1. Trang chủ
  2. Thần Kinh
  3. Rối loạn tiền đình: triệu chứng, cách phòng và điều trị

Rối loạn tiền đình: triệu chứng, cách phòng và điều trị

Rối loạn tiền đình: triệu chứng, cách phòng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Tại Việt Nam, số người mắc hội chứng rối loạn tiền đình rất cao. Bệnh lý này nguy hiểm với sức khỏe, đặc biệt những người già có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng.

1 Hội chứng rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình ở vị trí phía sau ốc tai hai bên, làm nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể, điều chỉnh tư thế cùng các phối hợp khác. Khi tiền đình bị rối loạn, cân bằng tư thế trong cơ thể không được thiết lập, thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai,…

Bệnh rất hay tái phát, làm ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt những người có bệnh lý đi kèm như: thiếu máu não hoặc tăng huyết áp có thể gây đột quỵ dẫn đến tử vong. [1] 

Triệu chứng của hội chứng rối loạn tiền đình
Triệu chứng của hội chứng rối loạn tiền đình

2 Các nguyên nhân của bệnh rối loạn tiền đình

Các loại thuốc.

Nhiễm trùng.

Các vấn đề về tai trong, chẳng hạn như lưu thông kém trong tai.

Các mảnh vụn Canxi trong ống tủy bán nguyệt của bạn.

Các vấn đề bắt nguồn từ não của bạn, chẳng hạn như chấn thương sọ não. [2] 

3 Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được phân thành 2 loại, bao gồm: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. 

3.1 Rối loạn tiền đình ngoại biên

Biểu hiện rối loạn tiền đình ngoại biên bao gồm:

3.1.1 Chóng mặt

Đây là triệu chứng chủ yếu, điển hình của rối loạn tiền đình ngoại biên. Bệnh nhân cảm thấy hoặc mọi thứ xung quanh quay tròn quanh mình hoặc ngược lại, mình xoay tròn so với mọi thứ xung quanh. Một sô trường hợp, biểu hiện của bệnh rất rõ ràng với cảm giác dịch chuyển rõ trên mặt phẳng đứng hoặc mặt phẳng ngang. Một số trường hợp khác, các triệu chứng không rõ ràng, mơ hồ, chỉ có cảm giác mất thăng bằng hoặc có chút lắc lư thân mình...

Cùng với cảm giác chóng mặt, bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, mất thăng bằng, có khi là sợ hãi. Bệnh nhân có thể té ngã khi chóng mặt nhưng không thế đứng lên được. Ngoài ra bệnh nhân có thể có rối loạn dáng đi. Đôi khi chỉ với những hoạt động nhẹ nhàng cũng khiến bệnh nhân buồn nôn và ói mửa đi kèm da xanh tái, vã mồ hôi, có trường hợp kèm theo nhịp tim giảm.

Chóng mặt có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Các dấu hiệu đi kèm được biết đến như:

Với thính giác: giảm thính lực, ù tai, thậm chí là điếc.

Các dấu hiệu trên thần kinh thực vật: Buồn nôn, nôn, lo lắng.

Tuy nhiên có một điều đáng lưu ý là bệnh nhân hoàn toàn không bị mất ý thức.

3.1.2 Các dạng bệnh tiền đình ngoại biên khác

Viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai.

Các loại thuốc gây tổn thương tiền đình – ốc tai như: một số kháng sinh như aminoglycosid, thuốc ung thư...

3.2 Rối loạn tiền đình trung ương

Nguyên nhân được biết có thể do các tổn thương ở não, tổn thương nhân tiền đình gây ra. Biểu hiện của bệnh đặc trưng bởi tình trạng thiểu năng tuần hoàn não biểu hiện đi đứng khó khăn, choáng váng, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Thỉnh thoảng, bệnh nhân khó tập trung, nhanh quên.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường nhẹ như mất ngủ, người mệt mỏi, vì thế nhiều bệnh nhân thường bỏ qua, chỉ đơn thuần nghĩ đó là triệu chứng nhất thời, không đáng lo ngại. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân cảm giác mọi thứ xung quanh thay đổi, thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn hơn, rõ nhất là buổi đêm khi về sáng. Nhiều người sẽ bị mất thăng bằng, dễ ngã. Trường hợp nặng, thậm chí họ chỉ có thể nằm ở một tư thế, mọi thứ trở nên quay cuồng, chao đảo, buồn nôn và có thể nôn dữ dội. 

Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

4 Thuốc chữa rối loạn tiền đình

Tùy vào các nguyên nhân khác nhau mà có cách điều trị bệnh khác nhau.

Đối với điều trị triệu chứng chóng mặt có các nhóm thuốc sau:

- Antihistamine:

  • Meclizine (Antivert, Bonine).
  • Dimenhydrinate.

- Anticholinergic: Scopolamine.

- Sympathomimetic: Amphetamine, Ephedrine.

5 Cách phòng tránh rối loạn tiền đình

Kinh nghiệm chữa rối loạn tiền đình là cần thường xuyên tập thể dục thể thao. Đối với người làm việc văn phòng cần tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.

Uống đủ nước 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước.

Đối với người bị rối loạn tiền đình,  cần phải đặc biệt thận trọng trong các tư thế sinh hoạt, không nên đứng lên ngồi xuống quá nhanh hoặc đột ngột quay cổ. Cố gắng giải tỏa stress, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giáp áp lực lên tiền đình, tránh đọc sách báo khi ngồi trên ti vi, nếu cảm thấy chóng mặt hay mệt mỏi, cần ngồi hay nằm xuống để ổn định lại.

Không hút thuốc lá: Tại sao thuốc lá lại tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình? Như chúng ta đã biết, trong thuốc lá chứa rất nhiều chất độc nguy hiểm cho sức khỏe con người. Đặc biệt Nicotine trong thuốc lá sẽ làm thắt mạch máu cung cấp máu đến tai.

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, bệnh nhân cần đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để kiểm tra, xác định nguyên nhân và có những hướng dẫn điều trị kịp thời

Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị để có hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Michael Strupp, Julia Dlugaiczyk, Birgit Bettina Ertl-Wagner, Dan Rujescu, Martin Westhofen và Marianne Dieterich. Diagnosis, New Classification and Treatment, NCBI. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Chuyên gia của Johns Hopkins Medicine. Vestibular Balance Disorder, Johns Hopkins Medicine. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Minh thấy mẹ m bị tiên đình bs kê cả betasec va tánganil uông cùng nhau


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633