1. Trang chủ
  2. Tạo Hình Thẩm Mỹ
  3. Phẫu thuật mở rộng góc mắt trong và mở rộng góc mắt ngoài

Phẫu thuật mở rộng góc mắt trong và mở rộng góc mắt ngoài

Phẫu thuật mở rộng góc mắt trong và mở rộng góc mắt ngoài

Nguồn: Nguyên lý và thực hành Phẫu thuật thẩm mỹ Phần 1: Cắt mí và sửa mi hỏng

Chủ biên: H. Ryun Jin

Dịch giả: Bác sĩ Trần Ngọc Trung

1 PHẪU THUẬT MỞ RỘNG GÓC MẮT TRONG VÀ MỞ RỘNG GÓC MẮT NGOÀI

Tóm tắt ý chính

  • Mở rộng góc mắt trong hay mở rộng khóe mắt là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ cắt nếp rẻ quạt và chỉnh sửa góc bên trong của khe mi mắt, từ đó mở rộng thêm cho phần bên trong của mắt và giảm khoảng cách ở giữa hai mắt.
  • Nhú tuyến lệ (phần mô màu hồng đỏ nhô lên ở trong khóe mắt) có thể có hình tam giác, tròn hoặc hình móc và điểm khác nhau này của mỗi người cần được cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn kỹ thuật mở rộng góc mắt trong.
  • Khi mở rộng góc mắt trong vì lý do thẩm mỹ thì nên mở rộng ở mức độ vừa phải vì nếu mở rộng quá nhiều thì sẽ rất khó để sửa lại.
  • Nhú tuyến lệ ở bên trái và bên phải có thể có kích thước và hướng nhô khác nhau, đây cũng là yếu tố cần xem xét khi xác định kỹ thuật mở rộng khóe mắt.
  • Khi kết hợp thêm phương pháp phẫu thuật tạo mắt hai mí trong quá trình mở rộng khóe mắt thì da thừa ở vạt bên trên nếp mí cần được xoay lại về phía vùng bị thiếu da ở phần bên trong của mí mắt dưới để giảm nguy cơ lộn mí.
  • Hai biến chứng phổ biến nhất của phương pháp mở rộng khóe mắt là sẹo và vấn đề nếp rẻ quạt ngược (epicanthus inversus) trở nên rõ rệt hơn sau phẫu thuật. Những nguy cơ này có thể được giảm thiểu nếu tạo đường rạch ở vị trí chính xác và tránh tạo sự liên kết giữa đường rạch mở rộng khóe mắt và đường rạch cắt mí (trong trường hợp kết hợp cả hai).
  • Trong trường hợp mở rộng đuôi mắt thì không chỉ làm cho mắt dài hơn mà còn cần tăng chiều sâu cho vùng đằng sau mắt để duy trì sự tiếp xúc bình thường giữa nhãn cầu và kết mạc mi.
  • Có thể kết hợp mở rộng góc mắt ngoài và hạ đuôi mắt để làm cho đôi mắt to và đỡ xếch hơn

1.1 Mở rộng góc mắt trong

Một trong những đặc điểm phổ biến của đôi mắt người Châu Á là có nếp rẻ quạt. Đây là phần da nằm theo chiều dọc, có hình bán nguyệt ở khóe mắt. Mởrộng góc mắt trong là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ cắt nếp rẻ quạt này và chỉnh sửa góc bên trong của khe mi mắt. Phương pháp phẫu thuật này mởrộng thêm cho phần bên trong của mắt và đồng thời giảm khoảng cách giữa hai mắt (hình 15.1). Ở người Đông Á, khoảng cách giữa hai mắt thường là 3.48 đến 3.6cm1nhưng ởnhững người mà mắt có nếp rẻquạt không rõ thì khoảng cách này có thể nhỏ hơn.

Khoảng cách giữa hai mắt cần được đánh giá trong mối tương quan giữa nếp rẻquạt và các đặc điểm khác của đôi mắt. Nếp rẻ quạt sẽ trông tự nhiên nhất khi che phủ không quá nửa nhú tuyến lệmà lý tưởng nhất là chỉ che đi 10 -20%.  Hình dạng của nhú tuyến lệ có thể là hình tam giác, hình tròn hoặc hình móc, trong đó hình tam giác chiếm đến 53% và là hình dạng nhú tuyến lệ phổ biến nhất ởngười Châu Á. Nhú tuyến lệhình tròn chỉ có ở10% dân số. Ở37% còn lại, nhú tuyến lệ có hình móc, làm cho khóe mắt hướng xuống dưới (hình 15.2).

