1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Phẫu thuật cắt trĩ: Các phương pháp điều trị và những điều cần biết

Phẫu thuật cắt trĩ: Các phương pháp điều trị và những điều cần biết

Phẫu thuật cắt trĩ: Các phương pháp điều trị và những điều cần biết

Trungtamthuoc.com - Chữa bệnh trĩ bằng cách nào để có thể loại bỏ bệnh hoàn toàn và hạn chế tối đa cảm giác đau, khó chịu luôn là điều được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là với nhiều trường hợp trĩ tiến triển nặng, người bệnh có thể được áp dụng biện pháp phẫu thuật cắt trĩ để loại bỏ búi trĩ. Vậy có những biện pháp ngoại khoa nào được dùng để cắt trĩ cho người bệnh? Bạn biết gì về các cách điều trị bệnh trĩ này? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

1 Bệnh trĩ là gì? Nguyên tắc trong điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng bệnh lý xảy ra khi các tĩnh mạch vùng hậu môn- trực tràng bị giãn quá mức làm các mạch máu này bị phồng và sa ra ngoài hậu môn. Đây là bệnh cảnh thường gặp trên lâm sàng,Hemorrhoidectomy - making sense of the surgical options với tỷ lệ 39% dân số, trong đó 44,7% là có triệu chứng [1] [2] [3]

Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ thường là do táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian dài, đồng thời có sự dùng lực khi đi cầu, khiến các tĩnh mạch hậu môn bị giãn và sa ra ngoài. Do đó, việc điều trị bệnh trĩ có các nguyên tắc sau:

  • Ăn uống hợp lý để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Vệ sinh hậu môn thường xuyên, luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bằng cách ngâm rửa hậu môn bằng nước muối ấm.
  • Không dùng lực rặn khi đi đại tiện.
  • Dùng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật cắt trĩ. 

Hai cách thức chính khi điều trị bệnh trĩ đó là:

  • Điều trị nội khoa: Áp dụng cho người mắc trĩ độ 1 và độ 2. Bệnh trĩ còn ở mức độ nhẹ do đó việc điều trị bằng thuốc còn đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị kể trên.
  • Điều trị ngoại khoa: Gồm các can thiệp thủ thuật và can thiệp phẫu thuật. Đối với bệnh nhân bị trĩ độ nhẹ như độ I và độ II có thể dùng các can thiệp thủ thuật. Trường hợp mức độ trĩ nặng hơn cần áp dụng các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ để loại bỏ búi trĩ triệt để.

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh trĩ là biện pháp mà hầu như ai mắc phải căn bệnh này đều phải trải qua. Tuy nhiên, ít người biết đến phương pháp điều trị ngoại khoa - cắt trĩ, cũng như thời điểm cần phải thực hiện biện pháp điều trị này.

Hình ảnh bác sĩ phẫu thuật cắt trĩ

2 Cắt trĩ là gì?

Đối với một số người, một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống cũng như thuốc không đủ để điều trị bệnh trĩ. Cắt trĩ là biện pháp điều trị ngoại khoa, được dùng để giúp người bệnh loại bỏ búi trĩ. [4] Trong cắt trĩ, tùy vào trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp thủ thuật làm teo búi trĩ, hay phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ khỏi hậu môn.

Trong phẫu thuật cắt trĩ (còn gọi là mổ trĩ), người ta lại chia làm 2 loại:

  • Mổ trĩ nội thường áp dụng đối với bệnh nhân bị trĩ nặng như độ III và độ IV. Khi bệnh nặng búi trĩ bị sa ra ngoài nhiều gây đau. Đồng thời cũng tiềm ẩn một số nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, chảy máu, nhiễm khuẩn,... Do đó cần thực hiện các phương pháp tác động để loại bỏ búi trĩ. 
  • Cắt trĩ ngoại cũng được chỉ định khi bệnh nhân mắc trĩ ngoại nặng. Khi các phương pháp điều trị như dùng thuốc, bài thuốc dân gian không đem lại hiệu quả.

3 Khi nào cần cắt trĩ (mổ trĩ)?

Trong trường hợp mắc trĩ nặng như mắc trĩ độ 3, độ 4, trĩ hỗn hợp, các búi trĩ bị sa ra ngoài nhiều. Gây nên các triệu chứng khó chịu, kèm theo đó là nguy cơ xuất hiện những biến chứng khác nặng nề hơn. Khi đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ cắt trĩ. 

