Phân loại các biện pháp tránh thai hiện nay và hiệu quả của chúng
Đồng chủ biên
GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy
GS.TS. Cao Ngọc Thành
PGS.TS. Lê Minh Tâm
PGS.TS. Trương Thành Vinh
Cùng nhiều tác giả tham gia biên soạn
1 A- THUỐC TRÁNH THAI NỘI TIẾT
1.1 ĐẠI CƯƠNG THUỐC TRÁNH THAI
1.1.1 Hiệu quả của thuốc tránh thai
Chỉ số Pearl (Pearl index) được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả của thuốc tránh thai: Số lần mang thai của 100 phụ nữ mỗi năm nghĩa là số lần mang thai của 100 phụ nữ có hoạt động tình dục, có khả năng sinh sản và sử dụng 1 biện pháp tránh thai trong 1 năm. Tỷ lệ có thai mong muốn ở những 100 phụ nữ không dùng biện pháp tránh thai mỗi năm là 85/100.
Phương pháp tránh thai | Chỉ số Pearl |
Không áp dụng biện pháp tránh thai | 85-90 |
Phương pháp tự nhiên | |
Giao hợp gián đoạn | 10-38 |
Tính chu kỳ | 1-35 |
Tính thân nhiệt cơ bản | 1 |
Phương pháp hóa học | |
Thụt rửa âm đạo | 21-41 |
Thuốc diệt tinh trùng | 3-25 |
Phương pháp cơ học | |
Bao cao su | 7-14 |
Màng ngăn âm đạo | 2-25 |
Dụng cụ tử cung | 0.5-2.7 |
Thuốc tránh thai nội tiết | |
Thuốc viên phối hợp đơn pha | 0.2-0.4 |
Thuốc viên hai pha hoặc ba pha | 0.2-0.5 |
Thuốc viên kế tiếp | 0.5 |
Mini-pill | 0.8-1.5 |
Chế phẩm tiêm giải phóng chậm | 0.5 |
Các phương pháp ngoại khoa | |
Cắt vòi tử cung | 0.1-0.2 |
Triệt sản nam | 0.2-0.5 |
1.1.2 Liều lượng và tác dụng của thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai biểu hiện tác dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Đó là các tác dụng lên sự trưởng thành của tế bào noãn và sự phóng noãn cũng như các tác dụng ngoại vi. Tác dụng của thuốc tránh thai bao gồm các thay đổi ở chất nhầy cổ tử cung, niêm mạc tử cung và sự vận chuyển nhờ vào nhu động của vòi tử cung.
Các thuốc tránh thai hiện có thường chứa liều estrogen và progestin ở mức khác nhau, với tỷ lệ khác nhau. Khi chỉ định một loại thuốc tránh thai nội tiết, cần phải theo nguyên tắc: liều cao đủ để có tác dụng tránh thai tốt nhưng thấp nhất có thể.
1.1.3 Chỉ định của thuốc tránh thai
Có thể dùng thuốc tránh thai sau khi đã loại trừ các chống chỉ định:
Có thai.
Các rối loạn thị giác hoặc rối loạn cảm giác.
Chứng đau nửa đầu mới xuất hiện hoặc tăng lên.
Huyết khối/tắc mạch huyết khối.
Rối loạn tưới máu não.
Các cơn thiếu máu cơ tim cục bộ thoáng qua.
Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
Huyết áp tăng trên 140/90 mmHg.
U xơ, u lạc nội mạc tử cung, khối u vú mới xuất hiện hoặc to lên.
Viêm gan, vàng da.
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỈ DÙNG PROGESTIN
1.2.1 Phương thức hoạt động
Làm giảm và đặc chất nhầy cổ tử cung, do đó ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng.
Làm nội mạc tử cung mỏng, teo và ngăn cản quá trình làm tổ.
Làm giảm nhu động vòi tử cung ngăn cản sự vận chuyển của tinh trùng và trúng.
Làm suy chức năng hoàng thể.
Đôi khi ức chế phóng noãn bằng cách ức chế các đỉnh LH và đỉnh FSH giữa chu kỳ.
