1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Rạn da sau sinh có tự hết không? Cách chữa rạn da sau sinh tại nhà

Rạn da sau sinh có tự hết không? Cách chữa rạn da sau sinh tại nhà

Rạn da sau sinh có tự hết không? Cách chữa rạn da sau sinh tại nhà

Trungtamthuoc.com - Rạn da sau sinh là tình trạng các vết nứt rạn trên da mà hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua trong và sau khi mang thai. Vậy Rạn da sau sinh là gì? Cách phòng ngừa rạn da sau sinh như thế nào? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết sau.

1 Rạn da sau sinh là gì?

Trong thời kỳ mang thai và sinh nở, mẹ bầu có nhiều thay đổi không chỉ về tâm lý, cảm xúc mà còn về sức khỏe, thẩm mỹ. Trong đó, rạn da là một tình trạng mà các mẹ bầu hầu như gặp phải. Tình trạng này có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến các mẹ.

Vết rạn da khi mang thai, là một thay đổi sinh lý ở da phổ biến xảy ra trong thai kỳ. Đây là sự thay đổi mô liên kết phổ biến nhất trong thai kỳ [1]Chúng có thể có màu hồng, đỏ, tím hoặc nâu, tùy thuộc vào màu da. Đây là tình trạng thường xuất hiện ở bụng hoặc đôi khi ở đùi trên và ngực khi thai nhi dần phát triển và lớn lên. Trong đó rạn da thường xuất hiện nhiều nhất trên vùng bụng (rạn da bụng), tiếp theo là mông, ngực, hông, đùi, và cánh tay. Thời điểm rạn da xuất hiện sẽ khác nhau ở mỗi phụ nữ.[2]

2 Nguyên nhân rạn da sau sinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rạn da ở phụ nữ mang thai, trong đó nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là lớp Collagen và lớp mô dưới da bị phá vỡ. Bên cạnh đó có một số yếu tố gây ra hiện tượng rạn da ở mẹ bầu như:

2.1 Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể 

Trong quá trình mang thai, nồng độ Progesterone và Estrogen sản sinh ra nhiều hơn so với bình thường. Điều này kích thích tăng cường sản xuất các phân tử hắc tố melanin, gây tăng sắc tố của da. Từ đó dẫn đến sự thay đổi màu sắc của da mẹ bầu, khiến cho nó trở nên sạm hơn và xuất hiện nhiều vết thâm nám cũng như các vết rạn trên da có màu sẫm và rõ hơn.

2.2 Yếu tố di truyền 

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rạn da. Nếu trong gia đình có người thân như bà hoặc mẹ thường bị rạn da sau sinh, khả năng bạn cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng này cao hơn.

2.3 Sự co giãn đột ngột

Trong quá trình thai nghén, cơ thể phụ nữ phải chịu đựng sự co giãn đột ngột vì thai nhi ngày càng phát triển. Da không kịp thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi kích thước, dẫn đến việc xuất hiện rạn da.

2.4 Thiếu dưỡng chất cho da

Việc thiếu hụt dưỡng chất nhất định, đặc biệt là những chất góp phần vào tái tạo sự săn chắc của da như Vitamin E, C và collagen, có thể làm yếu tố đàn hồi của da trở nên kém đi, từ đó làm tăng nguy cơ rạn da.

2.5 Do yếu tố cơ địa

Không chỉ rạn da khi mang thai, nhiều vấn đề sức khỏe khác cũng liên quan đến cơ địa cụ thể của mỗi người. Trong trường hợp những người mang thai có cấu trúc da mạnh mẽ, độ đàn hồi cao, họ thường ít gặp vấn đề rạn da hơn so với những người có cấu trúc da yếu, dễ thay đổi khi bị ảnh hưởng.

2.6 Mẹ bầu tăng cân nhanh chóng

Vào thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vì không chỉ bổ sung cho mẹ mà còn nuôi dưỡng và phát triển thai nhi. Do đó, mẹ bầu rất dễ tăng cân nhanh chóng. Việc tăng cân quá nhanh trong thời kỳ thai nghén có thể tạo ra áp lực lớn lên da, góp phần vào việc xuất hiện rạn da.

2.7 Thiếu vận động

Việc thiếu vận động, không duy trì mức độ hoạt động thể chất phù hợp có thể là nguyên nhân gây ra giảm sự đàn hồi của da, từ đó có thể gây hiện tượng rạn da.