Cụ thể, các đối tượng bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt trĩ như sau:

  • Bệnh nhân mắc trĩ nặng: búi trĩ sa ra ngoài gây khó chịu khi đi lại, di chuyển, gây đau và chảy máu khi đi ngoài. 
  • Bệnh nhân gặp biến chứng như tắc mạch: các tĩnh mạch trong búi trĩ bị tắc gây phồng và thâm màu tím. Tắc mạch gây nên các cơn đau nhói, bệnh nhân không dám ngồi bằng cả hai mông, luôn cảm thấy đau và nhói, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống vận động cũng như sinh hoạt. 

Bệnh nhân bị sa nghẹt búi trĩ: búi trĩ sa ra ngoài bao quanh hậu môn, gây nghẹt hậu môn và gây đau, đi vệ sinh khó. 

Ngoài các đối tượng bệnh nhân kể trên thì việc chỉ định cắt trĩ phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và thực hiện. Đồng thời phải tìm hiểu cơ sở khám chữa bệnh uy tín để phẫu thuật cắt trĩ. 

4 Các phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay

Phẫu thuật cắt trĩ là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. Dưới đây là các phương pháp mổ trĩ hiện đại nhất hiện nay được nhiều bệnh viện áp dụng. 

Hình ảnh mô phỏng quá trình cắt trĩ 

4.1 Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo

Phương pháp phẫu thuật Longo được đưa vào sử dụng trong Y khoa từ năm 1993, tác giả của phương pháp này là Antonio Longo. 

Cách thực hiện đó là sử dụng bộ dụng cụ máy cắt kết hợp khâu nối, máy này do hãng Johnson & Johnson sản xuất. Phương pháp này được thực hiện như sau:

  • Búi trĩ bị sa được kéo trở lại vị trí bình thường.
  • Sau đó cắt đồng thời khâu mạch máu cung cấp cho búi trĩ (làm giảm lượng máu vào búi trĩ) làm búi trĩ co nhỏ lại. 

Phương pháp này có nhiều ưu điểm đó là ít gây đau đớn, thời gian phẫu thuật nhanh, bệnh nhân có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường. Đồng thời phương pháp này cũng được đánh giá là ít tái phát, tính thẩm mỹ cao. 

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là bộ dụng cụ dùng để cắt trĩ chỉ dùng một lần trên một bệnh nhân, do đó chi phí phẫu thuật thường khá lớn. 

4.2 Cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm khâu triệt mạch Doppler (THD)

Đây là phương pháp có thời gian thực hiện nhanh, ít gây đau, thường được áp dụng cho bệnh nhân mắc trĩ nội độ III. 

Nguyên tắc của phương pháp này là chặn nguồn cung cấp máu cho các búi trĩ từ các động mạch ở bên trên, từ đó làm cho các búi trĩ teo nhỏ lại. Thiết bị siêu âm Doppler được dùng để xác định vị trí của các động mạch trĩ. Thực hiện cắt và khâu vết cắt, búi trĩ bị sa được cố định vào trong ống hậu môn.

Kỹ thuật cắt này cũng khá đơn giản, dễ áp dụng, đồng thời cũng đem lại hiệu quả cao, và ít đau sau khi mổ. 

Tuy nhiên, cũng có trường hợp các động mạch nuôi búi trĩ bị bỏ sót, do đó trĩ có thể tái phát.

Khâu thắt mạch máu nuôi búi trĩ

4.3 Cắt trĩ bằng phương pháp tia Laser

Các tia laser có khả năng phân hủy các mạch máu nuôi trĩ, phương pháp phẫu thuật này không cần dùng đến dao mổ. Tia laser như tia CO2 và tia ND được soi chiếu trực tiếp lên búi trĩ, làm các mạch máu nuôi trĩ bị teo và phân hủy. 

Trước khi dùng tia laser chiếu, bệnh nhân được tiêm thuốc tê để giảm đau. Hai loại tia laser được sử dụng đó là tia laser CO2 và tia laser ND. Các tia laser này chiếu trực tiếp và làm teo búi trĩ, nên ít gây đau đớn cho người bệnh, hạn chế được tình trạng chảy máu. 

Ngoài ra, phương pháp này không ảnh hưởng đến chức năng co thắt hậu môn, do đó hạn chế được tình trạng đi ngoài không tự chủ. Phương pháp này cũng được khá nhiều cơ sở y tế áp dụng để phẫu thuật cho bệnh nhân. 

