1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Sán lá phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sán lá phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sán lá phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Các nước trong khu vực Đông Nam Á thường có tỉ lệ bị mắc sán lá phổi cao do thói quen ăn thực phẩm như cua, tôm, cá không được đun chín mang ký sinh trùng sán lá phổi. Cùng tìm hiểu về bệnh sán lá phổi qua bài viết sau đây. 

1 Sán lá phổi là bệnh gì?

Bệnh sán lá phổi là bệnh đường hô hấp do loại sán lá phổi có tên khoa học là Paragonimus xâm nhập vào cơ thể và tấn công vùng phổi.

Trong hơn 40 loài sán lá phổi được biết đến có trên 10 loại gây bệnh. Bệnh sán lá phổi ở Việt Nam chủ yếu do loài Paragonimus heterotremus gây ra. [1] 

Sán lá phổi
Sán lá phổi

Khi sán lá phổi đẻ trứng, các trứng được thải ra môi trường qua phân. Trứng rơi xuống nước và phát triển thành ấu trùng lông chui. Chúng chui vào ốc và tiếp tục phát triển thành ấu trùng đuôi đi vào các loại tôm cua nước ngọt tạo nang để kí sinh. Khi con người hay động vật ăn phải tôm, cua chưa nấu chín, các ấu trùng này đi vào dạ dày-ruột, thoát ra khỏi nang và di chuyển vào phổi, làm tổ và gây bệnh tại đây. Có một số ít trường hợp chúng gây bệnh trên tim, gan, não,... Thời gian từ khi ấu trùng vào cơ thể người tới khi chúng trưởng thành, có khả năng gây bệnh và đẻ trứng là khoảng 5-6 tuần.

Bệnh sán lá phổi có thể gặp ở người và nhiều loại động vật khác như chó, mèo, lợn, chuột,... Tác nhân truyền bệnh chủ yếu là cua đá. Sán lá phổi kí sinh trong người có thể sống từ 6 đến 16 năm.

2 Triệu chứng và chẩn đoán bệnh

2.1 Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng ở mỗi giai đoạn phát triển của sán lá phổi có sự khác nhau.

Sau khi nhiễm ấu trùng sán: có thể xuất hiện tình trạng đau bụng, tiêu chảy.

Ấu trùng sán qua cơ hoành lên phổi: có thể bị tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi

Sán đã cư trú tại phổi dưới dạng nang, khi vỡ sẽ gây ra triệu chứng như sau:

  • Ho kéo dài: hầu như bệnh nhân nhiễm sán lá phổi đều có biểu hiện này.
  • Ho ra máu: gặp ở 61-96% ca bệnh sán lá phổi, thông thường là ho có đờm lẫn các dây máu, ít khi ho ra máu nặng. Máu màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc như màu gỉ Sắt.
  • Bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, gầy sút, kém ăn,...
  • Một số người bị khó thở.
Ho ra đờm có máu là một trong biểu hiện của bệnh
Ho ra đờm có máu là một trong biểu hiện của bệnh

2.2 Chẩn đoán xác định

Khi chẩn đoán sán lá phổi ở những bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp mạn tính cần chú ý các yếu tố sau:

Người bệnh có tiền sử ăn tôm, cua, cá chưa nấu chín hoặc ăn gỏi sống.

Phân lập thấy trứng sán lá phổi trong đờm hoặc phân (thực hiện nhiều lần).

Test ELISA cho kết quả dương tính với sán lá phổi.

Chụp X-quang và CT phổi không thấy tổn thương đặc trưng. Có thể thấy các nốt mờ, tràn khí hay tràn dịch màng phổi, kén hình nhẫn, dày màng phổi,....

Sán lá phổi là bệnh mạn tính, khó chẩn đoán và có thể bị nhầm với lao phổi.

Ngoài ra, cũng cần chẩn đoán phân biệt với ung thư phổi hoặc các bệnh gây ho ra máu khác như nấm phổi, giãn phế quản, bệnh phổi biệt lập.

3 Điều trị sán lá phổi

3.1 Điều trị bằng thuốc

3.1.1 Praziquantel

Đây là loại thuốc được ưu tiên lựa chọn để điều trị sán lá phổi. [2] 

Liều dùng khuyến cáo là 25mg/kg x 3 lần/ngày, uống trong 3 ngày. Uống thuốc sau khi ăn và không được uống rượu bia hay các chất kích thích khi dùng thuốc.

Phụ nữ đang cho con bú sau khi uống thuốc không được phép cho bé bú trong vòng 72 giờ.

Tác dụng phụ của thuốc là: sốt, đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...

Không sử dụng thuốc với phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc đang mắc bệnh gạo, sán mắt,...

Thuốc điều trị sán lá phổi
Thuốc điều trị sán lá phổi

3.1.2 Triclabendazol

Liều thông thường là 1-2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 10mg/kg.

3.1.3 Bithionol

Dùng thuốc cách ngày trong 20-30 ngày, mỗi ngày 30 mg/kg.

3.1.4 Niclosamid

Dùng liều duy nhất 2 mg/kg. 

Loại thuốc này ít được dùng do có nguy cơ xảy ra tai biến nặng.

3.2 Lưu ý trong khi điều trị sán lá phổi

Bệnh nhân có thể ho ra nhiều máu do đó cần nằm nghỉ ngơi tuyệt đối.

Cần điều trị sớm, điều trị đủ liều.

Nếu tình trạng bệnh nhân xấu, nhanh chóng dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ.

Phòng bệnh sán lá phổi
Phòng bệnh sán lá phổi

4 Phòng bệnh sán lá phổi

Chỉ ăn, uống đồ đã nấu chín, tuyệt đối không ăn các đồ gỏi sống.

Rửa tay và dụng cụ khi có tiếp xúc với đồ sống có nguy cơ nhiễm sán.

Người bệnh không khạc nhổ, phóng uế bừa bãi để tránh tình trạng sán lá phổi thoát ra và lây bệnh cho người khác.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ CDC (Ngày đăng 18 tháng 9 năm 2020). Parasites, CDC. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Richard D. Pearson (Ngày đăng tháng 3 năm 2020).  Fluke Infections of the Lungs, MSD. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Sán lá phổi là bệnh gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Sán lá phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Sán lá phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
    MA
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, thuốc chất lượng, giá cả hợp lý, tôi sẽ tiếp tục đến đây mua thuốc

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633