Ởnhững người có nhú tuyến lệ hình tam giác hoặc tròn, mức độ cắt nếp rẻ quạt được xác định dựa trên tỉ lệ tổng thể của đôi mắt. Tuy nhiên, đối với nhú tuyến lệ hình móc thì sẽ cần đến kỹ thuật khác vì có dây chằng khóe mắt chạy xuống dưới dọc theo đường cong bên ngoài. Nếu cắt bỏđi một phần nếp rẻquạtquá lớn thì đôi mắt trông sẽ không tự nhiên. Ngoài ra, kích thước của phần nhú tuyến lệ lộ ra ngoài sau khi mở rộng khóe mắt cũng là một điều quan trọng cần được cân nhắc kỹ. Ở người Đông Á, nhú tuyến lệ thường lộra khoảng 3 -5mm. Nếu nếp rẻ quạt che đi gần như hoàn toàn nhú tuyến lệvà chỉ để lộ ra khoảng dưới 1mm thì sẽ cần can thiệp chỉnh sửa nhiều hơn.Tùy theo mức độ che phủ lên khóe mắt mà nếp rẻ quạt có thể được chia làm 4 loại (hình 15.3). Nếp rẻ quạt ở mỗi người lại khác nhau nên quy trình phẫu thuật cũng phải được tùy chỉnh cho phù hợp.

Trước đây, quy trình mởrộng khóe mắt chỉgồm có bước cắt bỏda vì các bác sĩ cho rằng nếp rẻquạt là phần da thừa căng ngang khóe mắt. Tuy nhiên, phương pháp này có một vấn đềlớn là để lại sẹo lộ rõ do da bị kéo căng quá mức, đặc biệt là ở một phần ba bên dưới của khóe mắt. Kết quả là một phần ba bên trên vẫn còn da thừa trong khi một phần ba bên dưới lại bị thiếu da. Trong những trường hợp như vậy, cần được sử dụng phần da thừa bên trên để giảm độ căng ở một phần ba bên dưới. Đây là điều quan trọng đểtránh bịlộn mí ởphần bên trong của mí mắt dưới. Trong những trường hợp như vậy, ngay cả khi một phần ba bên dưới không bị thiếu da thì cũng chỉ nên cắt đi một lượng da tối thiểu ởphần bên trên.

1.2 Đánh giá trước phẫu thuật

Điều quan trọng trước tiên là phải đo khoảng cách giữa hai mắt (tính từ điểm đầu của khe mi mắt) và mức độ lộ ra của nhú tuyến lệ. Những người có nếp rẻ quạt lớn và hai mắt cách xa nhau sẽ nhận thấy sự thay đổi rất lớn sau khi mở góc mắt trong. Có thểmô phỏng sự thay đổi sau khi phẫu thuật bằng cách dùng ngón tay nhéo vùng da ở giữa hai mắt, kéo hai khóe mắt lại gần nhau. Với bất kỳ phương pháp nào thì tốt nhất là chỉ nên chỉnh sửa ở mức vừa phải hoặc thậm chí sửa dưới mức mong muốn một chút. Nếu không ưng ý thì có thể sửa tiếp nhưng một khi đã sửa quá mức thì lúc đó sẽ rất khó để khắc phục.

Trong số các dạng nếp rẻ quạt thì dạng số1 (hình 15.3) là phổ biến nhất ở người Đông Á. Không phải nếp rẻ quạt nào cũng cần chỉnh sửa, ví dụ như dạng số 3 vì dạng này sẽ làm cho đôi mắt hai mí trông tự nhiên hơn. Ở người Đông Á thì da ở gần gốc mũi và quanh khóe mắt thường dày hơn so với da mí mắt trên nên dễ bị sẹo phì đại hơn sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, một số vấn đề khác có thể xảy ra sau khi mởgóc mắt trong là nếp rẻ quạt chưa được cắt đủ hoặc khóe mắt không đều.