4.4 Phương pháp cắt trĩ PPH

Sử dụng dụng cụ là máy kẹp PPH, máy được đưa vào bên trong hậu môn và thực hiện cắt bỏ phần búi trĩ bị sa.

Sau khi cắt bỏ, máy kẹp PPH sẽ đồng thời thực hiện luôn thao tác khâu niêm mạc và kéo tạo hình thẩm mỹ lại cho hậu môn. Do đó, thời gian thực hiện phương pháp này khá nhanh, an toàn và đem lại hiệu quả cao. 

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ vòng, bệnh nhân mắc trĩ nội và trĩ hỗn hợp sử dụng phương pháp này sẽ không đem lại hiệu quả cao. 

4.5 Cắt trĩ bằng cách sử dụng sóng cao tần HCPT

Phương pháp sử dụng sóng cao tần được sử dụng trong điều trị cắt trĩ cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Nguyên lý của phương pháp này đó là sử dụng sóng cao tần làm khô các búi trĩ và làm co thắt mạch máu nuôi trĩ. Búi trĩ sau khi được làm khô ngăn chặn mạch máu nuôi sẽ được để tự nhiên để búi trĩ tự rụng hoặc dùng dao điện để cắt bỏ. 

Sử dụng phương pháp này cho hiệu quả và an toàn cao, đồng thời bệnh nhân ít phải chịu đau đớn và mất máu ít hơn các phương pháp khác. Sử dụng máy móc và được quan sát qua màn hình máy tính nên độ chính xác cao.

Bệnh nhân cũng chỉ thấy cảm giác đau nhẹ khi sử dụng phương pháp này, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn, đây cũng là phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay. 

Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT

4.6 Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan

Phương pháp này đã được sử dụng từ lâu theo nguyên lý của Milligan Morgan, tuy nhiên tỷ lệ tái phát lại bệnh khá cao. 

Phương pháp này được bác sĩ trực tiếp thực hiện, sau khi tiêm thuốc tê sẽ tiến hành cắt bỏ búi trĩ từ từ, sau đó khâu nối các mảnh niêm mạc da giữa các búi trĩ lại với nhau. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài nhiều. 

Nhược điểm của cách làm này đó là tỷ lệ tái phát bệnh khá cao, gây đau và lâu lành, tỷ lệ nhiễm khuẩn nhiễm trùng cũng cao.  

Mô phỏng cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan

4.7 Khoanh niêm mạc cắt trĩ 

Phương pháp này hiện nay không được ưu tiên sử dụng nữa, do tỷ lệ tái phát lại bệnh khá cao, đồng thời cũng gây ra các biến chứng như đi cầu mất tự chủ, hẹp hậu môn,...

Cắt trĩ bằng các can thiệp thủ thuật 

Các can thiệp thủ thuật này thường được áp dụng cho các đối tượng bệnh nhân bị trĩ nhẹ. Đó là: 

  • Thắt dây chun chỉ định cho trĩ độ I và độ II: nguyên tắc của phương pháp này là thắt dây chặt búi trĩ, làm cho máu không lưu thông đến bên trong búi trĩ, khoảng 6-10 ngày búi trĩ sẽ tự rụng. 
  • Tiêm xơ: tiêm các chất làm xơ búi trĩ như phenol 5%, quinine, natri tetradecyl sulfate,...Cách này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị trĩ độ I và độ II. 
  • Quang đông hồng ngoại. 
  • Đối laser. 

Tuy nhiên, các can thiệp này thường không được khuyến cáo, bệnh nhân mắc trĩ nhẹ có thể sử dụng điều trị bằng thuốc và cải thiện lại chế độ ăn uống để việc điều trị hiệu quả và an toàn hơn. 

5 Các biến chứng có thể gặp sau cắt mổ trĩ 

5.1 Sau mổ trĩ khó đi cầu 

Sau khi mổ trĩ, bệnh nhân có thể gặp biến chứng như hẹp hậu môn, do đó  xuất hiện triệu chứng khó đi cầu. Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị táo bón lâu ngày sau mổ trĩ, nguy cơ tái phát bệnh khá cao. 

5.2 Nhiễm trùng sau khi mổ trĩ

Người bệnh bị nhiễm trùng tại chỗ, sưng đỏ, sưng mủ tại vết mổ do vệ sinh không đúng cách. Lúc này bệnh nhân cần thông báo nhanh với bác sĩ điều trị để được chữa trị kịp thời. 

