Phương pháp giáo dục Steiner là gì? Triết lý giáo dục Steiner
Trungtamthuoc.com - Phương pháp Steiner được biết đến là một trong những phương pháp giáo dục quốc tế nổi tiếng, chủ yếu dành cho trẻ mầm non. Đây là phương pháp đề cao sự tự do và sự sáng tạo trong quá trình học, tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và tự chủ của học sinh. Vậy phương pháp Steiner có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1 Phương pháp giáo dục Steiner là gì?
Phương pháp Steiner, còn được gọi là phương pháp Waldorf, là một phương pháp giáo dục do Rudolf Steiner Joseph Lorenz, một triết gia người Áo, sáng lập. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong giáo dục mầm non và giáo dục cấp tiểu học. Hệ thống Steiner tập trung vào sự phát triển toàn diện của học sinh, bao gồm cả khía cạnh tinh thần, thể chất và trí não.
Một trong những điểm đặc trưng của phương pháp Steiner là sự kết hợp giữa giáo dục và nghệ thuật, đặc biệt là trong việc sử dụng nghệ thuật và âm nhạc để thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy của học sinh. Ngoài ra, hệ thống Steiner cũng quan tâm đến việc tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, không chia thành các lớp học phân biệt theo khả năng hay thành tích.
Hệ thống giáo dục Steiner được áp dụng rộng rãi trên thế giới và có nhiều trường học theo phương pháp này.
2 Triết lý giáo dục Steiner
Triết lý của phương pháp giáo dục Steiner tập trung vào việc nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ.
2.1 Dạy không dựa trên cơ sở thành tích
Dạy không dựa trên cơ sở thành tích là việc giáo dục không nên chỉ tập trung vào việc đánh giá thành tích đã đạt được mà còn cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác trong quá trình phát triển của học sinh như kỹ năng sống, tư duy logic, sáng tạo, các hoạt động ngoại khóa,...
2.2 Đánh giá trẻ em không qua kết quả học tập
Phương pháp này không đánh giá trẻ qua các tiêu chí thành công hay kết quả học tập truyền thống. Thay vào đó, quan trọng là quá trình học tập và phát triển cá nhân.
2.3 Không thưởng - phạt
Hệ thống giáo dục Steiner không sử dụng hình thức thưởng - phạt để khuyến khích hoặc kiểm soát hành vi của trẻ. Mặc khác chương trình học sẽ tạo điều kiện để trẻ tự chủ và tự quản lý hành vi của mình. Không đặt nặng cho trẻ về các hình thức thưởng - phạt quá gò bó như phương pháp học truyền thống.
2.4 Nuôi nấng sự sáng tạo
Phương pháp giáo dục Steiner hướng đến việc nuôi dưỡng sự sáng tạo và tư duy độc lập của trẻ thông qua các hoạt động nghệ thuật, thủ công và các trải nghiệm thực tế. Điều này sẽ giúp trẻ khám phá được những tiềm năng của bản thân, không bị giới hạn tài năng của mình.
3 Lợi ích của phương pháp giáo dục Steiner
3.1 Phát triển trí não
Chú trọng vào phát triển trí não, tăng cường khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ qua những bài học, trò chơi mà trẻ cần phải sử dụng tư duy để giải quyết.
3.2 Nuôi dưỡng sở thích của trẻ
Nuôi dưỡng sở thích của trẻ là một quá trình quan trọng để phát triển khả năng sáng tạo, tự chủ, và thúc đẩy tình yêu cho việc học.
3.3 Môi trường học thân thiện
Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường mà trẻ có thể thoải mái thể hiện quan điểm của mình, không sợ sai và dám thể hiện cá tính của bản thân. Từ đó bé sẽ có không gian để được khám phá và phát huy tiềm năng của bản thân.
