến có thể dễ bị co thắt mạch máu và tăng huyết áp. Bệnh vảy nến là một bệnh lý viêm [3]. Trong hai nghiên cứu cắt ngang, những người mắc bệnh vảy nến có tỷ lệ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và tăng huyết áp cao hơn. Những người mắc bệnh vảy nến có nhiều khảnăng mắc các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim ởđộ tuổi trẻ hơn [4,5]. 

4.4 Nhiễm trùng da và các rối loạn chuyển hoá

4.4.1 Nhiễm vi khuẩn

Có nhiiều loaị nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau thường ảnh hưởng đến da của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, béo phì và cả CVD. Staphylococcus phổ biến hơn và nghiêm trọng hơn ở những người bị bệnh tiểu đường. Nhọt, nốt viêm xảy ra ở các vùng nang lông, nhiễm trùng các tuyến của mi mắt và nhiễm trùng móng do vi khuẩn ở bệnh tiểu đường.

4.4.2 Nhiễm nấm

Candida Albican và viêm khoé miệng là những nhiềm trùng do nấm thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Nhiễm nấm cũng có thể gặp ở góc miệng, kẽngón tay, kẽ ngón chân và móng (nấm móng). Ba dạng nhiễm nấm thường gặp là nấm bẹn (đỏ, ngứa trên bộ phận sinh dục và bên trong đùi), nấm chân (ảnh hưởng đến da giữa các ngón chấn) và nấm da (các mảng hình vòng, có vảy có thể ngứa hoặc bóng nước xuất hiện trên bàn chân, bẹn, ngực và dụng, da đầu hoặc móng tay). Nhiễm nấm Mucormycosis có khả năng gây tử vong ở những người mắc bệnh tiểu đường thường bắt đầu ở khoang mũi và có thể lan đến mắt và não. Móng tay bị nhiễm nấm có thể bị đổi (màu vàng nâu hoặc mờ đục), dày, dễ gãy và có thể tách khỏi lòng móng. Các rối loạn ở chân cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng quan trọng như cắt cụt chi. 

Nhiễm nấm men: nhiễm nấm men thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, béo phì và bệnh lý tim mạch. Cân bằng dinh dưỡng và một số chất dinh dưỡng được xác định là đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của da. Một số nghiên cứu quan sát thấy khả năng bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời được cải thiện bằng cách bổ sung chế độ ăn uống với Vitamin E, Vitamin D và C, Carotenoid (b-Caroten và Lycopen), axít béo không bão hoà (PUFA), Carotenoid và Lycopene) và khoáng chất [6-10]. Các chất chống lão hoá có nguồn gốc từ thực phẩm và phổ biến nhất là các chất chống oxy hoá rất được quan tâm đặc biệt là coenzym 10, Phytoestrogen, Probiotic và axit béo mage 3 [6, 11-16]. Thách thức trong tương lai là chiến lược kết hợp giữa mỹ phẩm và các chất dinh dưỡng nhằm can thiệp vào quá trinh lão hoá tự nhiên và những thay đổi lão hoá da đối với tình trạng da khoẻ mạnh bình thường và trên nền da có các bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp và bệnh tim mạch. 

Hoạt động chống oxy hoá được thực hiện bởi một số chất tự nhiên bao gồm alpha-Tocopherol (Vitamin E) và Beta-carotene, Polyphenol và các axit béo thiết yếu, tác 

dụng của chúng được trung gian bởi khả năng trung hoà gốc oxy đơn và loại bỏ các gốc tự do [17-19]. Biểu hiện lão hoá được định nghĩa là sự biểu hiện của nếp nhăn, da khô, teo da và ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do [13]. 