5.3 Đau sau khi cắt trĩ 

Trong quá trình phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân thường được tiêm thuốc tê. Sau khi thuốc tê hết tác dụng bệnh nhân thường cảm thấy đau tại hậu môn, và sẽ được chỉ định uống thuốc làm giảm đau.. 

5.4 Cắt trĩ xong vẫn lòi

Hầu hết các phương pháp cắt trĩ đều có nguy cơ tái lại nếu bệnh nhân bị táo bón hay tiêu chảy thời gian dài, ăn uống chế độ ăn bất hợp lý. 

Cũng có thể mắc trĩ tái lại do búi trĩ chưa được cắt hết. Do vậy cần lựa bệnh viện uy tín có bác sĩ tay nghề cao để phẫu thuật cắt trĩ.

5.5 Chảy máu sau phẫu thuật 

Nếu bệnh nhân không được cầm máu tốt trong quá trình phẫu thuật, sau khi mổ xong bệnh nhân vẫn bị chảy máu nhiều. Do đó, lựa chọn bệnh viện nào để phẫu thuật là điều quan trọng, bệnh nhân nên chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín. 

Đi đại tiện khó sau mổ trĩ

6 Chăm sóc sau phẫu thuật cắt trĩ

Nguyên nhân mắc trĩ lại có thể nằm ở chế độ ăn uống của bạn, do đó bệnh nhân cần biết nên ăn gì sau khi mổ trĩ là điều rất quan trọng. Sau khi mổ trĩ bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, cũng như cách vệ sinh chăm sóc đúng để hạn chế nguy cơ mắc trĩ tái phát. 

Bệnh nhân cần ăn thức ăn lỏng như cháo, kiêng ăn các thực phẩm từ gạo nếp như xôi, bánh nếp,.. đồng thời duy trì uống nhiều nước khoảng 2 lít/ ngày.

Bệnh nhân có thể sử dụng tinh bột nghệ hay nghệ tươi để vết mổ nhanh lành. Có thể nấu các món ăn cho kèm tinh bột nghệ vào để ăn cùng, hoặc pha tinh bột nghệ với nước ấm rồi uống. Nghệ có tác dụng trị sẹo tốt, do đó sau khi vết thương đã khô, bệnh nhân có thể dùng nghệ hay các chế phẩm kem bôi từ nghệ để bôi vùng da quanh hậu môn. 

Điều quan trọng cần duy trì trong chế độ ăn đó là:

  • Tăng cường nhiều chất xơ trong bữa ăn: ăn nhiều rau xanh để hạn chế nguy cơ táo bón. 
  • Ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi. 
  • Ăn nhiều sữa chua. 
  • Bổ sung vitamin C từ các thực phẩm như cam, Bưởi, chanh, dâu tây. Vitamin C giúp chống oxy hóa và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Ăn nhiều các thực phẩm nhiều beta caroten - tiền Vitamin A như cà rốt, bí đỏ, Đu Đủ,... giúp vết thương nhanh lành. 
  • Nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe và cũng tốt cho nhu động ruột. 

Kiêng ăn gì sau mổ trĩ?

Sau khi mổ trĩ bệnh nhân cần kiêng ăn các thực phẩm chế biến nhanh nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai rán,... đồng thời cũng không nên ăn quá nhiều thịt, uống rượu bia và các chất kích thích.

Bên cạnh vấn đề về ăn uống, bệnh nhân cũng cần kiêng các hành động sau:

  • Ngồi hoặc đứng quá lâu: Do đứng hoặc ngồi lâu làm tăng áp lực lên hậu môn, làm tăng nguy cơ mắc trĩ tái phát. 
  • Không rặn hay tác động lực khi đi cầu: rặn khi đi cầu làm cho các tĩnh mạch bị sa và giãn xuống, có thể gây mắc trĩ lại. 
  • Không dùng giấy quá cứng và lau chùi vệ sinh quá mạnh.

7 Làm gì để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát?

Bệnh trĩ có thể tái phát lại, do đó bệnh nhân cần lưu ý các cách sau để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát:

  • Ăn uống với chế độ hợp lý. 
  • Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh hậu môn với nước muối ấm sau khi các vết mổ lành. 
  • Không đứng hay ngồi quá lâu. 
  • Không quan hệ bằng đường hậu môn. 
  • Không rặn khi đi cầu. 