Nếp rẻ quạt được chia ra thành ba phần, gồm có phần trên, phần giữa và phần dưới. Các đặc điểm giải phẫu của mỗi phần, ví dụ như da thừa, mức độche lên khóe mắt hay mức độ căng của mô mềm đều cần được xem xét cẩn thận. Thậm chí, ở cùng một người, kích thước của nhú tuyến lệ ởhai bên cũng có thể khác nhau.Trong những trường hợp như vậy thì khóe mắt ở bên nhú tuyến lệ nhỏ hơn cần được mở rộng hơn để tạo sự cân đối. Do đó, việc đánh giá chính xác đặc điểm đôi mắt của từng người là điều rất quan trọng trước khi tiến hành mở rộng khóe mắt.

1.2.1 Phẫu thuật tạo mắt hai mí và mởrộng khóe mắt

Ở người Đông Á, phẫu thuật tạo mắt hai mí hay cắt mí là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ thường được kết hợp cùng mở rộng góc mắt trong. Trong những ca phẫu thuật kết hợp như vậy, một vạt da ở góc bên trong mí mắt trên sẽ được tách va xoay xuống vùng bị thiếu da ở góc bên trong mí mắt dưới. Điều này giúp giảm nguy cơ lộn mi sau khi mở rộng khóe mắt (hình 15.4).

Nếu quy trình mởrộng góc mắt trong được thực hiện mà không tạo mắt hai mí thì phần trên và phần giữa của nếp rẻ quạt sẽ có một phần da thừa hình tam giác cần được cắt bỏ. Đôi khi, việc cắt đi phần da này sẽ tạo nên một nếp gấp không mong muốn ở mí mắt trên. Để tránh xảy ra vấn đề này thì phần da thừa cần được cắt bỏ sát  đến lông mi nhất có thể. Tuy nhiên, nếu bờ mi ở khóe mắt không có đủ da thì phần da thừa cần được giữ lại và sửa thành vạt tam giác rồi xoay xuống vùng bên trong của khóe mắt mới (hình 15.5).

1.3 Quy trình phẫu thuật

Có nhiều kỹ thuật khác nhau để chỉnh sửa nếp rẻ quạt và mở rộng góc mắt trong. Bác sĩ cần căn cứ theo hình dạng nếp rẻ quạt của từng người đểchọn lựa ra những kỹ thuật phù hợp. Đa số các kỹ thuật mở rộng góc mắt trong hiện nay đều là các biến thể và sự kết hợp của nhiều kỹ thuật khác nhau như: cắt bỏ da đơn thuần, kỹ thuật vạt V-Y, kỹ thuật Z-plasty hay W-plasty. Việc chọn ra kỹ thuật mở rộng khóe mắt thích hợp sẽ phụ thuộc vào 5 yếu tố chính gồm có: cách được sử dụng để xử lý da thừa và thiếu, cách để kiểm soát mức độ mở rộng khóe mắt, v ịtrí của đường rạch, có thể để lại một phần da ở giữa đường rạch cắt mí và đường rạch mở rộng khóe mắt không và cuối cùng là kỹ thuật nào mà bác sĩ cảm thấy thoải mái và tự tin nhất.

1.3.1 Cắt bỏ da đơn thuần

Đây là một kỹ thuật đơn giản mà ngay cả những bác sĩ phẫu thuật chưa có nhiều kinh nghiệm cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, kỹ thuật này thường gây ra vấn đề là phần dưới của nếp rẻ quạt bị căng quá mức và dẫn đến sẹo không mong muốn. Vì thế nên kỹ thuật này hiện nay không còn được sửdụng phổbiến nữa.

1.3.2 Kỹ thuật vạt V-Y

Có nhiều biến thể khác nhau của kỹthuật vạt V-Y. Trong đó có phương pháp Roveda nâng vùng da sát với mũi và cắt phần da còn lại ở bên trên và bên dưới để tránh tạo thành vùng da thừa hình tam giác như đã nói ở trên. Bên cạnh đó còn phương pháp Uchida cũng giống như phương pháp vừa nêu nhưng có điều chỉnh. Khi mới được ứng dụng, phương pháp này có một điểm hạn chế là cắt quá gần nhú tuyến lệ nên không che được sẹo. Gần đây, phương pháp này đã tiếp tục được điều chỉnh, trong đó bác sĩ tạo một đường rạch lớn hình chữ V, sau đó bóc tách và cắt đi vùng da xung quanh đểhoàn toàn che đi vết sẹo (hình 15.6).

