1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Sốc tim: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp xử trí

Sốc tim: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp xử trí

Sốc tim: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp xử trí

Trungtamthuoc.com - Sốc tim là một tình trạng đe dọa tính mạng, trong đó tim của bạn đột nhiên không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này thường do một cơn đau tim nặng gây ra, nhưng không phải ai bị nhồi máu cơ tim cũng bị sốc tim. [1]

1 Sốc tim là gì?

Sốc tim là một thực thể lâm sàng được đặc trưng bởi tình trạng cung lượng tim thấp, suy tuần hoàn làm giảm tưới máu nội tạng và thiếu oxy mô. Tình trạng này thường gây ra bởi một cơn đau tim nghiêm trọng, tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp đau tim  nào cũng bị sốc tim.

Sốc tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong nhồi máu cơ tim cấp tính, tỷ lệ tử vong đến 70-90% nếu không được điều trị đúng, kịp thời.

Sốc tim - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

2 Nguyên nhân sốc tim

Các dạng rối loạn chức năng tim khác nhau có thể gây sốc tim. Nhồi máu cơ tim cấp (MI) là nguyên nhân phổ biến nhất của sốc tim và được định nghĩa là một biến cố lâm sàng dẫn đến chết các tế bào tim (hoại tử cơ tim) do thiếu máu cục bộ (trái ngược với các nguyên nhân khác như viêm cơ tim hoặc chấn thương). [2]

Các nguyên nhân phổ biến nhất của sốc tim bao gồm:

  • Phần lớn các trường hợp sốc tim ở người lớn là do thiếu máu cơ tim cấp.
  • Khiếm khuyết cơ học của tim bao gồm hở van hai lá cấp tính, vỡ thành tâm thất, chèn ép tim, tắc nghẽn dòng chảy thất trái...
  • Người bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và không do thiếu máu cục bộ, rối loạn nhịp tim, sốc nhiễm trùng với trầm cảm cơ tim, viêm cơ tim.
  • Người bệnh thuyên tắc phổi, suy thất phải, bóc tách động mạch chủ.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm thuốc gây độc cho tim như Doxorubicin), quá liều thuốc, rối loạn chuyển hóa, bất thường điện giải...
  • Nguy cơ sốc tim cao hơn sau nhồi máu cơ tim có ST chênh lên, người trên 70 tuổi, có tiền sử suy tim, tiểu đường, cao huyết áp, tắc nghẽn động mạch...

3 Triệu chứng lâm sàng sốc tim

Các triệu chứng lâm sàng của từng người bệnh sốc tim là khác nhau. Trong đó, các biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của sốc, như hạ huyết áp, thay đổi trạng thái tâm thần, thiểu niệu và da lạnh, dính cụ thể:

  • Bệnh nhân bị sốc thường xuất hiện xanh tái và tứ chi lốm đốm hoặc tím tái và có làn da lạnh.
  • Các xung ngoại vi rất nhanh và mờ nhạt và có thể không đều nếu có rối loạn nhịp tim.
  • Giãn tĩnh mạch cảnh trong phổi thường xuất hiện, một số trường hợp có phù ngoại biên.
  • Âm thanh của tim thường rất xa và có thế có âm thanh tim thứ ba và thứ tư.
  • Huyết áp có thể tụt xuống thấp và đa số trường hợp người bệnh là nhịp tim nhanh hơn bình thường.
  • Người bệnh sốc tim có dấu hiệu giảm tưới máu như thay đổi trạng thái tâm thần và giảm lượng nước tiểu.
  • Ngoài ra, với người bệnh nghi ngờ sốc tim cần siêu âm tim, chụp X-quang ngực, điện tim và xét nghiệm máu, dịch cơ thể...
  • Cần phân biệt sốc tim với trình trạng sốc khác như sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ, sốc giảm thể tích...
Người bệnh sốc tim có những triệu chứng như thế nào?

Sốc tim được chẩn đoán sau khi có bằng chứng rối loạn chức năng cơ tim và loại trừ các nguyên nhân khác của hạ huyết áp như: Hạ Kali máu, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, tắc mạch phổi, chèn ép màng ngoài tim, bóc tách động mạch chủ.

Người bệnh bị sốc nếu giảm tưới máu cơ quan đa hệ thống trong trường hợp hạ huyết áp với huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, chỉ số tim <2,2 L/phút/m2. Người bệnh này có sự hiện diện của áp lực mao mạch phổi bình thường hoặc tăng trên 15 mmHg hoặc áp lực cuối tâm trương phải trên 10 mmHg.

