1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Bệnh sán máng có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sán máng có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sán máng có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1 Sán máng phổi là bệnh gì?

Bệnh sán máng phổi hay còn gọi là bệnh sán máng (tên khác: bệnh Biharzs, sốt ốc) là bệnh do nhiễm kí sinh trùng từ một số loài sán thuộc họ Schistosoma gây ra. [1] 

Tuy thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại tiến triển mạn tính và có thể khiến nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, đặc biệt là phổi. Ở trẻ em, nhiễm sán máng khiến các đối tượng này chậm phát triển chiều cao, cân nặng và cả trí tuệ.

2 Nguyên nhân gây bệnh 

Tác nhân gây bệnh sán máng là ký sinh trùng sán máng họ Schistosoma, trong đó 3 loài sán gây hại nhiều nhất là S.mansoni, S.haematobium và S.japonicum. Chúng xâm nhập chủ yếu vào cơ thể thông qua chui qua da vào cơ thể và gây bệnh.

Hình ảnh một số loài sán máng
Hình ảnh một số loài sán máng

3 Sáng máng ký sinh ở đâu? 

Sáng máng thuộc nhóm giun dẹp, thường ký sinh trong hệ tuần hoàn, có con đực và con cái riêng. Sán máng đực có kích thước khoảng 4-15mm, rộng 1mmm. Sán máng cái dài hơn, khoảng 20mmm. Khi vào máu, thời gian sống trong cơ thể người có thể lên tới 26 năm.

Vị trí ký sinh thường gặp của 3 loại sán máng chủ yếu gây bệnh ở người:

  • S. haematobium: chủ yếu tìm thấy ở các mao mạch nhỏ thành bàng quang, và gây ra các thương tổn tại đây.
  • S. Japonicum: ở trong hệ tuần hoàn, chúng sống ở tĩnh mạch cửa, động mạch phổi gây ra tổn thương tại nhiều cơ quan như ruột, gan, lách, phổi.
  • S. mansoni: thường khu trú ở nhánh của tĩnh mạch cửa, đám rối tĩnh mạch trạc treo dưới, và gây tổn thương chủ yếu ở ruột.

4 Chu kỳ phát triển

Vòng đời phát triển của sán máng gồm các giai đoạn cụ thể như sau:

1.Trong cơ thể người, sáng máng trưởng thành ký sinh trong thành mạch máu, sau đó đẻ trứng và các trứng sán máng sẽ xuyên qua thành mao mạch vào các mô ruột, bàng quang rồi theo phân và nước tiểu ra ngoài.

2. Gặp môi trường nước, trứng nở thành ấu trùng lông mao, ký sinh tại các vật chủ trung gian là ốc. 

3. Tại đây, chúng tiếp tục phát triển thành vĩ ấu trùng (ấu trùng có đuôi) rồi thoát khỏi ốc, sống trong nước.

4. Khi gặp điều kiện thích hợp, chúng sẽ chui qua da người, theo hệ thống tĩnh mạch tới tĩnh mạch cửa, tiếp tục phát triển, gây bệnh và sinh sản. [2] 

Vòng đời của sán máng
Vòng đời của sán máng

5 Dịch tễ bệnh sán máng ở Việt Nam

Bệnh sán máng có sự phân bố rộng rãi, thường gặp ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó khu vực lưu hành chính là Châu Phi cận Sahara (chiếm hơn 90% các ca mắc toàn cầu), ngoài ra các vùng hay gặp khác như Nam Mỹ, Trung Đông, Trung Quốc, Philippin, các vùng sông lớn ở Đông Á. 

Hiện tại ở nước ta chưa có ca mắc bệnh sán máng và không phải khu vực lưu hành mạnh. Tuy nhiên vẫn cần giám sát và thực hiện các biện pháp phòng chống trên diện rộng đối với khu vực nguy cơ cao.

6 Dấu hiệu nhận biết

Các loại sán máng gây ra những tổn thương tại nhiều cơ quan, nhiều nhất gan, sau đó di chuyển các bộ phận khác như phổi, thần kinh. Ở từng giai đoạn nhiễm bệnh, cơ thể có những triệu chứng miễn dịch khác nhau, chằng hạn giai đoạn mới nhiễm ấu trùng khoảng vài ngày sẽ nhận thấy ngứa da, nổi mẩn đỏ, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ. Còn giai đoạn mạn tính sẽ có biểu hiện lâm sàng đặc trưng theo từng loại sán mắc phải, cụ thể:

  • Bệnh do s. mansoni: biểu hiện bệnh ở gan, lách và ruột với các triệu chứng tiêu chảy mãn tính, phân lẫn máu, đau bụng, gan to, lách to, bệnh nhân có thể sốt kèm các dấu hiệu nhiễm độc. 
  • Bệnh do s. haematobium: triệu chứng thường xảy ra ở hệ tiết niệu, đặc trưng nhất ở trẻ em là tiểu máu, tiểu rắt, tiểu buốt, cũng có thể viêm bàng quang, niệu quản, cổ tử cung (ở nữ), viêm tuyến tiền liệt (ở nam).
  • Bệnh do s. japonicum: triệu chứng thường giống s. Haematobium, chủ yếu ở gan và lách như gan to, lách to, xơ gan, cổ trướng.

Trong trường hợp sán máng di chuyển gây tổn thương phổi sẽ có các biểu hiện theo giai đoạn cấp tính, bán cấp, mạn tính, cụ thể như:

6.1 Nhiễm sán máng phổi cấp tính

Khi các ấu trùng sán máng xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây ra tổn thương phổi cấp tính trong vòng 2-4 tuần.

Biểu hiện lâm sàng là sốt, ho, thở rít và nổi ban đỏ trên da. Xét nghiệm máu có tăng bạch cầu ái toan.

Ngoài ra, một số trường hợp sẽ có triệu chứng rét run, đau đầu, gan lách to và nổi hạch ngoại biên.

Chụp X-quang cho hình ảnh thâm nhiễm dạng nốt nhỏ, thành phế quản có thể dày lên, đôi khi là hình ảnh đông đặc phế nang (hiếm gặp). 

6.2 Nhiễm sán máng phổi bán cấp

Sán máng sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ theo các mạch máu đến vị trí đẻ trứng. Trứng sán di chuyển ngược dòng tĩnh mạch vào các tổ chức, kích thích phản ứng viêm và hình thành nên các u hạt. Phản ứng viêm hạt có thể lan tỏa hoặc khu trú.

Ở phổi, trứng sán hoặc sán có thể gây tắc động mạch phổi và xâm nhập vào nhu mô phổi. Thông thương là do sán trưởng thành từ tĩnh mạch chậu di chuyển đến phổi gây ra.

Biểu hiện lâm sàng có thể gặp là ho, thiếu oxy khiến bệnh trạng nặng hơn, thậm chí là tử vong. Chụp X-quang phổi thấy hình ảnh thâm nhập dạng đám mờ.

6.3 Nhiễm sán máng phổi mạn tính

Các tổn thương thường gặp nhất là u hạt hoặc tổn thương kẽ do viêm mạch. Đây là hậu quả của trứng sản lắng đọng và lan tỏa rộng trong các mạch máu phổi.

Chụp X quang phổi cho hình ảnh thâm nhiễm tổ chức kẽ, xuất hiện các nốt mờ nhỏ và có thể có xơ hóa.

Thống kê số liệu cho thấy, có 7- 23% trường hợp mắc bệnh sán máng phổi mạn tính xuất hiện triệu chứng tăng áp lực động mạch phổi do viêm nội mạc mạch, u hạt gây tắc mạch. Bệnh tiến triển nặng khiến các nhu mô phổi bị xơ hóa. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu oxy nặng, đau ngực,...

7 Chẩn đoán 

Chẩn đoán xác định thông qua dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm như sau:

  • Bệnh nhân sống, đi du lịch hoặc di chuyển qua những vùng lưu hành bệnh sán máng phổi hoặc có tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Trên lâm sàng bệnh nhân có triệu chứng ho kéo dài
  • Xét nghiệm máu: Tăng bạch cầu ái toan, thiếu máu, giảm tiểu cầu.
  • Chụp X-quang phổi: có tổn thương dạng thâm nhiễm.
  • Test IgG ELISA với độ đặc hiệu 97% là phương pháp chẩn đoán nhanh nhất.
  • Tìm trứng sán trong các mẫu bệnh phẩm (phân, nước tiểu, đờm,...) dưới kính hiển vi.
  • Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như: viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, viêm phế quản mạn, các bệnh tăng áp lực động mạch phổi hoặc tĩnh mạch cửa,...

8 Điều trị 

Dưới đây là một số thuốc được chỉ định trong điều trị sán máng:

Thuốc điều trị sán máng
Thuốc điều trị sán máng phổi

8.1 Praziquantel (Distocide)

Thuốc điều trị sán máng phổi được sử dụng phổ biến nhất là Praziquantel.