1.3.3 Kỹ thuật Z-plasty

Đây là một kỹthuật được sửdụng phổbiến với nhiều biến thểlinh hoạt vềvịtrí và kích thước của hai vạt da. Phương pháp Fuente có kết hợp một nửa kỹ thuật Z-plasty, trong đó lấy vạt da hình tam giác từphần bên dưới của nếp rẻ quạt và chuyển xuống phần ở giữa rồi kéo dài đường rạch tạo nếp mí về phía trong. Phương pháp này phù hợp cho những trường hợp mà mắt vốn đã có hai mí. Tuy nhiên, nếu được thực hiện kết hợp cùng với phương pháp cắt mí thì sẽ cần phải cắt bỏ da thừa (hình 15.7).

Kỹ thuật Fuente còn có một biến thểlà kỹ thuật Park, trong đó kết hợp cắt bỏ một phần da thừa ở giữa đường rạch tạo nếp mí và khóe mắt. Phương pháp này xoay da từ phần bên dưới của nếp rẻ quạt lên phần giữa. Da thừa ở phần bên trên của nếp rẻ quạt được cắt bỏ. Đây là lựa chọn phù hợp cho những người có da thừa ở phần dưới nếp rẻ quạt và căng ở phần giữa. Kỹ thuật này còn giúp chỉnh sửa phần da thừa hình tam giác dọc theo đường rạch cắt mí.

Phiên bản đảo ngược của phương pháp Fuente (hình 15.4) có thể được sửdụng cho những trường hợp có da thừa ở phần bên trên của nếp rẻ quạt và thiếu da ở phần dưới. Trong những trường hợp như vậy thì cần tạo vạt tam giác được ở bên trong mí mắt trên và xoay xuống dưới (hình 15.4). Nếu nhú tuyến lệ chỉ lộ ra dưới 1mm thì cần xoay vạt tam giác từ phần trên nếp rẻ quạt xuống dưới (hình 15.5).

1.3.4 Phương pháp căng da

Một phương pháp nữa cũng được sử dụng phổ biến để mở rộng góc mắt trong là phương pháp căng da. Phương pháp này có thể được thực hiện cùng lúc trong quy trình phẫu thuật cắt mí. Trước đây, da thường được kéo theo đường thẳng nhưng hiện nay kỹ thuật này đã được điều chỉnh và có thể được thực hiện theo đường hình tròn hoặc hình tam giác đểtránh bịlộn mi ở phần trong mí dưới (hình 15.8). Khi chỉ cần mởrộng khóe mắt mà không cần tạo mắt hai mí thì vạt da hình tam giác cần được đặt sát với lông mi nhất có thể. Ngoài ra, cần kéo dài đường rạch đểcó thể cắt bỏ da một cách thích hợp.

Với những trường hợp mà nhú tuyến lệ kém phát triển thì việc chỉnh sửa sẽ phức tạp hơn. Lúc này sẽ cần uốn dây chằng góc mắt trong để có thể mở rộng khóe mắt. Dây chằng góc mắt trong có thể được cố định qua một lỗ nhỏ được khoan xuyên xương mũi bằng dây kim loại hoặc chỉ nylon dày.