5 Chế độ ăn uống, biến chứng chuyển hoá và sức khoẻ làn da

Chế độ ăn nhiều chất béo và Carbohydrate thúc đẩy quá trình lão hoá. Tác động của các thành phần thực phẩm trong chế độ ăn đối với tình trạng da có thể chứng minh là có liên quan về mặt sinh học đối với làn da khoẻ mạnh. Các sản phẩm từ sữa ít béo, dâu tây, việt Quất, Mâm Xôi, mận, cá hồi, quả óc chó, Dầu Hạt Cải, dầu Hạt Lanh, bánh mì nguyên cám, bánh nướng xốp, ngũ cốc, gà tây, cá ngừ và các loại hạt Brazil là những nguồn quan trọng cung cấp chất xơ, axít béo thiết yếu, Vitamin và khoáng chất có thể làm giảm các biến chứng chuyển hoá và duy trì tính toàn v ẹn của da (Bảng 4.3)

Nhiều báo cáo cho thấy việc sử dụng axit béo không bão hoà Omega 3 đặc biệt là Eicosapentaenoic axit (EPA; 20:5n-3), có thể mang lại lợi ích sức khoẻ đáng kể liên quan đến các bệnh lý viêm và làm giảm trigyceride [20-25]. Các Stanol và Sterok thực vật trong chế độ ăn đã được chứng minh là có tác dụng ức chế hấp thu Cholesterol [26]. Dựa trên bằng chứng hiện tại, 25g Protein đậu nành hoặc thực phẩm cung cấp ít nhất 0.65g Sterol ester hoặc 1.7g Stanol ester cho mỗi khẩu phần ăn được khuyến cáo để cải thiện nguy cơ Lipid và lipoprotein có nguy cơ bệnh mạch vành [27]. Ca cao và Chocolate giàu Flavanol có khả năng tăng tường hệ thống chống oxy hoá; cải thiện tình trạng viêm, kết tập tiểu cầu và thay đổi nội mô qua trung gian nitric oxide là những yếu tố cổ sung có thể đạt được bởi Flavanol [28, 29]. 

Cây táo gai-Hawthorn tree-họ Rosaceae

Cây táo gai có nguồn gốc từ họ cây bụi lớn thuộc họ Rosaceae. Những bằng chứng ban đầu cho thấy Hawthorn (Crataegus spp.) có một số lợi ích tiềm năng trong suy tim sung huyết [30]. Hawthorn làm giảm TC, LDL-C và TG ở những bệnh nhân bịt ăng Lipid máu [31, 32]. Lycopene là aroten phổ biến nhất ở người và là một trong những caroten có đặc tính chống oxy hoá cao nhất [33, 34]. Anthocyanin chiết xuất từ trái blueberrry làm tăng tiết Insulin từ tế bào tuyến tuỵ, cải thiện sự nhạy cảm Insulin và giảm lượng thức ăn ăn vào [35]. Polyphenol một hoạt chất estrogen thực vật được chứng minh có một số hiệu qủa bao gồm kiểm soát dọn dẹp các gốc tựdo, điều hoà NO, giảm sự di chuyển của tế bào bạch cầu, giảm sự chết theo chương trình, ức chế sự tăng sinh tế bào và sự tăng sinh mạch [36]. Các Flavonoid trong chế độ ăn uống chủ yếu được tìm thấy trong Trà Xanh, rượu van đỏ [37] có thể bảo vệ chống lại các bệnh lý tim mạch. Bốn loại Catechin chính được tìm thấy trong trà xanh là Epigallocatechin Gallate (EGCG), Epigallocatechin (EGC), Epicatechin Gallate (ECG) và Epicatechin (EC). Catechin có thể tăng khả năng chống oxy hoá của huyết tương người, giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch [36]. Các nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng cho thấy Cranberrie mang nhiều lợi ích cải thiện chức năng nội mô, ức chế sự oxy hoá LDL, giảm oxy hoá Lipid và sự Glycosyl hoá protein, làm giảm tác động có hại của bệnh đái tháo đường, ức chế hoạt động của men ACE-I liên quan đến bệnh lý tăng huyết áp và còn có đặc tính chống xơ vữa động mạch [38].

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe làn da- Hình minh họa

6 Tóm tắt

Các khuyến nghị lâm sàng phổ biến về biến chứng chuyển hoá là lối sống, can thiệp các yếu tố nguy cơ cá nhân và can thiệp bằng thuốc bao gồm ngưng hút thuốc lá, hoạt động thể lực, chế độ ăn tốt cho tim mạch và duy trì cân nặng. Chúng quan trọng đối với tất cả mọi người bất kể mức độ nguy cơ, ngay cả khi chỉ để củng cố

Bảng 4.3 Các chất dinh dưỡng, tác dụng và sức khỏe làn da
Các chất dinh dưỡngTác dụng lên chuyển hoá của cơ thể Sức khoẻ làn da

Khoáng chất, Vitamin, Acid béo thiết yếu, Amino acid thiết yếu, Polyphenols, đạm đậu nành/ stanol thực vật

Cải thiện Lipid máu, độ nhạy cảm Insulin; tăng sản xuất Insulin và bảo vệ tế bào beta tuỵ; cải thiện việc sựdụng và chuyển hoá Glucose; giảm biến chứng tiểu đường.