Nguyên nhân rạn da sau sinh
Nguyên nhân rạn da sau sinh

3 Biểu hiện của rạn da sau sinh

  • Vết nứt trên da: Rạn da thường xuất hiện dưới dạng các vết nứt mảnh, có thể màu đỏ, hồng, hoặc tím. Những vết nứt này thường nổi lên trên bề mặt da và có thể tạo thành mạng lưới.
  • Mất độ đàn hồi: Có sự giảm và tái tổ chức các sợi đàn hồi và fibrillin, đồng thời thay đổi cấu trúc của các sợi collagen, dày hơn và dày đặc thành các hàng song song. Ngoài ra còn có hiện tượng teo biểu bì, mất các đường gân, ít mạch máu hơn và các bó collagen nằm ngang dày đặc, mỏng và giống như sẹo.[3]
  • Thay đổi màu sắc: Ban đầu, rạn da có thể có màu đỏ hoặc hồng, nhưng theo thời gian, chúng có thể chuyển sang màu trắng bạch.
  • Ngứa hoặc đau: Rạn da có thể gây ra tình trạng ngứa hoặc đau, đặc biệt khi da căng trở lại sau khi bụng giảm kích thước.
  • Xuất hiện ở các vùng cụ thể: Bụng là vị trí phổ biến nhất cho rạn da sau sinh, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện ở mông, ngực, hông, đùi và cả cánh tay.
  • Kích thước và chiều dài: Rạn da có thể có kích thước và chiều dài khác nhau, tùy thuộc vào mức độ căng trải qua và yếu tố cá nhân.
Hình ảnh rạn da sau sinh
Hình ảnh rạn da sau sinh

4 Phương pháp phòng ngừa rạn da sau sinh

Phương pháp phòng ngừa rạn da sau sinh
Phương pháp phòng ngừa rạn da sau sinh

Tình trạng rạn da khi mang thai không chỉ tác động đến thẩm mỹ của người phụ nữ mà còn để lại hậu quả lâu dài sau khi sinh, thậm chí có thể không bao giờ biến mất. Những vết rạn cũng có thể gây ngứa, tạo ra một trạng thái không thoải mái đáng kể cho người phụ nữ mang thai. Do đó, việc phòng ngừa từ khi vết rạn chưa xuất hiện là giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe và trải nghiệm mang thai của người mẹ một cách tối ưu.

Kiểm soát cân nặng: Sự tăng cân nhanh chóng có thể làm gia tăng áp lực lên da và góp phần vào việc xuất hiện rạn da. Việc bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai là tốt tuy nhiên việc ăn quá nhiều (ăn gấp hai, gấp ba bình thường) không chỉ gây rạn da mà còn có thể khiến cho thai phụ mắc các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, cần kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn uống quá đà gây ra các vết rạn da.

Chăm sóc da hàng ngày: Sử dụng kem dưỡng ẩm và dầu dưỡng da để giữ độ ẩm cho da. Các sản phẩm chứa vitamin E, nha đam, dầu dừa có thể hỗ trợ tăng cường độ đàn hồi của da.

Tăng cường dinh dưỡng: Ăn uống cân đối với đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại thức ăn giàu Vitamin C, E, zinc và collagen, có thể hỗ trợ làn da giữ độ đàn hồi.

Tăng cường hoạt động vận động: Điều này không chỉ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh mà còn tăng cường sức khỏe của làn da và giữ cho cơ bắp linh hoạt.

Uống đủ nước: Nước là thành phần quan trọng cung cấp độ ẩm cũng như độ đàn hồi cho da. Việc duy trì sự đàn hồi của da cần sự giữ ẩm. Uống đủ nước giúp da duy trì độ ẩm từ bên trong.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt: Có nhiều sản phẩm chăm sóc da được thiết kế đặc biệt để giảm thiểu rạn da. Các kem chống rạn da có chứa các thành phần như Elastin, collagen, vitamin E, Vitamin A có thể hỗ trợ duy trì độ đàn hồi cho da hoặc làm mờ các vết sẹo do rạn da.

5 Cách chữa rạn da sau sinh tại nhà

5.1 Dầu dừa

Dầu dừa là một trong những lựa chọn phổ biến để chăm sóc da và giúp giảm thiểu vết rạn. Dầu dừa chứa nhiều axit béo và vitamin E, giúp cung cấp độ ẩm cho da và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào. Mẹ bầu có thể sử dụng dầu dừa bằng cách như sau: Sử dụng dầu dừa nguyên chất và massage nhẹ nhàng lên các vùng da bị rạn. Massage giúp cải thiện sự tuần hoàn máu, kích thích sản xuất collagen và elastin, làm tăng độ đàn hồi của da.