1.4 Các vấn đề và cách xử lý

Hai vấn đề phổ biến nhất của phương pháp mở rộng góc mắt trong là sẹo và vấn đề nếp rẻ quạt ngược (epicanthus inversus) trởnên rõ rệt hơn sau phẫu thuật. Nguy cơ xảy ra những vấn đề này có thể được giảm thiểu nếu đường rạch được tạo ở vị trí chính xác và tránh để đườngrạch mở rộng khóe mắt và đường rạch cắt mí dính liền nhau (trong trường hợp thực hiện cảhai cùng lúc). Tốt nhất là nên tách rời hai đường rạch này vì nếu chúng liền nhau thì sự chuyển động của mí mắt trên có thể chuyển lực căng từ đường rạch cắt mí sang đường rạch mởrộng khóe mắt. Việc xoay vạt da thừa từ mí mắt trên xuống phần dưới của nếp rẻ quạt giúp giảm nguy cơ lộn mí. Nếu đường rạch được tạo ở vị trí chính xác và quy trình phẫu thuật được thực hiện đúng cách thì vết sẹo sau này sẽ không bị lộ. Lực căng dọc theo vết mổ phải tập trung vào các mũi khâu tự tiêu nằm bên trong da chứ không phải các mũi khâu trên bề mặt da. Vết mổ cần được đóng lại bằng loại chỉ mảnh nhất (ví dụ như chỉ7/0) dưới kính lúp phẫu thuật. Vị trí vết mổ cần được bôi thuốc mỡ steroid trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật để hạn chế sự tăng trưởng của các nguyên bào sợi. Những người có tiền sử bị sẹo phì đại hoặc sẹo lồi cần được kê thuốc uống ức chế yếu tố tăng trưởng tế bào T-β và dùng trong 6 –12 tuần. Nếu như sau khi phẫu thuật mà khách hàng vẫn chưa ưng ý với kết quả thì có thể sửa lại trong vòng tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Sau thời gian này, nếu muốn chỉnh sửa thì sẽ cần phải đợi sau 6 tháng hoặc cho đến khi phản ứng hình thành sẹo phì đại đã giảm đi. Việc cần sửa lại là điều rất phổ biến và nguyên nhân chủ yếu là do sự không đồng đều về hình dạng của nếp rẻ quạt và khóe mắt. Sẹo phì đại có thể được xử lý bằng cách tiêm Triamcinolone nhưng cần pha loãng với nồng độ thấp hơn 4 lần so với mức nồng độ thông thường để tránh tạo nên các hạt nhỏ màu trắng có thể nhìn thấy rõ qua da. Ngoài ra, nếu không hòa loãng thì có thể dẫn đến teo da và giãn mao mạch. Phẫu thuật sửa lại sau khi mở rộng khóe mắt Nếu mở rộng khóe mắt quá mức khiến cho khoảng cách giữa hai mắt nhỏ hơn 3cm thì hai mắt sẽ trở nên quá gần nhau. Ngoài ra, nếu nhú tuyến lệ lộ ra trên 5mm thì sẽ khiến cho đôi mắt trông có vẻ bất thường. Bên cạnh đó, một vấn đề nữa có thể xảy ra sau khi mở rộng khóe mắt đó là sẹo. Mục đích của việc phẫu thuật sửa lại sau khi mở rộng khóe mắt là giảm hoặc che bớt đi vết sẹo này và sửa lại hình dạng của nếp rẻ quạt cho tựnhiên hơn.

Phương pháp thường được sử dụng trong các trường hợp cần sửa lại sau khi mởrộng khóe mắt là kỹ thuật vạt đẩy V-Y. Đa phần thì vấn đề nếp rẻquạt ngược xảy ra ở quanh phần bên dưới của khóe mắt do lực căng vuông góc của phần bên trên. Một phương pháp để xử lý vấn đề này là rạch thêm một đường nhỏ ở phần bên dưới của nếp rẻ quạt (hình 15.9). Một cách khác nữa để tránh nếp rẻ quạt ngược là tạo một đường rạch dài hình chữV ở khóe mắt với phần dưới của đường rạch chạy song song với hàng mi dưới. Sau đó, xoay vạt chữ V lên và lấp và vị trí bị thiếu da. Cách này giúp tránh được vết sẹo bên dưới khóe mắt và tránh tình trạng khóe mắt tiếp tục bị mở rộng quá mức sau này (hình 15.10).

Ngay cả sau khi đã sửa thì khóe mắt vẫn có thể tiếp tục bị rộng ra hoặc hai mắt không đều nhau. Do đó, bác sĩ cần nói rõ cho khách hàng biết về khả năng mắt trái và mắt phải sẽ có sự chênh lệch nhẹ hoặc cần phẫu thuật lại cũng như là những điểm hạn chế của các phương pháp phẫu thuật này trước khi bắt đầu.