1.2.2 "Minipill"
Dưới 1% các đơn thuốc tránh thai ở Hoa Kỳ chỉ định loại thuốc tránh thai chỉ chứa Progestin này. Tuy nhiên, tỷ lệ thất bại khi sử dụng đúng xấp xỉ với tỷ lệ thất bại khi sử dụng đúng viên uống tránh thai kết hợp. Ở những phụ nữ muốn uống thuốc tránh thai nhưng muốn hoặc cần phải tránh dùng Estrogen thì thuốc viên chỉ chứa Progestin là một lựa chọn phù hợp. Cần phải phân biệt viên liều thấp với viên liều cực thấp (micro pill). Có thể xem xét chỉ định phương pháp này với một số trường hợp đặc biệt như cho con bú, ở bệnh nhân lớn tuổi và cho người nghiện thuốc lá.
Các công thức thường gặp của Minipill bao gồm: Norethisterone 0,35mg Lynestrenol 0,5mg; Levonorgestrel 0,03mg, 3-Keto Desogestrel 75 microgram (Cerazette).
1.2.2.1 Ưu điểm
Không làm thay đổi lượng sữa và hiệu quả gần như 100% ở phụ nữ đang cho con bú.
Dung nạp ở phụ nữ không thể dùng Estrogen.
Không phải dùng mỗi lần quan hệ tình dục.
Có thể giúp làm giảm các dấu hiệu thống kinh và hội chứng tiền kinh.
1.2.2.2 Nhược điểm
Ra máu âm đạo bất thường. Hiện tượng ra máu nhỏ giọt và ra máu giữa chu kỳ có thể xuất hiện 30-60% ở các phụ nữ sử dụng phác đồ này, điều này đã làm giảm tính phổ biến của phương pháp này. Bên cạnh đó, 20% các trường hợp có thể xuất hiện vô kinh sau 1 năm sử dụng.
Không thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Cần dùng hàng ngày.
Thuốc viên tránh thai chỉ chứa Progestin được dùng liên tục trong 28 ngày mà không có khoảng thời gian không uống thuốc. Vì những viên thuốc này có liều lượng Progestin rất gần với ngưỡng hiệu quả tránh thai nên chúng phải được uống vào khoảng thời gian gần như nhau mỗi ngày. Đặc biệt, để đạt hiệu quả bảo vệ cần sử dụng viên liều thấp ngay cả khi hành kinh và vào cùng thời điểm trong ngày.
Ức chế phóng noãn chỉ xảy ra một phần nhỏ và hiệu quả tránh thai phụ thuộc vào các cơ chế liên quan đến Progestin.
1.2.2.3 Hiệu quả
Tỷ lệ có thai là 5%. Cần phải uống thuốc đúng giờ. Nếu uống chênh lệch một vài giờ có thể góp phần làm giảm khả năng tránh thai.
Thuốc | Chỉ số Pearl |
Lynestrenol (0,5mg) | 0,0-0,9 |
Norgestrel (0,03-0,075mg) | 0,0-4,3 |
Norethisteron (0,35) | 1,4-2,4 |
1.2.3 Progestin tiêm
Medroxyprogesterone (Depo-Provera) là chế phẩm tránh thai dạng tiêm được sử dụng phổ biến nhất, được tiêm dưới dạng tiêm bắp sâu hoặc tiêm dưới da 12 tuần một lần. Kinh nguyệt có thể không đều trong năm đầu tiên sử dụng. Đây là một lý do thường gặp dẫn đến việc ngừng sản xuất. 50% phụ nữ bị vô kinh trong vòng 1 năm sử dụng.
Dạng tiêm có hai lựa chọn: mũi tiêm ba tháng, mũi tiêm hàng tháng.
1.2.3.1 Ưu điểm
Hiệu quả trong 12 tuần.
Không phải dùng mỗi lần quan hệ tình dục.
An toàn khi đang cho con bú.
Phụ nữ dùng thuốc chống động kinh có thể ít co giật hơn và những người bị bệnh hồng cầu hình liềm có thể có ít tế bào hồng cầu hình liềm hơn.
Progestin tiêm có thể ức chế hoàn toàn đỉnh LH tiền phóng noãn, bên cạnh đó gây teo niêm mạc tử cung ở các mức độ khác nhau.
Thuốc đặc biệt phù hợp với các bệnh nhân có chống chỉ định với estrogen bao gồm: lạc nội mạc tử cung, thống kinh, u xơ tử cung, hoặc cường kinh.
