1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Sán lá ruột: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Sán lá ruột: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Sán lá ruột: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh sán lá ruột chủ yếu hay gặp ở các nước Đông Nam Á và Đông Á. Tại nước ta, bệnh chủ yếu thấy trên lợn, tỷ lệ người nhiễm rất thấp. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh sán lá ruột qua bài viết sau. 

1 Bệnh sán lá ruột là gì?

Sán lá ruột là loài kí sinh ở đường ruột thường gặp ở người và lợn. Tác nhân gây bệnh hay gặp nhất là loài Fasciolopsis buski. [1] 

Sán lá ruột có kích thước dài từ 30-70mm, chiều ngang khoảng 15mm. Miệng nằm ngay trước đầu. Trứng sán lá ruột khá lớn so với các loại trứng giun sán khác.

Hình ảnh sán lá ruột
Hình ảnh sán lá ruột

Bệnh sán lá ruột chủ yếu hay gặp ở các nước Đông Nam Á và Đông Á. Tại nước ta, bệnh chủ yếu thấy trên lợn, tỷ lệ người nhiễm rất thấp.

Các vùng địa lý nhiều ao hồ, sông suối có nhiều thực vật thủy sinh làm thức ăn cho người và gia súc dễ phát bệnh.

2 Phương thức lây truyền sán lá ruột

Vật chủ chính của sán lá ruột là người và lợn. Một con sán lá lợn loài Fasciolopsis buski sống được khoảng 1 năm, mỗi ngày có thể dẻ tới 25 ngàn trứng. Trứng sán theo phân ra ngoài môi trường. Sau thời gian 3-7 tuần trong môi trường nước ngọt, ấu trùng lông của sán thoát ra ngoài và xâm nhập vào các loài ốc thành bào ấu. Tiếp đó 4-7 tuần, chúng biền thành các ấu trùng đuôi, rời ốc và sống bám vào cây cỏ mọc dưới nước. Tại đây chúng phát triển thành các nang trùng.

Khi người hoặc lợn ăn phải các loại rau có nang sán lá ruột chưa nấu chín. Vào đường tiêu hóa, ấu trùng sán sẽ phá nang rồi bám vào niêm mạc ruột non để kí sinh và hút dinh dưỡng. Các vết bám của sán sẽ bị loét, phù nề và viêm. Thậm chí lan rộng xuống tận ruột già. Sau khi nhiễm sán khoảng 2 tuần, cơ thể sẽ sinh kháng thể kháng lại nó trong huyết thanh.

Từ khi sán xâm nhập vào cơ thể đến lúc hoàn toàn trưởng thành và có khả năng gây bệnh là khoảng 3 tháng. Sau đó, chúng lại tiếp tục 1 vòng sinh trưởng mới.

Vòng đời sán lá ruột
Vòng đời sán lá ruột

3 Triệu chứng của bệnh sán lá ruột

Ban đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút dần, có tình trạng thiếu máu. 

Giai đoạn toàn phát, người bệnh thấy đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, có thể đau dữ dội kèm rối loạn tiêu hóa, phân lỏng không máu nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu hóa hết. [2] 

Nếu không điều trị, bệnh tiếp tục chuyển sang giai đoạn nặng hơn với triệu chứng phù toàn thân hoặc một số vị trí như mặt, chân,... tràn dịch màng phổi, cổ trướng,... 

Nếu số lượng sán quá lớn có thể gây tắc hoặc thủng ruột. Nghiêm trọng nhất là tử vong do cơ thể suy kiệt.

4 Chẩn đoán bệnh sán lá ruột

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm phân hoắc các dịch thể như chất nôn, dịch tá tràng,... tìm trứng sán lá ruột để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm máu thấy số lượng hồng cầu, huyết tố cầu giảm, bạch cầu toan tính tăng lên.

Xét nghiệm thấy có kháng thể kháng sán trong huyết thanh.

Cần lưu ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh ký sinh trùng là giun đũa, giun móc/mỏ,...

5 Điều trị sán lá ruột

5.1 Nguyên tắc điều trị

Cần điều trị bệnh từ sớm, dùng thuốc đặc hiệu và đủ liều.

Nếu bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng cần điều trị hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

5.2 Praziquantel

Thuốc thường sử dụng trong điều trị sán lá ruột là Praziquantel viên nén hàm lượng 600mg. [3] 

Cơ chế tác dụng:

Praziquantel có tác dụng làm tăng tính thấm của màng tế bào sán, kéo ion Ca2+ ra ngoài khiến sán bị mất cân bằng nội bào Cơ thể sán co cứng và tê liệt dần.

Praziquantel cũng tạo ra các không bào trên da sán rồi làm vỡ da, tiêu hủy các tế báo sán bên trong.

Thuốc điều trị sán lá ruột Praziquantel
Thuốc điều trị sán lá ruột Praziquantel

Cách dùng:

Liều dùng trong điều trị sán lá ruột là 25mg/kg mỗi ngày, uống 3 ngày liên tục. Hoặc dùng một liều duy nhất 40mg/kg.

Thời gian dùng thuốc là sau khi ăn no.

Chống chỉ định:

Phụ nữ có thai trong thời kì 3 tháng đầu.

Người có bệnh cấp tính như: sut gan, suy thận,...

Người bị dị ứng với thuốc.

Ngoài ra, với bà mẹ đang cho con bú cần dừng cho con bú tỏng 72h sau khi dùng thuốc.

Tác dụng không mong muốn:

Ít gặp tác dụng phụ nhưng một số bệnh nhân sẽ có thể bị buồn nôn, chóng mặt, đau bụng,...

6 Cách phòng tránh bị nhiễm sán lá ruột

Để tránh bản thân bị mắc sán lá ruột cũng như chống dịch sán lá trong khu vực, cần phải:

Không ăn các sống các loại rau cỏ thủy sinh. Rửa sạch và ngâm qua nước muối trước khi dùng.

Diệt các loài ốc có hại sống trong nước.

Rửa rau sạch sẽ trước khi ăn sống
Rửa rau sạch sẽ trước khi ăn sống

Người dân không uống nước lã, ăn các loại ốc chưa được nấu kĩ.

Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hay hái rau cỏ về.

Quản lý chất thải, không bón trực tiếp phân tươi cho rau cỏ.

Nếu nghi ngờ bị nhiễm sán cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Karin Leder, F Weller (Ngày đăng 24 tháng 2 năm 2021). Intestinal flukes, UpToDate. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021
  2. ^   Richard D. Pearson (Ngày cập nhật tháng 3 năm 2020). Fluke Infections of the Intestines, MSD. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021
  3. ^  Cerner Multum (Ngày đăng 1 tháng 2 năm 2021). Praziquantel, Drugs.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Tôi có sán ruột uống nhiều thuốc mà không hết nó chuy ra từ lít


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Biến chứng có thể gây ra là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Sán lá ruột: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Sán lá ruột: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
    MV
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595