Praziquantel có phổ tác dụng rộng trên nhiều loại sán lá, sán máng và sán dây gây bệnh ở người. Nó tác động vào cả sán trưởng thành, đang trưởng thành và ấu trùng sán.

Cách dùng:

Liều dùng Praziquantel trong điều trị là: liều duy nhất 40 mg/kg. Tỷ lệ điều trị thành công lên tới 85-90%.

Tác dụng phụ:

Khoảng ⅓ số người sử dụng Praziquantel gặp phải tác dụng không mong muốn như:  nôn mửa, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy và mẩn ngứa. 

Những biểu hiện này có thể do thuốc hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể với các loại kí sinh trùng đã bị tiêu diệt.

Các đối tượng cần thận trọng:

Người lái xe, vận hành máy móc cần dừng việc làm này trong 24 giờ sau khi uống thuốc vì tác dụng phụ của nó có thể ảnh hưởng tới hoạt động thần kinh.

Phụ nữ đang mang thai khuyến cáo không được dùng thuốc này.

Người mẹ đang cho con bú cần ngưng hành động này trong 3 ngày sau khi uống thuốc. Sữa phải vắt bỏ đi.

đặt mua

8.2 Oxamniquin

Thuốc này chỉ sử dụng điều trị sán máng đường ruột châu Phi và Nam Mỹ với liều như sau: [3]

Trẻ em dưới 30kg: dùng liều 20mg/kg/ngày, chia làm 2 lần mỗi ngày.

Người lớn dùng đơn liều 12 - 15 mg/kg hoặc 30 - 60 mg/kg chia thành 2 - 4 liều bằng nhau, 2 lần/ngày.

Thời gian điều trị là 1-3 ngày. Uống thuốc sau khi ăn.

8.3 Metrifonat

Thuốc này được chỉ định trong điều trị bệnh sán máng bàng quang với liều dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ là 7,5 mg/kg mỗi đợt, uống 3 đợt cách nhau 2 tuần. 

Thông thường người ta chỉ dùng một liều duy nhất 10mg/kg rồi nhắc lại vào 3,6 hoặc 12 tháng sau.

9 Sán máng có chữa khỏi được không?

Bệnh sán máng có thể chữa khỏi được hoàn toàn, nếu:

  • Phát hiện sớm bệnh trước khi các tổn thương gan, phổi xảy ra sẽ làm quá trình điều trị khó khăn và kéo dài hơn.
  • Sử dụng đúng và đủ liều thuốc điều trị.
  • Áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái nhiễm sán máng, đặc biệt các khu vực có tỷ lệ lưu hành bệnh cao.

10 Biện pháp phòng ngừa

Biện pháp phòng ngừa sán máng
Biện pháp phòng ngừa sán máng

Cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường sống và thay đổi lối sống để có hiệu quả phòng ngừa cao nhất, cụ thể:

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đặc biệt là nguồn nước.
  • Xử lý rác thải đúng theo quy định, không xả rác thải và nước sinh hoạt chưa xử lý ra môi trường.
  • Tránh tiếp xúc với các nguồn nước ô nhiễm, nhất là những vùng dịch tễ bệnh sán máng phổi.
  • Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Tiêu diệt các loại ốc có hại sống dưới nước để làm mất nơi kí sinh của ấu trùng sán.
  • Khi cần thiết phải lội vào nước ô nhiễm, cần có các đồ bảo vệ da.
  • Sử dụng nguồn nước sạch. 

11 Kết luận

Bệnh sán máng là bệnh ký sinh trùng hiếm gặp nhưng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp người đọc hiểu hơn về bệnh sán máng và cách phòng ngừa.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Immunol (Ngày đăng 19 tháng 4 năm 2021). Schistosomes in the Lung: Immunobiology and Opportunity, Frontiersin. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021
  2. ^  Niemann, HP Marti, SH Duhnsen và Bongartz G. Pulmonary Schistosomiasis – Imaging Features, NCBI. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả Anthony Danso‐Appiah và cộng sự (ngày đăng 28 tháng 3 năm 2013) Drugs for treating Schistosoma mansoni infection. NIH. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2025

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    Bệnh sán máng có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 2
    5
    100%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
    • Bệnh sán máng có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
      DL
      Điểm đánh giá: 5/5

      thông tin bổ ích, tôi thường xuyên theo dõi ở đây, mong các bạn tiếp tục cung cấp các thông tin y tế sức khỏe cho mọi người

      Trả lời Cảm ơn (0)
    • Bệnh sán máng có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
      UP
      Điểm đánh giá: 5/5

      Sán máng phổi là bệnh gì?

      Trả lời Cảm ơn (0)
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    0927.42.6789