Sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật
Trungtamthuoc.com - Kháng sinh được xem là giải pháp hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật. Vậy nguyên tắc sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1 Tại sao phải dùng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật
1.1 Lợi ích dùng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn
Nghiên cứu năm 2008 nêu bật hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong quá trình thay toàn bộ khớp gối và khớp háng, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ trên 80% so với những bệnh nhân không được điều trị dự phòng. [1]
Việc sử dụng hiệu quả các chất kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro liên quan đến các thủ thuật phẫu thuật. Kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật là dùng kháng sinh trước khi thực hiện phẫu thuật để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Các sinh vật phổ biến nhất được coi là nguyên nhân gây nhiễm trùng vết mổ bao gồm:
- Staphylococcus aureus.
- Staphylococcus epidermidis.
- Liên cầu khuẩn hiếu khí.
- Cầu khuẩn kỵ khí.
- Các sinh vật khác, chẳng hạn như C utibacterium acnes. Đây là loại vi khuẩn được phân lập đặc trưng trong trường hợp nhiễm trùng hậu phẫu sau phẫu thuật vai. [2]
1.2 Có phải trước tất cả các thủ thuật đều dùng kháng sinh
Dự phòng thủ thuật (trước hoặc trong khi phẫu thuật) không được chỉ định cho tất cả các cuộc phẫu thuật, đặc biệt là các thủ thuật nhỏ. Dự phòng sau thủ thuật, bao gồm cả việc sử dụng kháng sinh tại chỗ, hiếm khi được chỉ định nhưng vẫn thường xuyên được kê đơn.
1.3 Tác dụng phụ
Kháng sinh nào cũng có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn bệnh viện và bệnh nhân, đo dó thời gian sử dụng cần được cân nhắc. Việc lạm dụng có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn, kháng thuốc hoặc vi khuẩn Clostridium difficile.
1.4 Chống chỉ định
Thuốc kháng sinh beta-lactam, bao gồm cả cephalosporin tiềm ẩn nguy cơ dị ứng trên bệnh nhân, do đó cần test trước khi sử dụng.
Cephalosporin và carbapenems là giải pháp thay thế khi có dị ứng. [3]
2 Lựa chọn kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật
2.1 Chỉ dẫn đúng loại kháng sinh
Đối với phần lớn các thủ thuật, cephalosporin thế hệ thứ nhất, chẳng hạn như Cefazolin, vẫn là chất kháng khuẩn được ưu tiên trong điều trị dự phòng.
2.2 Sử dụng đúng liều lượng
Liều kháng sinh trong dự phòng nhiễm khuẩn trước phẫu thuật được nêu trong bảng sau. [4]
2.3 Sử dụng đúng thời điểm
Kháng sinh đạt hiệu quả khi nồng độ kháng sinh có mặt trong huyết thanh và mô kháng khuẩn vượt quá nồng độ ức chế tối thiểu đối với các sinh vật. Thời điểm sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ hiệu quả.
Các khuyến cáo cho hay nên tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch trước phẫu thuật trong vòng 60 phút sau khi rạch. Gần đây hơn, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên thực hiện trong vòng 120 phút sau khi rạch. [5]
Tài liệu tham khảo
- ^ Marsha F. Crader, Matthew Varacallo (Ngày đăng 18 tháng 7 năm 2021). Preoperative Antibiotic Prophylaxis, NCBI. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021
- ^ Marsha F. Crader, Matthew Varacallo (Ngày đăng 18 tháng 7 năm 2021). Preoperative Antibiotic Prophylaxis, NCBI. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021
- ^ Aust Prescr (Ngày đăng tháng 12 năm 2017). Surgical antimicrobial prophylaxis, NCBI. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021
- ^ Bộ Y Tế (Xuất bản ngày 2 tháng 3 năm 2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản y học Hà Nội. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021
- ^ Aust Prescr (Ngày đăng tháng 12 năm 2017). Surgical antimicrobial prophylaxis, NCBI. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021