Bệnh nhiễm sán dải chó: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Trungtamthuoc.com - Ở người, sự lây truyền bệnh sán dải chó xảy ra do tình cờ nuốt bọ chét có mang ấu trùng đuôi của sán dải chó trong thực phẩm, nước, móng tay, khi sờ vuốt lông, hôn các thú cưng. Cùng tìm hiểu về bệnh nhiễm sán dải chó qua bài viết sau đây.
1 Sán dải chó là gì?
Bệnh nhiễm sán dải chó là bệnh ở người khi bị loài sán có tên khoa học là Dipylidium caninum. Đây là một loại sán dải hay ký sinh ở chó, mèo. Tuy nhiên sán dải chó trưởng thành cũng có thể kí sinh ở người trong ruột non. Đối tượng thường mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ đang ở tuổi tập đi, hay tiếp xúc, chơi đùa với động vật nhỏ. [1]
Sán dải chó trưởng thành có màu hồng nhạt, chiều dài trung bình là 10 đến 70cm. Toàn thân chia thành khoảng 175 đốt (hình elip hoặc dài). Đầu sán hình thoi, có 4 đĩa hút, vòi hình gậy, miệng vòi có 1-7 móc (phụ thuộc vào tuổi sán). Các đốt sán ở gần đầu thường mảnh và rộng, các đốt sán già kích thước là 27x12mm chứa 2 cơ quan sinh dục đực-cái và rất nhiều nang trứng. Trứng sán vỏ mỏng, kích thước 35 - 40mm, có phôi sán chứa 3 đôi móc.
2 Con đường lây truyền
Vật chủ chính của sán dải chó là chó, mèo. Các vật chủ trung gian là bọ chét.
Những động vật bị nhiễm sán là do nuốt bọ chét có mang ấu trùng đuôi.
Ở người, sự lan truyền bệnh xảy ra do tình cờ nuốt bọ chét có mang ấu trùng đuôi của sán dải chó trong thực phẩm, nước, móng tay, khi sờ vuốt lông, hôn các thú cưng.
Khi có mèo bị nhiễm sán dải chó, các trứng sán sẽ được phóng thích ra môi trường xung quanh qua phân của chúng. Khi chó, mèo liếm hậu môn rồi liếm lông hay cơ thể con người hay các vật dụng xung quanh, trứng sán cũng theo đó vô tình bị phát tán khắp nơi.
Sau khi tiến vào cơ thể người, nếu không bị thực bào, các trứng sán sẽ phát triển thành nang sán. Khi nang sán vỡ, hàng triệu đầu sán non sẽ theo máu di chuyển đến khắp mọi vị trí trên cơ thể như gan, phổi, não,...
3 Triệu chứng của người bị nhiễm sán dải chó
Chó hay mèo mắc bệnh sán dải chó thường không có biểu hiện bất thường nào, chỉ khi bệnh trở nặng thì chúng sẽ nên kiệt sức và chết.
Ở người, sau khi kí sinh tại các tạng phủ và tổ chức dưới da, chúng sẽ chèn ép gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm tùy thuộc vào vị trí mà chúng trú ngụ.
Các biểu hiện bệnh ở thể nhẹ và trung bình là: chán ăn rối loạn tiêu hóa, đau bụng,...
Nếu nhiễm nhiều sán thì trẻ sẽ thấy mệt mỏi, nhức đầu, tụt cân, hay đau bụng, tiêu chảy, vùng hậu môn bị ngứa, thiếu máu, động kinh,....
4 Kỹ thuật chẩn đoán bệnh nhiễm sán dải chó
Việc chẩn đoán bệnh thường dựa vào việc tìm thấy đốt san ở vùng hậu môn hoặc trong phân là chủ yếu. Rất ý khi tìm được trứng sán trong phân.
Xét nghiệm máu (như ELISA) để phát hiện kháng thể.
Chụp CT hoặc siêu âm để tìm các nang sán.
Cần lưu ý phân biệt bệnh sán dây chó với một số bệnh khác như: Crohn's, viêm đại tràng giả loét, bệnh Celiac, hội chứng đại tràng kích thích, viêm tụy, sỏi mật,...
5 Cách điều trị sán dải chó
Niclosamide và Praziquantel là 2 thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh sán dải chó. [2]
5.1 Niclosamide
Đây là thuốc có tác dụng trực tiếp lên đầu sán, cản trở sự chuyển hóa năng lượng do ức chế hình thành ATP, ức chế sự thu nạp Glucose của sán. Từ đó giết chết sán và tống sán ra ngoài theo phân. [3]
Liều dùng:
Niclosamide với dạng viêm uống hàm lượng 500mg được dùng như sau;
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Uống 1 viên duy nhất.
Trẻ từ 2-6 tuổi: Uống liều duy nhất 2 viên.
Người lớn: Uống 1 liều 4 viên.
Uống thuốc và buổi sáng khi đói bụng.
Lưu ý khi dùng thuốc:
Không được uổng rượu trong thời gian dùng thuốc.
Những người mẫn cảm với hoạt chất này nên đổi sang sử dụng thuốc khác.
Tác dụng phụ:
Niclosamide ít khi gây ra tác dụng phụ đối với người dùng. Tuy nhiên, một vài trường hợp người bệnh cũng có thể bị buồn nôn, nôn hay tiêu chảy, ban đỏ và ngứa,...
5.2 Praziquantel
Thuốc này có hoạt phổ diệt sán rộng trên cả sán trưởng thành và ấu trùng sán.
Thuốc diệt sán nhờ có tác dụng làm tăng tính thấm của màng tế bào sán, khiến sán bị mất Ca2+ nội bào. Sán bị co cứng và liệt cơ, từ đó tiêu diệt được sán. [4]
Liều dùng:
Thường dùng liều duy nhất theo cân nặng là 25mg/kg.
Chống chỉ định:
Người mẫn cảm với hoạt chất này.
Phụ nữ đang trong 3 tháng đầu thai kì.
Lưu ý những người đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng phải tránh cho con bú trong 3 ngày sau khi dùng thuốc.
Tác dụng phụ:
Thuốc thường có dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên cũng có thể gây ra một số biểu hiện nhẹ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,...
6 Biện pháp phòng bệnh nhiễm sán dải chó
Phòng nhiễm sán dải chó ở người nên thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi chơi đùa với chó mèo.
Thường xuyên vệ sinh các đồ đạc, vật dụng trong gia đình.
Tẩy sán định kì cho chó mèo, vệ sinh lông chó mèo sạch sẽ, dịt bọ chét bằng các loại thuốc chuyên dụng.
Hạn chế cho trẻ nhỏ chơi đùa với chó mèo, sau khi chơi đùa phải vệ sinh sạch sẽ.
Tài liệu tham khảo
- ^ Andrew S. Peregrine (Ngày đăng tháng 9 năm 2024). Tapeworms in Dogs and Cats, MSD. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021
- ^ CDC (Ngày đăng 17 tháng 9 năm 2020). Dipylidium FAQs, CDC. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021
- ^ Drugs.com (Ngày đăng 23 tháng 5 năm 2021). Niclosamide (Oral), Drugs.com. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021
- ^ Drugs.com (Ngày đăng 1 tháng 2 năm 2021). Praziquantel, Drugs.com. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021