3.4 Tập trung vào các yếu tố con người
Chương trình học và giảng dạy quan tâm đặc biệt đến ba yếu tố quan trọng: suy nghĩ, ý chí, và cảm xúc. Suy nghĩ tức là chú trọng vào phát triển tư duy não bộ, cách giải quyết vấn đề như thế nào. Khía cạnh ý chí tập trung vào việc rèn luyện cho trẻ không được bỏ cuộc trước các thử thách, không ngại khó khăn và dám thực hiện. Cảm xúc tức là trẻ được thoải mái thể hiện cảm xúc của mình, không gò bó bé vào những quy định quá máy móc.
Khuyến khích sự tưởng tượng và sáng tạo của các bé: Đề cao sự tưởng tượng và sáng tạo, khuyến khích trẻ thoải mái mơ mộng trong không gian cổ tích. Trẻ sẽ có cơ hội được tiếp xúc với thiên nhiên và tham gia các hoạt động tập thể ngoại ô như tổ chức cắm trại, trại hè, xuân yêu thương,...
3.5 Phát triển các kỹ năng xã hội
Ngoài việc học các môn văn hóa, trẻ sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội thông qua các hoạt động đội nhóm. Tổ chức các hoạt động đội nhóm giúp học sinh làm việc cùng nhau, tìm ra giải pháp chung, và học hỏi từ nhau. Điều này không chỉ rèn luyện kỹ năng giao tiếp mà còn khuyến khích sự hợp tác và tư duy nhóm.
4 Nhược điểm của phương pháp giáo dục Steiner
Mặc dù phương pháp Steiner có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm và thách thức mà một số người có thể gặp phải. Dưới đây là một số nhược điểm của phương pháp Steiner:
4.1 Môi trường học quá thoải mái
Theo đánh giá của một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, phương pháp Steiner được cho là tạo ra một môi trường quá thoải mái với trẻ. Mặc dù đây là một phương pháp học tập giúp trẻ phát huy tình yêu và trách nhiệm cao, nhưng cũng có thể thiếu đi tính kỷ luật và trách nhiệm của trẻ.
4.2 Khả năng áp dụng phương pháp còn hạn chế
Phương pháp giáo dục Steiner có những hạn chế và khả năng áp dụng không dễ rộng rãi tại nhiều trường học ở Việt Nam. Áp dụng phương pháp Steiner có thể đòi hỏi nguồn lực tài chính đáng kể, từ việc mua sắm vật liệu tự nhiên đến việc đào tạo giáo viên theo phương pháp này. Điều này có thể là một rào cản, đặc biệt đối với các trường học có nguồn ngân sách hạn chế.
4.3 Quy tắc đánh giá học sinh
Phương pháp Steiner thường không hướng tới kiểm tra và xếp loại truyền thống, điều này có thể làm khó khăn trong việc thực hiện đánh giá theo các chuẩn mực học thuật phổ biến. Do đó kết quả đánh giá có phần chủ quan, kết quả đánh giá có thể không chính xác về học viên.
Mời quý bạn đọc xem thêm: Phương pháp giáo dục iTL Plus là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp giáo dục iTL Plus
5 Phân biệt phương pháp giáo dục Steiner và phương pháp giáo dục truyền thống
Phương pháp giáo dục Steiner và phương pháp giáo dục truyền thống có những điểm khác nhau như sau:
Điểm khác nhau | Phương pháp giáo dục Steiner | Phương pháp giáo dục truyền thống |
Quan điểm về sự phát triển | Chú trọng vào sự phát triển tự nhiên và toàn diện của trẻ. Hướng đến việc phát triển cả về mặt tinh thần, xã hội, và thể chất. | Thường chú trọng vào sự phát triển học thuật và kiến thức chuyên môn. Có thể đặt nặng vào việc đạt được các mục tiêu học tập cụ thể. |
Phương pháp giảng dạy | Sử dụng phương pháp giảng dạy tích hợp nghệ thuật và sáng tạo. Đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục qua các trải nghiệm thực tế và thực hành. | Thường sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, tập trung vào giảng bài, bài kiểm tra và sách giáo trình. Có khuynh hướng theo mô hình giáo dục có cấu trúc. |