1.2.3.2 Nhược điểm
Không thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ra máu âm đạo bất thường và thấm giọt. Bên cạnh đó, 40% các trường hợp tiêm có thể xuất hiện tình trạng vô kinh sau một năm sử dụng.
Tăng cân ở một số quần thể nhất định (2,27kg trong năm đầu, 7,25kg trong năm thứ 2).
Đặt vấn đề có thai trở lại khó khăn hơn khi ngừng thuốc tiêm Progestin. So sánh với nhóm đặt dụng cụ tử cung thì thời gian chờ đợi trung bình của nhóm tiêm Progestin dài hơn (10 tháng so với 4 tháng). Điều này được cho rằng, do tác dụng tồn trữ và giải phóng chậm.
1.2.3.3 Hiệu quả
Tỷ lệ có thai <1%.
1.2.4 Que cấy chứa Progestin
Que cấy chứa Progestin giải phóng hormone ở nồng độ thấp nhưng tỷ lệ không đổi. Các que cấy progestin hiện có chủ yếu dưới dạng levonorgestrel và etonogestrel. Implanon là loại que cấy một que hiện có ở Hoa Kỳ.
1.2.4.1 Ưu điểm
Hiệu quả lên đến 3 năm.
Không phải dùng mỗi lần quan hệ tình dục.
Khôi phục khả năng sinh sản gần như ngay lập tức sau khi lấy que ra khỏi cơ thể.
Tác dụng chủ yếu là ức chế đỉnh LH tiền phóng noãn. Nồng độ Estradiol nội sinh giảm nhanh trong 4 tuần sau sử dụng nhưng có thể phục hồi lại nồng độ sinh lý nhanh chóng, điều này khiến Implanon không gây ra triệu chứng của thiểu năng estrogen.
1.2.5 Nhược điểm
Kinh nguyệt không đều.
Không thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Yêu cầu phải do bác sĩ được đào tạo đặt que và lấy que
20% trường hợp sẽ xuất hiện vô kinh.
1.2.5.1 Hiệu quả
Tỷ lệ có thai < 1%.
1.2.5.2 Các loại que cấy
Norplant không còn được sản xuất. Nó bao gồm 6 que cấy, mỗi que chứa Levonorgestrel và có hiệu quả lên đến 5 năm. Tuy vậy, loại này có nhược điểm là chỉ có thể ức chế phóng noãn trong năm đầu tiên, sau đó hiệu quả tránh thai chủ yếu nhờ vào tác dụng trên thành phần của chất nhầy cổ tử cung hoặc vận chuyển của vòi tử cung.
Implanon: Que cấy 1 que này chứa 3-keto-desogestrel, một loại Progestin mạnh hơn Levonorgestrel. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ hormon trong huyết thanh vẫn đủ trong ít nhất 3 năm. Người dùng Implanon có tỷ lệ ra máu kinh kéo dài hoặc không đều thấp hơn so với người dùng Norplant. Tuy nhiên, tỷ lệ kinh ít (kinh nguyệt không đều) và vô kinh cao hơn.
1.2.5.3 Quy trình cấy
Cần cấy trong khoảng 4-5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cấy trong thời kỳ hậu sản thì phải cấy khoảng 21-28 ngày sau sinh. Que cấy được đặt vào khe giữa cơ nhị đầu và tam đầu, trên nếp gấp khuỷu 6-8cm và dưới gây tê tại chỗ. Lưu ý, cần đặt chính xác que cấy dưới da bởi vì đặt trong cơ sẽ gây khó khăn khi lấy.
1.2.6 Vòng tránh thai chỉ chứa Progestin (Xem phần các phương pháp khác)
1.3 THUỐC VIÊN TRÁNH THAI KẾT HỢP
1.3.1 Thành phần
Thuốc tránh thai kết hợp (OCPs) chứa lượng lớn Estrogen (Ethinyl Estradiol) và một trong nhiều loại Progestin. Các chế phẩm hiện nay chứa liều thấp Estrogen (thường là 20-35g mỗi viên). Hầu hết được dùng trong 21 ngày, với 1 tuần nghỉ thuốc để ra kinh, thuốc ở dạng kết hợp một pha hoặc ba pha. Việc sử dụng liên tục sẽ làm số lần hành kinh ít lại dần (bốn kỳ kinh một năm).