Tác dụng giảm Lipid máu; gắn với acid mật; cức chế enzyme chính trong sinh tổng hợp Cholesterol.

Tác dụng hạ áp: Lợi tiểu; chất chủvận alpha trung ươg; thuốc giãn mạch trực tiếp; thuốc chẹn Canxi; thuốc ức chế men chuyển Angiotensin; thuốc ức chế thụ thể Angiotensin. 

Hệ thống miễn dịch và điều chỉnh các quá trình viêm và thoái hóa.

Chất chống oxy hóa thường trì hoãn hoặc ngăn chặn quá trình oxy hóa cơ chất.

Cải thiện chức năng hàng rào da.

Giảm peroxid hóa lipid và tăng cường nồng độ chất chống oxy hóa và enzyme chống oxy hóa trong tuần hoàn.

Chất chống oxy hóa cải thiện sắc tố da.

Tăng đáng kể nồng độ Melanin trong da.

Cải thiện các đặc tính cơ bản của da, bao gồm hydrat hóa, sản xuất bã nhờn và độ đàn hồi.

Bảo vệ chống lại tia cực tímCó thể tăng cường khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào.

Điều chỉnh cân bằng Lipid.

Các trung gian gây viêm.

Linoleic acid liên hợp

Giảm mỡ cơ thể và cải thiện chỉ số

khối cơ thể

L-Arginine; đậu nành; Calcium; Magnesium; Acid béo đơn không bão hoá; acid Omega-3.

Cải thiện chức năng nội mô; ức chế dòng ion Canxi xuyên màng vào cơ trơn tim và mạch máu; cải thiện lưu thông mạch vành và giảm co thắt mạch vành, dẫn đến giảm huyết áp tâm thu và tâm trương.

Kẽm; Selen; acid Folic; Coenzyme Q10; Phytoestrogen; Probiotic; Acid béo đơn không bão hoà; acid Omega-3; L-Arginine; Pycnogenol; sữa và các sản phẩm từ sữa (nguồn inoleic 

acid liên hợp)

Tác dụng kháng viêm: giảm cytokine; C-reactive protein; homocysteine; giảm phiên mã eNO; ức chế tiết IL-6; tiết ET1; giảm đại thực bào ăn LDL; giảm mảng xơ vữa; giảm hoạt động các yếu tốphiên mã như là NF-kB; giảm PAI-1 

Aicd omega–3; Polyphenol; chất chống oxy hoá

Giảm sự tạo cục máu đông; chống huyết khối

Selen; kẽm; acid Omega-3; trái cây; rau 

cũ; Coenzyme Q10; Thiol (Glutathione; Lipoic acid); Ubiquinol; Flavonoid; Polyphenol

Giảm gốc tự do; giame tốn thương do stress oxy hoá; giúp bảo vệ mô

GLUT-4: Glucose transporter 4; IL Interleukin; PAI-1 Plasminogen activatoer inhibitor; PI3 Phosphoinositide 3-Kinase; PTB1B Protein Tyrosine Phosphatase 1B; eNOS ndothelial Nitric Oxide synthase; ET1 Endothelin; NF-B nuclear factor B

Các hành vi lành mạnh đã được thiết lập. Kiểm soát các biến chứng chuyển hóa trong tầm kiểm soát là yếu tố quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa các biến chứng 

liên quan đến da trong tình trạng mãn tính.Chăm sóc da đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến da như: 

  • Thay đổi màu da
  • Thay đổi nhiệt độ da
  • Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Đau chân
  • Vết loét hở ở bàn chân chậm lành hoặc đang chảy nước
  • Móng chân mọc ngược hoặc móng chân bị nhiễm nấm
  • Vết chai chân
  • Các vết nứt khô trên da, đặc biệt là xung quanh gót chân
  • Có mùi hôi chân bất thường và/hoặc dai dẳng

7 Tài liệu tham khảo

1. Centers for Disease Control and Prevention. National diabetes fact sheet: national estimates and general information on diabetes and prediabetes in the United States. Atlanta: US Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention; 2011. 

