1. Trang chủ
  2. Dùng Thuốc Nên Biết
  3. Siro thuốc là gì? Đặc điểm của siro thuốc và phương pháp điều chế

Siro thuốc là gì? Đặc điểm của siro thuốc và phương pháp điều chế

Siro thuốc là gì? Đặc điểm của siro thuốc và phương pháp điều chế

Trungtamthuoc.com - Siro thuốc có đặc điểm là lỏng, sánh, đường chiếm tỷ lệ cao. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về siro thuốc và phương pháp bào chế siro thuốc

1 Siro là gì? Đặc điểm của siro thuốc

Đặc điểm của siro thuốc
Đặc điểm của siro thuốc

Đặc điểm của siro thuốc:

  • Là những chế phẩm lỏng sánh.
  • Nồng độ đường trong siro thuốc chiếm tỷ lệ từ 56 đến 64%.

Phương pháp điều chế:

  • Hòa tan dược chất, sau đó phối hợp dung dịch dược chất vào siro đơn.
  • Hòa tan đường vào dung dịch dược chất.

Đối với phương pháp điều chế bằng cách hòa tan đường, siro sẽ được chia ra làm 2 loại và siro điều chế nguội và siro điều chế nóng.

Tùy theo mục đích sử dụng, siro được chia thành:

  • Siro dùng làm chất dẫn (không chứa dược chất), mục đích để làm thơm hoặc điều vị, thường được dùng để phối hợp với dược chất trong quá trình pha chế thuốc.
  • Siro thuốc (chứa dược chất) được điều chế nhằm mục đích điều trị bệnh.

2 Ưu nhược điểm của siro thuốc

Ưu điểm

Nhược điểm

Vị ngọt, che dấu được mùi vị khó chịu một số dược chất

Thích hợp khi sử dụng cho trẻ nhỏ

Hàm lượng đường trong siro cao do đó có thể hạn chế được sự phát triển vi khuẩn và nấm mốc

Hạn chế được tình trạng kích ứng niêm mạc họng

Mùi vị thơm ngon, thuận tiện trong quá trình sử dụng

Phân chia liều chính xác hơn so với hỗn dịch thuốc

Khả năng hấp thu nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn

Độ ổn định kém hơn so với các dạng thuốc rắn

Bảo quản, vận chuyển khó khăn do siro thuốc thường được đóng trong chai, lọ

Chia liều khó chính xác hơn các dạng thuốc đã phân liều

3 Thành phần của siro thuốc

Thành phần của siro thuốc
Thành phần của siro thuốc

Thành phần chính:

  • Dược chất.
  • Đường.
  • Dung dịch nước.
  • Mỗi loại siro thuốc có thể chứa một hoặc nhiều loại đường khác nhau như đường Sorbitol, saccharose, Manitol, Glucose, saccharin, Fructose.

Một số thành phần phụ có thể được thêm vào siro thuốc như:

  • Chất làm tăng độ tan.
  • Chất ổn định (ethanol, Glycerin, glycol).
  • Chất làm tăng Sinh khả dụng.
  • Chất màu, chất điều hương.
  • Chất bảo quản (Nipagin, Nipasol).
  • Chất chống oxy hóa.
  • Chất làm tăng độ nhớt như PEG 1500, Na CMC.
  • Chất tạo hệ đệm pH, chất điều chỉnh pH với mục đích đảm bảo độ ổn định cho dược chất (NaOH, HCl,...). [1]

4 Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan dược chất, phối hợp dung dịch dược chất vào siro đơn

Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan dược chất, dung dịch dược chất vào siro đơn
Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan dược chất, dung dịch dược chất vào siro đơn

Phương pháp này thường áp dụng trong các trường hợp dược chất có khả năng dễ hòa tan trong siro đơn hoặc các loại siro có chứa dược chất độc, cần hòa tan trong dung môi phù hợp trước khi phối hợp vào với siro đơn nhằm mục đích đảm bảo đúng đủ hàm lượng các dược chất có trong siro.

4.1 Siro đơn là gì?

Siro đơn là dung dịch đường trắng không chứa dược chất. Nồng độ đường trong siro đơn ở mức gần bão hòa trong nước tinh khiết.

Trong siro đơn có thể chứa thêm thành phần khác như chất điều hương, chất điều vị. Siro đơn được sử dụng để phối hợp với dược chất trong quá trình pha chế thuốc.