1.5 Mở rộng góc mắt ngoài (đuôi mắt)

Mở rộng hay tạo hình góc mắt ngoài (đuôi mắt) là phương pháp phẫu thuật nhằm chỉnh sửa góc ngoài của mắt theo ý muốn. Ở các nước phương Tây thì phương pháp tạo hình góc mắt ngoài thường được sử dụng để khắc phục vấn đề chảy xệ đuôi mắt hay mí mắt dưới và giảm các dấu hiệu lão hóa ở mí mắt dưới cũng như là vùng giữa mặt. Trong khi đó, ở Châu Á thì tạo hình góc mắt ngoài thường chủ yếu được hiểu là mở rộng đuôi mắt hay chính xác hơn là vừa mở rộng và vừa tạo hình lại cho vùng đuôi mắt.Vì nhãn cầu có hình cầu nên mí mắt là một cấu trúc ba chiều. Với phương pháp mở rộng góc mắt ngoài thì khe mi mắt không chỉ được mở rộng về chiều ngang mà vùng đằng sau cũng cần được làm cho sâu thêm để duy trì sự tiếp xúc giữa nhãn cầu và kết mạc mi.

1.6 Đánh giá trước phẫu thuật

Giống như mọi phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt khác, việc kiểm tra tình trạng mắt của khách hàng cũng là một bước cần thiết trước khi tiến hành mở góc mắt ngoài. Trong đó, bác sĩ cần đánh giá mức độ lồi mắt và vị trí của xương ổ mắt cũng như là của lông mi. Nhìn chung, ởnhững người có mắt lồi thì sau khi mở góc mắt ngoài, nhãn cầu sẽ có sự liên kết tốt hơn với kết mạc mi so với những người có mắt thụt. Ngoài ra, ở những người có mắt lồi thì sau khi phẫu thuật, mức độ mở rộng của đuôi mắt cũng rõ rệt hơn khi nhìn trực diện từ đằng trước. Tuy nhiên, khi khoảng cách giữa góc mắt ngoài và bờ ổ mắt ngoài quá nhỏ thì phương pháp mở rộng đuôi mắt sẽ không thể cho kết quả cao do hiệu ứng mở rộng vềchiều ngang bị giảm đi. Phương pháp mởrộng đuôi mắt không phù hợp với những người bị sụp mí nặng vì việc mở rộng đuôi mắt sẽ khiến cho tình trạng sụp mí thêm trầm trọng hơn.

Đối tượng phù hợp nhất với phương pháp này là những người có mắt lồi, khoảng cách từgóc mắt ngoài đến bờổmắt ngoài từ4mm trởlên vàtúi cùng kết mạcởđuôi mắt sâu hơn 3mm.

1.7 Quy trình phẫu thuật

Các tài liệu của phương Tây có viết chi tiết vềnhững phương pháp phẫu thuật đểmởrộng góc mắt ngoài cũng như là tăng chiều dài khe mi mắt. Vì phương pháp này được ra đời nhằm mục đích ban đầu là khắc phục vấn đềhẹp khe mi nên một sốkỹthuật sẽkhông phù hợp cho những người Châu Á muốn mởrộng góc mắt ngoài chỉnhằm mục đích thẩm mỹ.

1.7.1 Phương pháp Von Ammon (vạt Y-V)

Phương pháp Von Ammon là phương pháp mở góc mắt ngoài lâu đời nhất, đã và đang được ứng dụng cho người Châu Á. Trong phương pháp này, bác sĩ rạch một đường ngang xuống toàn chiều dày ở đuôi mắt và bóc tách từ đuôi mắt vào trong cho cả mí mắt trên và dưới (hình 15.11a). Sau đó tạo thêm hai đường rạch ngắn (khoảng 1cm) chạy từ góc mắt ngoài dọc theo bờ mi trên và dưới, tạo thành một vạt chữ V. Bóc tách sâu xuống bên dưới vạt và cả vùng đuôi mắt,nâng vật chữ V lên. Kéo phần đuôi của vạt ra ngoài và khâu cố định vào đầu của đường rạch ngang. Phần còn lại của đường rạch được đóng lại một cách riêng biệt. Một sợi chỉ hai kim được luồn qua kết mạc ở đuôi mắt và kéo về phía ngoài rồi thắt nút lại. Cách này giúp tạo đúng hình dạng cho túi cùng kết mạc mới và làm cho đuôi mắt trở nên sâu hơn. Nhược điểm của phương pháp này là có thể bị lộ lớp kết mạc màu đỏ bên trong mí mắt nếu kết mạc bị kéo quá mức và lộ sẹo ở phần đuôi của mí mắt dưới.