8 Một số câu hỏi thường gặp khi cắt trĩ 

8.1 Phẫu thuật cắt trĩ hết bao nhiêu tiền?

Mỗi phương pháp mổ trĩ sẽ có nhiều chi phí khác nhau, bên cạnh đó, mức thu cũng có dao động ở các bệnh viện. Mức chi phí bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:

  • Cắt trĩ bằng phương pháp Longo vào khoảng 5 triệu đồng. 
  • Dùng phương pháp HCPT cắt trĩ khoảng 7 đến 10 triệu đồng. 
  • Cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan khoảng 2-3 triệu đồng. 
  • Ngoài ra các phương pháp khác dao động khoảng 2-4 triệu đồng. 

Chi phí trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần liên hệ trực tiếp đến các bệnh viện để biết chính xác số tiền mà mình phải chi trả khi phẫu thuật cắt trĩ. 

8.2 Cắt trĩ có đau không?

Trong quá trình cắt, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây tê, do đó bệnh nhân sẽ không hề thấy đau. Có chăng chỉ đau nhói một chút khi bác sĩ tiêm thuốc tê vào hậu môn, vì vậy không nên cảm thấy sợ hãi khi cắt trĩ.

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, bất kỳ bệnh nhân nào cũng sẽ cảm thấy đau. Tuy nhiên mức độ cơn đau sẽ không lớn do bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định cho uống thuốc giảm đau.

Các phương pháp cắt trĩ hiện nay cũng có ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh, ít gây đau, thời gian hồi phục ngắn. 

8.3 Cắt trĩ bao lâu thì lành?

Thực tế không có thời gian chính xác sau cắt trĩ bao lâu thì lành, bởi vì thời gian hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Mức độ bị trĩ nặng hay nhẹ. 
  • Phương pháp áp dụng: tùy thuộc vào từng phương pháp cắt trĩ, mỗi phương pháp cũng được áp dụng trong trường hợp loại bệnh trĩ nhất định. Do đó, áp dụng phương pháp nào do sử chỉ định của bác sĩ. 
  • Tình trạng của người bệnh, mức độ hồi phục của mỗi người bệnh là khác nhau. 
  • Cách chăm sóc sau phẫu thuật. 
  • Tay nghề của bác sĩ. 

8.4 Sau mổ trĩ cần kiêng quan hệ bao lâu?

Việc tác động lực trong quá trình quan hệ tình dục có thể gây ảnh hưởng lên vết mổ trĩ, vì vậy mà người sau khi cắt trĩ cần kiêng không giao hợp một thời gian để đảm bảo an toàn cho chính mình. 

Thông thường, khoảng 1 tháng sau khi quan hệ, bệnh nhân có duy trì lại đời sống tình dục của mình. Việc quan hệ bằng hậu môn thì không nên áp dụng, những người đã mổ trĩ rồi chỉ nên quan hệ bằng đường âm đạo. 

Tuy nhiên, việc bắt đầu lại cuộc sống tình dục còn phụ thuộc vào tốc độ hồi phục của người bệnh. Nếu việc quan hệ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì người bệnh vẫn có thể thực hiện sớm hơn thời gian mà bác sĩ khuyên. 

Bên cạnh đó, cũng chỉ nên áp dụng các tư thế quan hệ nhẹ nhàng, cường độ thấp để không bị ảnh hưởng đến vết cắt.

8.5 Phẫu thuật cắt trĩ có khỏi hoàn toàn?

Sau khi cắt trĩ, bệnh nhân vẫn có thể bị tái phát lại nếu không thực hiện kiêng khem và có một chế độ ăn hợp lý. 

Cắt trĩ lần 2 đôi khi cũng sẽ xảy ra. Nguyên nhân có thể do bệnh nhân bị trĩ tái phát hoặc trong quá trình phẫu thuật vẫn còn sót búi trĩ nhỏ chưa cắt hết. 

Trên đây là các phương pháp cắt trĩ phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết này người bệnh có thể lựa chọn được phương pháp cắt trĩ phù hợp. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Danson Yeo và Kok-Yang Tan, Hemorrhoidectomy - making sense of the surgical options, NCBI. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Riss S, Weiser FA, Schwameis K, Riss T, Mittlböck M, Steiner G, Stift A. The prevalence of hemorrhoids in adults. Int J Colorectal Dis.Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Johanson JF, Sonnenberg A. The prevalence of hemorrhoids and chronic constipation. An epidemiologic study. Gastroenterology.,Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Hemorrhoid SurgeryC, WebMD. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Dùng thuốc gì dự phòng nhiễm trùng sau cắt trĩ?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Phẫu thuật cắt trĩ: Các phương pháp điều trị và những điều cần biết 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Các phương pháp điều trị và những điều cần biết
    HT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình giúp mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633