4.2 Thành phần của siro đơn

Thành phần của siro đơn được đề cập như sau:

  • Đường.
  • Chất điều vị.
  • Chất điều hương.
  • Chất làm tăng độ tan.
  • Chất làm tăng độ ổn định.
  • Chất chống oxy hóa.
  • Chất bảo quản.
  • Chất tạo hệ đệm.

4.3 Phương pháp điều chế

Điều chế siro đơn

Siro đơn có thể được điều chế bằng cách hòa tan saccharose trong nước nóng hoặc nước ở nhiệt độ thường

Công thức siro đơn khi điều chế bằng cách hòa tan nóng: 165g đường, 100g nước. Saccharose được hòa tan trong nước đặt trên nồng cách thủy, nhiệt độ không quá 60 độ C. Lọc nóng siro đơn qua nhiều lớp vải gạc. Tiến hành kiểm tra tỷ trọng của siro đơn ở 105°c là 1,26 (hoặc ở 20°c là 1,314) tương ứng với nồng độ 64% đường có trong siro đơn.

Công thức siro đơn khi điều chế ở nhiệt độ thường: 180g đường. 100g nước.

Saccharose được đặt trong túi vải nhúng ngập ở bề mặt nước, để yên, quá trình hòa tan tự xảy ra theo cách đôi lưu từ trên xuống. Khi đường hòa tan hết mới khuấy đều, thu được siro đơn có nồng độ đường đã cho theo công thức (do không có sự bay hơi dung môi như khi hòa tan nóng). Có thể dùng dụng cụ kiểu bình ngấm kiệt đê điều chế siro đơn ở nhiệt độ thường.

Chuẩn bị dung dịch dược chất (nếu có)

Đối với các siro thuốc chứa thành phần dược chất nằm trong nhóm chất độc bảng A hoặc bảng B, cần phải sử dụng một lượng dung môi tối thiểu để hòa tan dược chất tạo thành dung dịch dược chất. các dược chất độc thường có hàm lượng nhỏ, một lượng nhỏ dung dịch dược chất độc không gây ảnh hưởng đáng kể nồng độ đường trong siro nhưng đảm bảo được các dược chất đã hòa tan hoàn toàn, tạo thành dạng đồng nhất trong siro thuốc

Một số dịch chiết dược liệu được cô đặc để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình pha siro thuốc. Tỷ lệ phối hợp dịch chiết đậm đặc và siro đơn là 1:10

Hòa tan dược chất, phối hợp dung dịch dược chất vào siro đơn

Siro đơn có độ nhớt cao, do đó, trước khi phối hợp cần đun nóng để dễ dàng hòa tan các dược chất. Ưu điểm của việc hòa tan các dược chất vào siro đơn là không làm giảm tỷ lệ đường và nước có trong siro thuốc

Các dung dịch thuốc được điều chế với dung môi nước hoặc thân nước dễ dàng phối hợp trộn đều đồng nhất với siro đơn

Các chất phụ khác có trong thành phần được hòa tan vào dung dịch thuốc hoặc siro đơn một cách hợp lý tùy theo vai trò của chất phụ và tính chất của dược chất

Hoàn chỉnh thành phẩm

Siro thuốc được lọc trong (lọc nóng), kiểm nghiệm cần đảm bảo đạt yêu cầu trước khi đóng gói thành phẩm

5 Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan đường vào dung dịch dược chất

Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan đường vào dung dịch dược chất
Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan đường vào dung dịch dược chất

Áp dụng đối với nhiều loại siro thuốc do có ưu điểm là thuận lợi trong quá trình pha chế các dung dịch dược chất, hòa tan các chất phụ hoặc các loại đường có trong công thức.

Chuẩn bị dung dịch dược chất

Dung dịch dược chất có thể được pha chế theo phương pháp hòa tan thông thường hoặc phương pháp hòa tan đặc biệt

Dịch chiết điều chế bằng cách chiết xuất dược liệu hoặc hòa tan từ cao thuốc

Dung môi chất dẫn là nước thơm được điều chế bằng cách chưng cất

Các chất phụ gia được thêm vào giai đoạn này nhằm ổn định dung dịch thuốc hoặc tăng độ hòa tan của dược chất

Hòa tan đường vào dung dịch dược chất

Đường có thể được hòa tan nóng hoặc ở nhiệt độ thường vào dung dịch dược chất

Cách hòa tan nóng có ưu điểm là nhanh và dễ lọc siro thuốc, nhưng không áp dụng được khi dược chất dễ phân hủy bởi nhiệt. Siro thuốc điều chế nóng thường đậm màu hơn do hiện tượng caramen hóa. có đường khử do thủy phân saccharose.