5.2 Nghệ

Trong nghệ có chứa curcumin, ngoài đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, tinh chất Curcumin còn có thể giúp tăng cường chức năng của màng tế bào trên da, từ đó giúp làm mịn da và liền sẹo. Các mẹ có thể sử dụng nghệ để hỗ trợ trị rạn da bằng cách sử dụng hỗn hợp bột nghệ và nước cốt chanh như sau: Pha trộn 2 muỗng bột nghệ với 2 muỗng nước cốt chanh và áp dụng lên vùng da bị rạn trong khoảng 15 phút, sau đó lau sạch. Nước cốt chanh được biết đến với khả năng làm mờ vết thâm sạm trên da, trong khi bột nghệ giúp làm sáng da, tạo đều màu và hỗ trợ quá trình tái tạo da. Bằng cách kiên trì thực hiện, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

5.3 Nha đam

Nha đam, hay còn được gọi là Lô Hội, là một lựa chọn tự nhiên phổ biến trong việc chăm sóc da và giảm thiểu tình trạng rạn da. Nha đam có nhiều lợi ích cho da, bao gồm khả năng dưỡng ẩm, làm dịu da, và giúp tái tạo tế bào. Có thể dùng gel từ lá nha đam và massage trực tiếp lên vùng da bị rạn. Hoặc có thể pha trộn với dầu dừa hoặc dầu oliu: Kết hợp nước nha đam với dầu dừa hoặc dầu oliu để tăng cường khả năng dưỡng ẩm và tái tạo da; Trộn đều và áp dụng lên vùng da cần chăm sóc.

5.4 Mật ong

Mật Ong là một nguyên liệu tự nhiên giàu chất dưỡng ẩm và chứa nhiều chất chống ô nhiễm và chống vi khuẩn. Có thể sử dụng mật ong để chăm sóc và giảm thiểu rạn da bằng cách thoa một lớp mật ong nguyên chất lên vùng da bị rạn và massage nhẹ nhàng để làm cho mật ong thẩm thấu đều. Để đạt được kết quả tốt, hãy để mật ong trên da trong khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Hoặc có thể kết hợp mật ong với dầu dừa hoặc dầu oliu để tăng cường khả năng dưỡng ẩm và tái tạo da. Cũng có thể sử dụng chung với nước cốt chanh góp phần làm mờ vết rạn và làm sáng da.

Cách chữa rạn da sau sinh tại nhà
Cách chữa rạn da sau sinh tại nhà

6 Rạn da sau sinh bao lâu thì hết?

Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như về cơ địa, di truyền, yếu tố dinh dưỡng mà mức độ lành vết rạn da sau sinh ở mỗi bà bầu là khác nhau. Nếu trường hợp rạn nhẹ, vết nứt không bị thâm nặng thì có thể hết từ 3-6 tháng. Tuy nhiên có nhiều bà bầu có vết nứt rạn da thâm nặng, rạn nhiều thì cần một thời gian lâu hơn và phải can thiệp các kỹ thuật thẩm mỹ trị rạn da sau sinh không xâm lấn như laser, lăn kim,... chứ tình trạng này không thể tự hết được. Nếu không chăm sóc rạn da sau sinh kỹ có thể bị rạn da vĩnh viễn.

7 Rạn da sau sinh bôi gì?

Rạn da sau sinh bôi gì?
Rạn da sau sinh bôi gì?

Loại nào là thuốc trị rạn da sau sinh hiệu quả nhất có lẽ là thắc mắc của nhiều mẹ. Tuy nhiên không có thuốc nào đặc trị rạn da sau sinh cũng như kem trị rạn da sau sinh lâu năm. Ngoài các liệu pháp thiên nhiên có các chất hỗ trợ và cải thiện tình trạng rạn da, mẹ bầu có thể sử dụng một số sản phẩm bôi tại chỗ để giúp cho quá trình làm mờ vết rạn da sau sinh nhanh hơn. Các sản phẩm kem bôi tại chỗ trị rạn da chứa các thành phần dưỡng ẩm và an toàn, lành tính cho các mẹ. Một số sản phẩm các mẹ có thể tham khảo như: Mederma strech marks therapy, Glyderm Stretch Mark Cream 60ml, Fixderma Strallium Stretch Mark Cream (75g), Sữa chống rạn da Happy Event 100ml. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Miriam Brennan và cộng sự (Ngày đăng 21 tháng 9 năm 2016,The use of anti stretch marks’ products by women in pregnancy: a descriptive, cross-sectional survey, NCBI. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2023
  2. ^ Chuyên gia của NHS (Ngày đăng 25 tháng 11 năm 2022), Stretch marks in pregnancy, NHS. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2023
  3. ^ Tác giả Amanda M. Oakley và cộng sự (Ngày đăng 7 tháng 8 năm 2023), Stretch Marks - StatPearls, NCBI. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633