2. Qureshi AA, Choi HK, Setty AR, Curhan GC. Psoriasis and the risk of diabetes and hypertension: a prospective study of US female nurses. Arch Dermatol. 2009;145(4):37982. 

3. Christophers E. Psoriasis—epidemiology and clinical spectrum. Clin Exp Dermatol. 2001;26(4):314–20. 

4. Neimann AL, et al. Prevalence of cardiovascular risk factors in patients with psoriasis. J Am Acad Dermatol. 2006;55(5):829–35. 

5. Gelfand JM, et al. Risk of myocardial infarction in patients with psoriasis. JAMA. 2006;296(14):1735–41. 

6. Boelsma E, Hendriks HF, Roza L. Nutritional skin care: health effects of micronutrients and fatty acids. Am J Clin Nutr. 2001;73:853–64. 

7. Kim HH, Cho S, Lee S, et al. Photoprotective and anti-skin-aging effects of eicosapentaenoic acid in human skin in vivo. J Lipid Res. 2006;47:921–30. 

8. Lee MS, Lee KH, Sin HS, Um SJ, Kim JW, Koh BK. A newly synthesized photostable Retinol derivative (retinyl N-formyl aspartamate) for photodamaged skin: profilometric evaluation of 24-week study. J Am Acad Dermatol. 2006;55:220–4. 

9. Chiu A, Kimball AB. Topical Vitamins, minerals and botanical ingredients as modulators of environmental and chronological skin damage. Br J Dermatol. 2003;149:681–91. 

10. Griffiths CE, Russman AN, Majmudar G, Singer RS, Hamilton TA, Voorhees JJ. Restoration of Collagen formation in photodamaged human skin by Tretinoin (retinoic acid). N Engl J Med. 1993;329:530–5. 

11. Dunn LB, Damesyn M, Moore AA, Reuben DB, Greendale GA. Does estrogen prevent skin aging? Results from the First National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES I). Arch Dermatol. 1997;133(3):339–42. 

12. Brincat MP, Baron YM, Galea R. Estrogens and the skin. Climacteric. 2005;8(2):110–23. 

13. Cosgrove MC, Franco OH, Granger SP, Murray PG, Mayes AE. Dietary nutrient intakes and skin-aging appearance among middle-aged American women. Am J Clin Nutr. 2007;86(4):1225–31. 

14. Sies H, Stahl W. Nutritional protection against skin damage from sunlight. Annu Rev Nutr. 2004;24(173–200): 173–200. 

15. Purba MB, Kouris-Blazos A, Wattanapenpaiboon N, et al. Skin wrinkling: can food make a difference. J Am Coll Nutr. 2001;20:71–80. 

16. Miller SJ. Nutritional deficiency and the skin. J Am Acad Dermatol. 1989;21:1–30. 

17. Marotta F, Naito Y, Padrini F, Xuewei X, Jain S, Soresi V, Zhou L, Catanzaro R, Zhong K, Polimeni A, Chui DH. Redox balance signalling in occupational stress: modification by nutraceutical intervention. J Biol Regul Homeost Agents. 2011;25(2):221–9. 

18. Heinrich U, Moore CE, De Spirt S, Tronnier H, Stahl W. Green tea polyphenols provide photoprotection, increase microcirculation, and modulate skin properties of women. JNutr. 2011;141(6):1202–8. 

19. Neukam K, Stahl W, Tronnier H, Sies H, Heinrich U. Consumption of flavanol-rich cocoa acutely increases micro￾circulation in human skin. Eur J Nutr. 2007;46(1):53–6. 

20. Gruppo Italiano per lo Studio della Sopravvivenza nell’Infarto Miocardico. Dietary supplementation with n-3 polyunsaturated fatty acids and Vitamin E after myocardial infarction: results of the GISSI-Prevenzione trial. Gruppo Italiano per lo Studio della Sopravvivenza nell’Infarto miocardico. Lancet. 1999;354:447–55. 