1.7.2 Phương pháp Blaskovics (Vạt chữ V)

Với phương pháp mở góc mắt ngoài này, bác sĩ tạo một đường rạch hình chữ V ở đuôi mắt và lật vạt da hình tam giác lên trên (hình 15.12a). Tiếp theo rạch một đường ngang xuống toàn chiều dày ở đuôi mắt giống như phương pháp Von Ammon (hình 15.12b), khâu hai mép của đường rạch chữ V lại với nhau, sau đó cắt bỏ phần vạt da được lật lên, cuối cùng khâu vào phần đuôi của mí mắt trên (hình 15.12c). Vì phương pháp phẫu thuật này chỉ kéo căng vùng da ở đuôi mắt nên hiệu quả mở rộng là không cao.

1.7.3 Phương pháp Fox

Với phương pháp này, bác sĩ cần chọn trước một điểm để mở rộng góc mắt ngoài – thường cách góc mắt ngoài ban đầu 4mm (hình 15.13a); sau đó rạch và tách lớp đằng trước (da và cơ vòng mi) khỏi lớp đằng sau (sụn và kết mạc) ở một phần tư phía đuôi của mí mắt trên và dưới, tiếp theo kéo dài đường rạch ở mí mắt trên thêm 4mm nữa xuống bên dưới dọc theo đường mở rộng tự nhiên của mí. Rạch nối 3 điểm x, y, z và nâng vạt mô lên (hình 15.13b,c). Kéo điểm z đến điểm x và khâu cố định. Nâng vạt mô ở mí mắt dưới lên và kéo x’ đến y rồi khâu lại. Cuối cùng nâng một vạt kết mạc có kích thước phù hợp ở vùng đuôi mắt lên và khâu cố định vào da (hình 15.13d,e).

1.7.4 Phương pháp Shin

Với phương pháp này, bác sĩ rạch một đường ngang khoảng 5mm kéo dài từ đuôi mắt, sau đó tách một đoạn bờ mi dài 2mm ở đuôi mí mắt trên và 3mm ở đuôi mí mắt dưới khỏi lớp mô bên dưới rồi nâng lên để tạo thành vạt xoay (hình 15.14a,b). Phần vạt được tách ra này được sử dụng để mở rộng đuôi mí mắt dưới. Khâu phần đuôi của vạt mô mới tách ra vào màng xương bằng chỉ nylon 6/0 để mở rộng đuôi mắt (hình 15.14c). Đóng tất cả các đường rạch (hình 15.14d). Cuối cùng, góc mắt ngoài sẽ được kéo dài về phía ngoài và hơi hướng xuống dưới. Quy trình này tương đối đơn giản và hiếm khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, phần đuôi mắt sẽ bị hạ thấp hơn so với ban đầu.

1.7.5 Mở rộng góc mắt ngoài kết hợp hạ đuôi mắt

Ở nhiều người Đông Á, phần đuôi mắt thường hướng lên trên và tạo nên đôi mắt xếch. Nếu chỉ mở rộng góc mắt ngoài ở những trường hợp như vậy thì sự thay đôi sẽ không rõ rệtvà thậm chí còn khiến cho mắt trông càng xếch hơn nữa. Việc kết hợp mở rộng góc mắt ngoài và hạđuôi mắt sẽ làm cho mắt to và “hiền” hơn. Tuy nhiên, chỉ nên sửdụng phương pháp kết hợp này cho những người có đôi mắt quá xếch.