1.3.2 Phương thức hoạt động
Ức chế phóng noãn.
Giảm nồng độ trung bình FSH, LH.
Làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, dẫn đến việc di chuyển của tinh trùng không hiệu quả.
Thay đổi nhu động của vòi tử cung.
Làm nội mạc tử cung mỏng đi và không hoạt động, dẫn đến cản trở quá trình làm tổ của phôi.
1.3.3 Hiệu quả
- Tỷ lệ có thai là 5%.
1.3.4 Các chế phẩm thuốc tránh thai kết hợp mới
Loại sử dụng liên tục sẽ tạo chu kỳ kinh nguyệt 3 tháng 1 lần thay vì hàng tháng.
Thuốc tránh thai chứa Ethinyl Estradiol với progestin thế hệ mới Drospirenone là một chất tương tự của Spironolactone, một chẹn thụ thể Androgen được dùng cho người có chứng rậm lông
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI HORMONE KẾT HỢP KHÁC
1.4.1 Vòng tránh thai âm đạo (NuvaRing)
Dụng cụ tránh thai này bao gồm một vòng dẻo, đường kính 5,4cm được làm bằng chất đồng trùng hợp Ethylene Vinyl Axetat có chứa Ethinyl Estradiol và Etonogestrel. Vòng được đưa vào âm đạo và các nội tiết tố được hấp thụ vào hệ tuần hoàn.
1.4.1.1 Cách sử dụng
Vòng âm đạo mang liên tục trong 3 tuần rồi bỏ, 1 vòng mới được đưa vào âm đạo 1 tuần sau đó. Nếu để vòng bên trong hơn 4 tuần, hiệu quả tránh thai của nó có thể bị giảm.
1.4.1.2 Phương thức hoạt động:
Tương tự như các thuốc tránh thai kết hợp.
1.4.1.3 Ưu điểm
Bắt đầu có tác dụng tránh thai trong ngày đầu tiên sử dụng.
Do người dùng tự đặt vào.
Không cần kiêng quan hệ tình dục.
Nhanh chóng phục hồi khả năng sinh sản khi ngừng sử dụng.
Ít tác dụng phụ hơn (ví dụ như tăng cân, mụn trứng cá, ra máu âm đạo bất thường, căng tức ngực) so với thuốc tránh thai kết hợp.
Không phải uống thuốc hàng ngày.
1.4.1.4 Nhược điểm
Không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn cảm thấy đau đầu, buồn nôn, đau ngực. Một số bệnh nhân có tình trạng ra khí hư bất thường.
1.4.1.5 Hiệu quả
1.4.2 Miếng dán tránh thai (Ortho Evra)
Miếng dán tránh thai dùng mỗi tuần một lần có tác dụng giải phóng Norelgestromin hàng ngày vào hệ tuần hoàn (Norelgestromin là chất chuyển hóa có hoạt tính của Norgestimate và Ethinyl Estradiol).
1.4.2.1 Cách sử dụng
Đặt miếng dán vào cùng một ngày của mỗi tuần trong 3 tuần liên tiếp, sau đó là một tuần không dùng miếng dán
Phương thức hoạt động
Tương tự như các thuốc tránh thai kết hợp.
1.4.2.2 Ưu điểm
Có thể hoạt động bình thường, kể cả tắm, bơi lội và tập thể dục nặng trong khi sử dụng miếng dán
Các lợi ích ngoài tránh thai. Các tác dụng ngoài tránh thai chưa được nghiên cứu nhưng nó được cho là có tác dụng tương tự thuốc tránh thai kết hợp.
Không cần phụ thuộc vào việc quan hệ tình dục.
Nhanh chóng phục hồi khả năng sinh sản khi ngừng sử dụng
Không cần uống thuốc hàng ngày hay lưu ý nhiều khi quan hệ tình dục.
1.4.2.3 Nhược điểm
Không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.4.2.4 Hiệu quả
Tương tự các thuốc tránh thai kết hợp.
