Phát hiện bất ngờ về thuốc tránh thai cho nam giới từ cây tầm ma
Trungtamthuoc.com - Theo tờ báo Pnas [1], việc tìm kiếm một biện pháp tránh thai cho nam giới là một thách thức cho ngành y tế trong nhiều năm. Hầu hết các phương pháp đều tập trung vào nội tiết hoặc tế bào mầm để tạo ra tinh trùng không có khả năng thụ tinh. Tuy nhiên, chúng có những tác dụng phụ nguy hiểm như ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của nam giới hoặc gây ra những hậu quả lâu không phục hồi đối với khả năng sinh sản. Ngoài ra, có thể gây những thay đổi bất lợi cho thế hệ con cháu sau này theo. Phát hiện mới nhất từ Úc cho thấy dịch chiết tầm ma có thể là loại thuốc tránh thai cho nam giới hiệu quả và an toàn. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1 Cơ sở nghiên cứu thuốc tránh thai từ dịch chiết cây tầm ma
Trong lịch sử, cây tầm ma đã được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nền văn hóa cho các bệnh khác nhau bao gồm các triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS). Y học cổ truyền sử dụng rễ cây tầm ma để điều trị các vấn đề về tiết niệu bao gồm viêm tuyến tiền liệt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần và tiểu khó. Việc sử dụng chiết xuất lá tầm ma có bởi do chúng có tác dụng giãn cơ trơn. Vì vậy, một trong những mục đích của nghiên cứu này là điều tra hoạt động của chiết xuất cây tầm ma đối với sự co bóp của cơ trơn sinh dục của tuyến tiền liệt và ống dẫn tinh của chuột, và xác định cơ chế hoạt động.
Trong nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học tại Úc đã tiến hành nghiên cứu những tác động đến khả năng sinh sản của nam giới từ chiết xuất của lá cây Urtica dioica (cây tầm ma) theo báo Plos One [2]. Nghiên cứu dựa trên cơ chế ngăn cản sự vận chuyển của tinh trùng, tương tự với nghiên cứu “Tránh thai cho nam giới bằng cách loại bỏ đồng thời thụ thể α-1A và thụ thể nhân purin P2X1 ở chuột” vào năm 2013.
Trong quá trình xuất tinh, tinh trùng được vận chuyển từ nơi lưu trữ là mào tinh hoàn đến niệu đạo qua ống dẫn tinh. Quá trình đẩy tinh trùng vào quá trình phóng tinh này là cần thiết cho quá trình thụ tinh. Các tế bào giao cảm cơ trơn bao quanh ống dẫn tinh co lại do ATP và Noradrenaline, bởi chúng kích hoạt các kênh ion phối tử thụ thể P2X1 và các thụ thể kết hợp với protein α1A -adrenergic G (thụ thể phụ). Do đó, sự đối kháng các thụ thể này đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự co bóp qua trung gian thần kinh của ống dẫn tinh trong các thí nghiệm mô cô lập.
2 Một kết quả đáng mong đợi
Nghiên cứu được tiến hành trên chuột đực 7 - 9 tuần tuổi. Chất chiết xuất từ lá cây tầm ma đã chứng minh khả năng làm giảm sự co bóp của cả sự co do kích thích điện trường gây ra cũng như sự co qua trung gian ATP và α, βmethylene-ATP. Những kết quả này cho thấy rằng chiết xuất rất có thể như một chất đối kháng thụ thể P2X1.
Kết quả nghiên cứu trên chuột, chiết xuất từ lá cây tầm ma (50 mg mỗi ngày) làm giảm khả năng sinh sản của con đực xuống 53% so với những con chuột đực không sử dụng thuốc. Kết quả khá khả quan, những con chuột được điều trị hành vi giao phối bình thường, bàng quang và tinh hoàn nhẹ hơn trong những con chuột được điều trị bằng chiết xuất từ lá cây tầm ma. Tất cả các cơ quan khác và tổng trọng lượng cơ thể không bị ảnh hưởng. Các nhà khoa học kết luận rằng chiết xuất lá tầm ma làm giảm sự co bóp của cơ trơn sinh dục bằng cách hoạt động như một chất đối kháng tại các thụ thể P2X1-purin. Những điều này chỉ ra rằng việc ngăn chặn sự vận chuyển của tinh trùng bằng cách phong tỏa các thụ thể P2X1 qua đường uống là phù hợp cho một biện pháp tránh thai sinh học hiệu quả và thuận tiện cho nam giới.
Theo Daily Mail, có lưu ý là các chất chiết xuất này được dùng để bào chế thành dạng viên và để uống, chứ không dùng bôi ngoài da. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo rằng mọi người không được tự ý dùng lá tầm ma để bôi ngoài. Vì không những không có hiệu quả trong việc ngừa thai mà còn có thể gây nguy hiểm. Bởi vì, lá tầm ma có thể làm hại cho da với các biểu hiện như phát ban, ngứa, nổi mụn, mề đay.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Carl W. White, Yan-Ting Choong, Jennifer L. Short, Betty Exintaris, Daniel T. Malone, Andrew M. Allen, Richard J. Evans, and Sabatino Ventura (Ngày đăng 3 tháng 10 năm 2013). Male contraception via simultaneous knockout of α1A-adrenoceptors and P2X1-purinoceptors in mice, Pnas. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2022
- ^ Tác giả Nicole T. Eise,Jamie S. Simpson,Philip E. Thompson,Sabatino Ventura (Ngày đăng 28 tháng 7 năm 2017). Aqueous extracts of Urtica dioica (stinging nettle) leaf contain a P2-purinoceptor antagonist—Implications for male fertility, Plos One. Ngày truy cập 11 tháng 8 năm 2022