Môi trường học tập | Tạo ra môi trường học tập tự nhiên, sử dụng vật liệu tự nhiên và khám phá môi trường xung quanh. Vai trò của nghệ thuật và hoạt động ngoại khóa trong quá trình học tập được đề cao. | Thường tập trung vào lớp học có cấu trúc và sử dụng tư liệu giáo dục truyền thống như sách giáo trình và bảng đen. |
Quan điểm về đánh giá học tập của học sinh | Thường không tập trung quá nhiều vào kiểm tra và xếp loại, thay vào đó đánh giá sự phát triển tự nhiên và toàn diện của học sinh. Hỗ trợ sự đánh giá liên tục thông qua quan sát và ghi chú. | Có xu hướng sử dụng hệ thống kiểm tra qua các bài thi và xếp loại để đánh giá kết quả học tập của học sinh. |
6 Áp dụng phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ dưới 6 tuổi
Giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn mà trẻ rất dễ bắt chước các hoạt động, do đó cần tạo cho trẻ một môi trường thân thiện xây dựng cho trẻ những thói quen tốt. Một số nguyên tắc khi áp dụng phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ dưới 6 tuổi như sau:
- Thấu hiểu đặc điểm phát triển của trẻ: Hiểu rõ giai đoạn phát triển của trẻ dưới 6 tuổi và tập trung vào việc phát triển tự nhiên của chúng.
- Tạo môi trường học tập tự nhiên: Dụng cụ đồ chơi được chế tạo từ nguồn nguyên liệu tự nhiên có thể được biến đổi để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể, những con búp bê tại các trường Waldorf thường được thiết kế đơn giản để khuyến khích trẻ sử dụng và phát triển khả năng sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của chúng.
- Công nghệ và phương tiện truyền thông: Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như ti vi, máy tính, điện thoại, thay vào đó là tập trung vào trải nghiệm trực tiếp cũng như chú trọng sự tương tác giữa trẻ và môi trường xung quanh.
- Phát triển kỹ năng xã hội: Các hoạt động vui chơi ngoài trời được sử dụng phổ biến trong trường học áp dụng phương pháp Steiner với mục tiêu mang đến cho trẻ những trải nghiệm liên quan đến tự nhiên, cuộc sống thực tế. Ngoài ra trẻ có cơ hội để học cách giao tiếp, làm việc nhóm, và phát triển kỹ năng xã hội thông qua các hoạt động nhóm.
7 Một số câu hỏi về phương pháp giáo dục Steiner
7.1 Trường mầm non nào ở Việt Nam dạy theo phương pháp giáo dục Steiner?
Hiện nay, ở Việt Nam, không nhiều trường mầm non sử dụng phương pháp giáo dục Steiner. Một số trường tiêu biểu thực hiện phương pháp này bố mẹ có thể tham khảo như Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Pearl ISSP hoặc Trường Mầm Non Nhà Lá tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7.2 Sách nào dạy con theo phương pháp Steiner?
Cuốn sách "Nền tảng tâm linh của giáo dục" của Rudolf Steiner là một tài liệu đầy đủ và chi tiết về phương pháp giáo dục Steiner. Bố mẹ cũng có thể mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình về phương pháp này bằng cách tham khảo các tài liệu khác trên Internet, hoặc tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội để học hỏi, chia sẻ thông điệp và kinh nghiệm với những người khác.
7.3 Mô hình giáo dục Steiner/ Waldorf có được sử dụng để dạy tại nhà không?
Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tự áp dụng phương pháp Steiner để dạy con tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, phụ huynh cần hiểu rõ bản chất của phương pháp giáo dục Steiner bao gồm sự phát triển tự nhiên, toàn diện và quan tâm đặc biệt đến giai đoạn phát triển của trẻ.
8 Kết luận
Phương pháp giáo dục Steiner là một phương pháp giáo dục hiện đại, so với phương pháp giáo dục truyền thống nó sẽ có ưu điểm và nhược điểm. Do đó, tùy vào gia đình và hướng phát triển của các bé, bố mẹ nên cân nhắc để có được lựa chọn đúng đắn cho con trẻ.