Có thể thực hiện quy trình phẫu thuật kết hợp này cho những trường hợp tạo vạt mô tam giác ở phần trên của đuôi mắt, ví dụ như trong phương pháp Shin nêu trên. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa bờ mi và lông mi quá nhỏ thì sẽ rất khó tạo vạt hình tam giác và điều này sẽ càng khó khăn hơn trong những trường hợp cần sửa lại sau khi mở rộng đuôi mắt hỏng do đã hình thành sẹo.

Có thể sử dụng kỹ thuật sau:

  1. Tùy theo độ dốc từ mí mắt trên xuống đuôi mắt mà có thể tiến hành mở góc mắt ngoài theo hướng xiên xuống với đường rạch bắt đầu từ đuôi mắt và kéo dài ra bên ngoài, hướng xuống dưới. Chiều dài của đường rạch thường là khoảng 4 đến 5mm nhưng cũng có thể dài hoặc ngắn hơn tùy theo mức độ mở rộng mong muốn (hình 15.15).
  2. Rạch một đường chưa đến 1cm ở lớp kết mạc cách rìa dưới của sụn mi dưới 1-2mm.  Đốt điện các mạch máu lộra trong suốt quá trình thực hiện.
  3. Bóc tách giữa cơ vòng mi và vách hốc mắt để có thểnhìn rõ và rạch một đường nhỏ trên vách hốc mắt để lộ ra túi mỡ hốc mắt ở vùng đuôi mắt.
  4. Trong khi trợ lý kéo mỡ hốc mắt xuống thì bác sĩ tìm mạc bao mí (capsulopalpebral fascia) ở đằng sau túi mỡ hốc mắt và giữ bằng kẹp phẫu tích.
  5. Dùng chỉ nylon 7/0 xuyên qua mạc bao mí và vị trí cần hạ thấp trên rìa dưới của sụn mi rồi khâu cố định. Có thểthay đổi vị trí cố định tùy theo mức độ hạ thấp mong muốn. Thông thường thì sẽ cần khâu hai vị trí trên mạc bao mí vào sụn mi (hình 15.16).
  6. Khâu đóng đường rạch ởbờmi trên và cố định đuôi của mí dưới vào màng xương của bờ ổ mắt bằng chỉ nylon 6/0. Đảm bảo rằng đuôi mắt mới tạo đã đúng như yêu cầu của khách hàng.
  7. Để loại bỏ phần da thừa hình tam giác quanh đuôi mắt thì rạch một đường nhỏ theo hàng lông mi dưới, cắt đi phần da còn lại và đóng đường rạch.

1.8 Chăm sóc hậu phẫu

Do đặc điểm của vùng đuôi mắt nên rất khó để đặt băng gạc lên vị trí này nên chỉ cần bôi thuốc mỡ lên vùng phẫu thuật là đủ. Chỉ khâu được tháo vào ngày thứ 7 hoặc thứ 8 sau phẫu thuật.

1.9 Các trường hợp thực tế

Trường hợp 1: Sửa lại sau khi mở góc mắt trong hỏng

Một khách hàng nữ 24 tuổi sau khi mở góc mắt trong quá mức khiến cho nhú tuyến lệ lộ ra quá nhiều và sẹo lõm (hình 15.17a). Bác sĩ tiến hành sửa lại bằng kỹ thuật vạt đẩy V-Y và vạt xoay. Vạt mô được nâng lên từ vị trí sẹo lõm. Sau phẫu thuật, nhú tuyến lệ được che bớt, vùng giữa hai mắt trở nên tự nhiên hơn và vết sẹo cũng bớt lộ rõ hơn (hình 15.17b).

Trường hợp 2: Mở góc mắt ngoài và hạ đuôi mắt

Một khách hàng nữ 26 tuổi muốn phẫu thuật cho mắt đẹp hơn. Kết quả kiểm tra cho thấy khách hàng này có mắt nhỏ, nhú tuyến lệ bị nếp rẻ quạt che khuất, mắt một mí và xếch (hình 15.18a). Bác sĩ tiến hành phương pháp mở góc mắt trong với kỹ thuật Z-plasty, phẫu thuật tạo mắt hai mí, mở góc mắt ngoài kết hợp hạ đuôi mắt. Sau khi phẫu thuật, nhú tuyến lệ lộ rõ hơn, mắt to hơn và không còn xếch như trước (hình 15.18b)

 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633