Đưa nồng độ đường đến giới hạn quy định

Nồng độ đường trong siro có thể được xác định bằng cách đo tỷ trọng hoặc do nhiệt độ sôi do có tương quan giữa nồng độ - tỷ trọng, nồng độ - nhiệt độ sôi

Làm trong siro

Siro thuốc cần được lọc nóng qua nhiều lớp vải gạc, vải dạ, loại giấy lọc đặc biệt dày và xốp, có lỗ lọc lớn có thể được dùng để lọc siro thuốc.

Nếu đi từ dịch quả, dịch chiết dược liệu, việc làm trong có thể phức tạp hơn do các chất kết tủa dạng các hạt keo. Về nguyên tắc các dung dịch dược chất cần được lọc trong trước khi hoà tan đường. Nếu dùng cách đun nóng không làm đông vón các tủa keo có thể áp dụng các biện pháp làm trong như sau:

  • Dùng bột giấy lọc: 1g bột giấy nghiền thành bột nhão trong cối sứ với một ít nước nóng, đổ vào 1000g siro đang nóng, đun sôi vài phút. Sau đó lọc qua vải. Cách này có ưu điểm không đưa tạp chất lạ vào siro thuốc.
  • Dùng lòng trắng trứng: một lòng trắng trứng dùng cho 10 lít siro. Hoà tan lòng trắng trứng trong siro, khuấy trộn, Albumin lòng trắng trứng sẽ kết tủa lôi cuốn các tiểu phân nhỏ lơ lửng khó lọc trong siro. Hớt bỏ kết tủa, lọc siro qua vải. Cách này có nhược điểm đưa một số' protein phân tử nhỏ tan được vào trong siro, có thể gây tương kỵ với dược chất.

Quá trình đưa nồng độ đường đến giới hạn quy định có thể được tham khảo ở bảng sau:

Tỷ trọng của siro đơn và nồng độ đường ở 15 độ C

Nồng độ đường (%)

Tỷ trọng siro

65

1.3207

64

1.3146

60

1.2906

55

1.2614

Bảng mối quan hệ giữa nồng độ đường và nhiệt độ sôi của dung dịch đường

Mối quan hệ giữa nồng độ đường và nhiệt độ sôi của dung dịch đường saccharose trong nước

Nồng độ đường (%)

Nhiệt độ sôi (độ C)

10

100

20

100.6

30

103.6

64-65

105

80

112

Tuy nhiên, cách đo này thường mắc sai số lớn do việc thay đổi nồng độ đường trong siro không làm thay đổi quá nhiều nhiệt độ sôi.

Cách tính lượng nước cần thêm khi nồng độ đường vượt quá quy định cho phép:

Cách tính lượng nước cần thêm khi nồng độ đường vượt quá quy định
Cách tính lượng nước cần thêm khi nồng độ đường vượt quá quy định

6 Kiểm tra chất lượng và bảo quản siro thuốc

Dưới đây là những tiêu chuẩn chất lượng của siro thuốc theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V:

Tính chất

Trừ khi có thêm các quy định khác, siro phải đảm bảo độ trong nhất định, không được lẫn các tạp chất khác, không có mùi lạ, không chứa bọt khí hoặc bất kỳ sự biến chất nào khác trong quá trình bảo quản

Nồng độ đường trong siro

Nồng độ đường không được ít hơn 45%

Thể tích

Thể tích ghi trên nhãn tới 100ml: Giới hạn cho phép +10%

Thể tích ghi trên nhãn 100 đến 250ml: Giới hạn cho phép +8%

Giới hạn ghi trên nhãn trên 250ml: Giới hạn cho phép +6%

Giới hạn nhiễm khuẩn

Có thể có khuẩn lạc nhưng phải nằm trong giới hạn cho phép về độ nhiễm khuẩn như trong quy định trong DĐVN V, Phụ lục 13.6

7 Một số ví dụ về siro thuốc

Ví dụ vể siro thuốc
Ví dụ vể siro thuốc

7.1 Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan đường vào dung dịch dược chất

7.1.1 Siro cánh kiến trắng

Chuẩn bị:

  • 30g cánh kiến trắng.
  • 500ml nước cất.
  • 700ml dung dịch amoniac 1%.
  • 1800g đường trắng.

