1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Quặm mi: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị quặm

Quặm mi: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị quặm

Quặm mi: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị quặm

Trungtamthuoc.com - Quặm mi (tên tiếng anh là Entropion), đây là tình trạng bệnh xuất hiện khi bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu, mọc ngược hướng vào trong mắt. Bệnh gây ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như thị lực của người bệnh. Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh quặm mi qua bài viết sau đây. 

1 Quặm mắt là gì?

Quặm là gì? Quặm mi hay còn gọi là quặm mắt (tên tiếng anh là Entropion), đây là tình trạng bệnh xuất hiện khi bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu, mọc ngược hướng vào trong mắt. 

Lông mi khi bị ngược gây cọ xát với mắt, làm kích ứng mắt, gây mẩn đỏ, kích và trầy xước giác mạc. Khi chớp mắt mạnh, lông mi càng cọ vào sâu và có thể gây cộm, đau mắt mạnh.

Quặm mi thường gặp hơn ở những người lớn tuổi, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh. Thường chỉ bị quặm mi ở mí mắt dưới, không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn gây ảnh hưởng cả mặt thẩm mỹ. 

Ngoài gây khó chịu và đau, lông mi quặm vào trong còn có thể gây ảnh hưởng tới giác mạc, làm tăng nguy cơ gây viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc,... Do đó, cần được điều trị sớm và kịp thời. [1] 

Quặm mi là gì?
Quặm mi là gì?

2 Nguyên nhân gây ra quặm mi

Quặm mi bẩm sinh: do khuyết tật cấu trúc của sụn mi. Lông mi quặm nên trẻ cảm giác đau, hay quấy khóc. Bệnh cần được điều trị kịp thời tránh để bảo vệ đôi mắt của trẻ. 

Quặm mi do tuổi già: tình trạng quặm mi do nguyên nhân này chiếm tỷ lệ lớn, nguyên nhân chủ yếu là do lão hóa. Các cơ nâng đỡ bị yếu đi, lông mi bị quặp vào trong gây ngứa, khó chịu,..

Quặm mi do viêm: khi bị kích ứng mắt hay khô mắt có thể làm cho bạn cố gắng dụi tay, chà xát mí mắt để giảm các triệu chứng này. Điều này làm co thắt cơ mí mắt, có thể làm lăn mép mí mắt dần vào trong. 

Quặm mi do sẹo: do chấn thương làm biến dạng đường cong bình thường của mí mắt. 

Quặm mi do biến chứng của các bệnh về mắt: ví dụ bệnh mặt hột,...

Hình ảnh quặm mi ở người già
Hình ảnh quặm mi ở người già

3 Triệu chứng quặm mi

Các dấu hiệu của bệnh quặm mi xuất hiện là do sự ma xát lông mi vào nhãn cầu, cụ thể:

  • Cảm giác cộm mắt, có cái gì đó trong mắt. 
  • Chảy nhiều nước mắt do bị kích ứng, kèm theo mắt đỏ do bị kích ứng kết mạc.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, gió.
  • Đóng vảy cứng ở mi, nhiều ghèn mắt, dịch nhầy. 
  • Suy giảm thị lực.
  • Đau mắt.
  • Quặm mắt lâu ngày gây kích ứng kết mạc, giác mạc, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. 

Khi thấy các dấu hiệu trên, đặc biệt khi soi gương thấy các lông mi mọc ngược vào trong mắt, bạn cần đi khám bác sĩ để điều trị. [2] 

4 Các biến chứng của quặm mi

Gây ngứa rát, kích ứng và làm hỏng giác mạc.

Loét giác mạc, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và dẫn đến mất thị lực.

Trầy xước giác mạc, bệnh nặng không điều trị kịp có thể bị mất bề mặt của lớp biểu mô của giác mạc. [3] 

5 Điều trị quặm mi đúng cách

Các liệu pháp được dùng hiện nay để điều trị quặm đó là:

Nhỏ thuốc nước mắt nhân tạo là cách giúp giảm các triệu chứng của quặm.

Dùng kính áp tròng mềm: giúp bảo vệ giác mạc, kính như một màng bao bọc cho giác mạc. Làm giảm sự kích ứng của lông mi vào giác mạc thực sự. Tuy nhiên, sử dụng kính áp tròng cũng gây ra nhiều hậu quả. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân không nên lựa chọn phương pháp này.

Botox: tiêm một lượng nhỏ onabotulinumtoxinA vào mí mắt dưới, giúp kéo mí mắt dưới ra ngoài. 

Phẫu thuật quặm mi dưới khâu bật mí ra ngoài. 

Điều trị quặm mi
Điều trị quặm mi

Cụ thể điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: 

5.1 Quặm do tuổi già 

Phẫu thuật khâu lại chỗ bám cơ nâng mi: phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao.

Rút ngắn mi theo chiều ngang: giúp cơ mi không bị lỏng lẻo, kết hợp tạo hình mi nên phương pháp này có tính thẩm mỹ khá cao. 

Phẫu thuật Wies: đưa cơ nâng mi ra phía trước.

5.2 Quặm do sẹo

Rạch bờ tự do, cắt da mi thừa, cắt bớt cơ vòng mi.

Rạch 1 đường ngang sụn,dưới bờ mi và cách bờ mi 2mm.

Phẫu thuật Wies: có tác dụng điều trị quặm mức độ vừa, xoay bờ mi bằng đường rạch ngang sụn

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ cần hẹn bệnh nhân tái khám sau 1 tuần để cắt chỉ.

Sau phẫu thuật, cần kê thuốc cho bệnh nhân nhằm điều trị chống nhiễm khuẩn, chống viêm. Chi phí mổ lông quặm tùy thuộc vào từng cơ sở khám chữa bệnh. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia Cleveland Clinic (Ngày đăng 31 tháng 07 năm 2018). Entropion, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 14 tháng 1 năm 2021). Entropion,  Mayo Clinic. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Yvette Brazier (Ngày đăng 10 tháng 1 năm 2019). What is entropion?,  Medical News Today. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Cần kiêng ăn gì sau phẫu thuật trị quặm mi?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633