21. Archer SL, Green D, Chamberlain M, et al. Association of dietary fish and n-3 fatty acid intake with hemostatic factors in the coronary artery risk development in young adults (CARDIA) study. Arterioscler Thromb Vasc Biol. 1998;18:1119–23. 

22. Kris-Etherton PM, Harris WS, Appel LJ. Fish consumption, fish oil, omega-3 fatty acids, and cardiovascular disease. Arterioscler Thromb Vasc Biol. 2003;23(2):e20–30. 

23. Kris-Etherton PM, Lichtenstein AH, Howard BV, Steinberg D, Witztum JL. Nutrition Committee of the American Heart Association Council on Nutrition, Physical Activity, and Metabolism. Antioxidant Vitamin supplements and cardiovascular disease. Circulation. 2004;110(5):637–41. 

24. Juturu V. Omega-3 fatty acids and cardiometabolic syndrome. J Cardiometab Synd. 2008;3(4):244–53. 

25. Balk EM, Lichtenstein AH, Chung M, Kupelnick B, Chew P, Lau J. Effects of omega-3 fatty acids on serum markers of cardiovascular disease risk: a systematic review. Atherosclerosis. 2006;189(1):19–30. 

26. Juturu V, Gormley J. Nutritional supplements modulating metabolic syndrome risk factors and the prevention of cardiovascular disease. Curr Nutr Food Sci. 2005;1(1):111. 

27. Taku K, Umegaki K, Sato Y, Taki Y, Endoh K, Watanabe S. Soy isoflavones lower serum total and LDL Cholesterol in humans: a meta-analysis of 11 randomized controlled trials. Am J Clin Nutr. 2007;85(4):1148–56. 

28. Keen CL, Holt RR, Oteiza PI, Fraga CG, Schmitz HH. Cocoa antioxidants and cardiovascular health. Am J Clin Nutr. 2005;81(1 Suppl):298S–303. 4 Skin Health and Metabolic Complications 47 

29. Baba S, Natsume M, Yasuda A, Nakamura Y, Tamura T, Osakabe N, Kanegae M, Kondo K. Plasma LDL and HDL cholesterol and oxidized LDL concentrations are altered in normo- and hypercholesterolemic humans after intake of different levels of cocoa powder. J Nutr. 2007;137(6):1436–41. 

30. Zhang Z, Chang Q, Zhu M, Huang Y, Ho WK, Chen Z. Characterization of antioxidants present in hawthorn fruits. J Nutr Biochem. 2001;12:144–52. 

31. Chen JD, Wu YZ, Tao ZL, Chen ZM, Liu XP. Hawthorn (shan zha) drink and its lowering effect on blood Lipid levels in humans and rats. World Rev Nutr Diet. 1995;77:14754. 

32. Von Eiff M. Hawthorn/passion flower extract and improvement in physical capacity of patients with dyspnea class II of the NYHM functional classification. Acta Ther. 1994;20:47–66. 

33. Rissanen T, Voutilainen S, Nyyssönen K, Salonen JT. Lycopene, atherosclerosis and coronary heart disease. Exp Biol Med. 2002;227:900–7. 

34. Engelhard YN, Gazer B, Paran E. Natural antioxidants from tomato extract reduce blood pressure in patients with grade-1 hypertension: a double-blind, placebo-controlled pilot study. Am Heart J. 2006;151(1):100. 

35. Jayaprakasam B, Vareed SK, Olson LK, Nair MG. Insulin secretion by bioactive anthocyanins and anthocyanidins present in fruits. J Agric Food Chem. 2005;53(1):28–31. 

36. Scalbert A, Manach C, Morand C, Rémésy C, Jiménez L. Dietary polyphenols and the prevention of diseases. Crit Rev Food Sci Nutr. 2005;45(4):287–306. 

37. Hertog MG, Sweetnam PM, Fehily AM, Elwood PC, Kromhout D. Antioxidant flavonols and ischemic heart dis- ease in a Welsh population of men: the Caerphilly Study. Am J Clin Nutr. 1997;65(5):1489–94. 

38. Juturu V. Effect of a cranberry beverage on Insulinotropic response in moderately hypercholesterolemic over￾weight/obese adults: a randomized, double-blind, placebo controlled clinical trial. Endocrinology (2012). The 9th Annual World Congress on the Insulin Resistance. Los Angeles, CA. (November 3–5, 2011) 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633