Cách tiến hành:

  • Cánh kiến trắng được tán nhỏ trong cối sứ, sau khi tán nhỏ, cho bột cánh kiến trắng vào bát sứ có nắp đậy.
  • Thêm 500ml nước.
  • Tiếp tục đun cách thủy cho đến khi sôi trong vòng 2 giờ, sử dụng đũa thủy tinh để khuấy.
  • Để nguội gạn lấy nước.
  • Lọc dung dịch qua vải thưa.
  • Tiến hành thêm 500ml dung dịch amoniac vào bã sau khi lọc.
  • Đun sôi cách thủy trong 1 giờ, thỉnh thoảng dùng đũa thủy tinh để khuấy.
  • Để nguội, gạn lấy nước và lọc qua vải thưa. Chú ý dịch sắc đầu.
  • Sử dụng 200ml dung dịch amoniac 1% để chiết thêm một lần nữa. Đổ dịch đã sắc bên trên cho vừa đủ 1000ml.
  • Với 1000ml dịch sắc, thêm 1800g đường, đậy kín, đun cách thủy, sử dụng đũa thủy tinh khuấy cho tan hết.
  • Lọc qua vải.
  • Chế phẩm thu được có màu đặc sánh, có thể hơi đục, mùi thơm, vị ngọt.

7.1.2 Siro iodotanic

Chuẩn bị:

  • 2g Iot.
  • 4g Tanin.
  • 400g nước cất.
  • 600g đường trắng.

Cách tiến hành:

  • Tán nhỏ iot, sau đó cho vào bình thủy tinh.
  • Thêm 4g tanin và 400g nước cất cùng với 100g đường bào bình.
  • Đun cách thủy ở nhiệt độ gần 60 độ C, thỉnh thoảng khuấy.
  • Khi quan sát thấy iod đã tan hết, dung dịch không còn phản ứng với giấy hồ tinh bột, tiếp tục cho lượng đường còn lại vào bình.
  • Đun cách thủy cho đến khi đường tan hoàn toàn.
  • Chế phẩm sau khi thu được có màu nâu đỏ, vị ngọt.

7.2 Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan dược chất, dung dịch dược chất vào siro đơn

7.2.1 Siro cloral

Chuẩn bị:

  • 5g cloral kết tinh.
  • 4,5g nước.
  • 0,5g cồn bạc hà.
  • 90g siro đơn.

Cách tiến hành:

  • Hòa tan cloral kết tinh trong nước.
  • Thêm cồn Bạc Hà, siro đơn vào dung dịch bên trên.
  • Khuấy đều.
  • Chế phẩm thu được có mùi bạc hà, vị ngọt, không màu, hơi đắng.

7.2.2 Siro Brocan

2,25g Calci bromid.

0,39 Clorat hydrat.

Siro đơn vừa đủ.

Siro có tác dụng an thần, gây ngủ.

7.3 Siro sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường

Đối với những bệnh nhân đái tháo đường không được chỉ định sử dụng đường. Do đó, để cho người bệnh vẫn có thể sử dụng được một số thuốc dưới dạng siro, có thể điều chế siro đơn từ đường saccharose theo công thức:

Cách thực hiện:

  • Hòa tan nipagin và saccharin trong ethanol.
  • Cho bột natri Carboxymethyl cellulose lên trên bề mặt.
  • Khuấy cho đến khi tan hoàn toàn.
  • Chế phẩm thu được có vị giống siro đơn, sánh, lỏng, không màu.

8 Kết luận

Siro thuốc là chế phẩm có vị ngọt, thích hợp với các đối tượng như trẻ em, người già gặp khó khăn trong việc sử dụng các dạng bào chế thuốc khác. Trên đây là quy trình điều chế siro thuốc mà quý bạn đọc có thể tham khảo. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Sách Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 1(Nhà xuất bản Y học). Siro thuốc, trang 77-86. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633