4 Chăm sóc bệnh nhân bị sốc tim

4.1 Nguyên tắc điều trị trong sốc tim

Sốc tim liên quan đến mất ổn định huyết động cấp tính phải điều trị hồi sức ngay, trước khi sốc làm tổn thương không hồi phục cơ quan quan trọng.

Phục hồi và tái thông mạch sớm là can thiệp quan trọng nhất để đạt được tỷ lệ sống sót với người bệnh sốc tim được cải thiện.

Người bệnh sốc tim cần được điều chỉnh các bất thường về rối loạn điện giải, toan kiềm.

Sốc tim có thể được ngăn ngừa bằng tái thông mạch sớm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim và cần can thiệp ở người bệnh tim cấu trúc.

4.2 Liệu pháp điều trị cụ thể

Quản lý ban đầu bao gồm hồi sức truyền dịch để điều chỉnh hạ kali máu và hạ huyết áp, trừ khi có phù phổi. Bệnh nhân sốc tim được xử trí hỗ trợ thông khí và bù dịch đúng theo hướng dẫn của bộ y tế phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Phương pháp hạ thân được áp dụng cho người bệnh ngừng tim ngoài bệnh viện với nhịp độ sốc để ngăn ngừa chấn thương não và giảm tử vong.

Cần điều trị cho người bệnh sốc tim như thế nào?

Bệnh nhân sốc tim cần nhanh chóng khôi phục cung lượng tim và ngăn ngừa tổn thương nội tạng không hồi phục. Ở những bệnh nhân này được xem xét lựa chọn và sử dụng các thuốc vận mạch phù hợp bao gồm:

Norepinephrine được ưu tiên hơn dopamine ở những bệnh nhân bị hạ huyết áp nặng hoặc hạ huyết áp không đáp ứng với các thuốc khác. Lý do vì dopamine có liên quan đến tỷ lệ rối loạn nhịp tim và nguy cơ tử vong cao hơn ở nhóm bệnh nhân này. Tuy nhiên, norepinephrine nên được sử dụng thận trọng vì nó có thể gây nhịp tim nhanh và tăng nhu cầu oxy ở người mới bị nhồi máu cơ tim.  

Dobutamine được sử dụng rộng rãi, nó có thể cải thiện khả năng co bóp của cơ tim, áp lực cuối tâm trương thất trái và tăng cung lượng tim. Do vậy, dobutamine được dùng cho người bệnh bị sốc tim với nguyên nhân là cơ tim bị tổn thương.

Milrinone, cũng là một inotrope được sử dụng rộng rãi, đã được chứng minh là làm giảm áp lực làm đầy thất trái.

Với những người bệnh không phù hợp để can thiệp mạch vành qua da hoặc ghép động mạch vành thì có thể điều trị tiêu sợi huyết.

Bệnh nhân sốc tim bị nhồi máu cơ tim hoặc hội chứng mạch vành cấp tính được cho dùng AspirinHeparin.

Thuốc lợi tiểu như Furosemide có vai trò làm giảm thể tích và phù huyết tương và do đó làm giảm cung lượng tim và huyết áp. Điều này có liên quan đến sự gia tăng bù đắp cho sức cản mạch máu ngoại biên. Với liệu pháp liên tục, dịch ngoại bào và thể tích huyết tương trở lại gần như mức trước xử lý.

Cần can thiệp mạch vành qua da tiên phát (PCI), bất kể thời gian trì hoãn từ khi bắt đầu nhồi máu cơ tim. Ghép bắc cầu động mạch vành khẩn cấp được chỉ định ở những bệnh nhân không thể can thiệp mạch vành qua da.

5 Các biến chứng của sốc tim

Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Hại não
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương gan

6 Phòng ngừa

Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển sốc tim bằng cách:

  • Nhanh chóng điều trị nguyên nhân của nó (chẳng hạn như đau tim hoặc vấn đề về van tim)
  • Ngăn ngừa và điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh tim, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol và chất béo trung tính cao, hoặc sử dụng thuốc lá. [3]

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Cardiogenic shock, Mayoclinic. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Alex Reyentovich, MD, Clinical manifestations and diagnosis of cardiogenic shock in acute myocardial infarction, Uptodate. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Cardiogenic shock, Medlineplus. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    cho tôi hỏi thuốc Norepinephrine có giá bao nhiêu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Sốc tim: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp xử trí 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Sốc tim: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp xử trí
    TD
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên nhà thuốc an huy chu đáo, tư vấn nhiệt tình, dặn dò cẩn thận

    Trả lời Cảm ơn (2)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633