1.4.2.5 Các vấn đề còn tranh luận
FDA gần đây đã đưa ra cảnh báo rằng miếng dán Ortho Evra có thể liên quan đến nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cao hơn so với thuốc tránh thai kết hợp. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã được công bố cho biết không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ huyết khối tĩnh mạch giữa hai phương pháp tránh thai. Một nghiên cứu thứ hai, chưa được công bố, đã báo cáo rằng nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch của miếng dán cao hơn đáng kể so với thuốc tránh thai. Dựa trên kết quả của nghiên cứu thứ 2, FDA đã yêu cầu thay đổi cảnh báo trên nhãn mác của miếng dán về việc tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. Dẫu vậy, rủi ro liên quan vẫn ở mức thấp.
1.4.3 Dụng cụ tử cung chứa Progestin
Đây là phương pháp phối hợp ưu điểm của dụng cụ tử cung cổ điển với ưu điểm của thuốc tránh thai nội tiết và tránh nhược điểm của cả hai.
1.4.3.1 Cách sử dụng
Hệ thống thường dùng dụng cụ Mirena, là một dụng cụ hình chữ T bằng polyethylen sẽ giải phóng levonorgestrel với liều hàng ngày là 20 microgram.
1.4.3.2 Phương thức hoạt động
Mirena sẽ làm thiểu dưỡng niêm mạc tử cung trong vòng vài tuần. Đây là kết quả của sự ức chế chức năng thụ thể estrogen. Bên cạnh đó, vòng tránh thai còn có thể có các tác dụng tránh thai thông qua cơ chế cơ học.
1.4.3.3 Ưu điểm
Có hiệu quả tránh thai rất tốt với chỉ số Pearl 0,1-0,2, tác dụng tránh thai không ngắt quãng mà kéo dài.
Có thể có thai lại ngay lập tức sau khi rút dụng cụ tử cung.
Có thời gian tác dụng khá dài (trong vòng 5 năm).
Không đòi hỏi lần đặt thứ hai.
Đặc điểm kinh nguyệt hiện tại không thay đổi.
1.4.3.4 Nhược điểm
Có thể xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều, ra máu thấm giọt hoặc ra máu kéo dài xuất hiện trong 3-6 tháng đầu. 25% phụ nữ có vô kinh.
Có thể gặp khó khăn khi đặt dụng cụ tử cung lần thứ 2 và 3 do tác động progestin tại chỗ gây xơ cứng cổ tử cung.
1.4.3.5 Hiệu quả
Tương tự nhóm thuốc tránh thai phối hợp.
1.5 THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP
Ưu điểm chính của loại biện pháp tránh thai này là nó không có chống chỉ định y tế ngoại trừ trường hợp mang thai đã được xác định trước đó. Nhược điểm chính của nó là thiếu bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các phương pháp tránh thai khẩn cấp bao gồm thuốc tránh thai kết hợp, thuốc tránh thai chỉ chứa progestin và vòng tránh thai chứa đồng.
1.5.1 Phương thức hoạt động
Các thuốc tránh thai khẩn cấp không có cùng 1 cơ chế hoạt động. Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ngăn ngừa có thai bằng cách gây không phóng noãn hoặc làm chậm quá trình phóng noãn. Một tác động lên nội mạc tử cung ngăn cản sự làm tổ cũng đã được đề xuất.
1.5.2 Hiệu quả
Hiệu quả giảm dẫn khi sử dụng xa ngày quan hệ không an toàn. Trong số các thuốc tránh thai, thuốc tránh thai chỉ có progestin có hiệu quả tránh thai cao hơn so với thuốc tránh thai kết hợp (hay phương pháp Yuzpe) (85% so với 57%). Vòng tránh thai chứa động có hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp với tỷ lệ thất bại là 0,1%.
1.5.3 Viên uống vào buổi sáng
1.5.3.1 Thuốc tránh thai kết hợp
Phổ biến là dùng 4 viên (kết hợp của Ethinyl Estradiol và Norgestrel) chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ. Liều hiệu quả tối thiểu cần thiết của Ethinyl Estradiol và Norgestrel tương ứng là 100g và 1,0mg (phương pháp Yuzpe).
1.5.3.2 Thuốc tránh thai chỉ chứa Progestin
Phác đồ phổ biến nhất là Levonorgestrel 0,75mg uống cách nhau 12 giờ. Liều tối thiểu cần thiết của Levonorgestrel là 1mg. Một liều duy nhất 1,5mg đã được chứng minh thậm chí còn hiệu quả hơn hai liều 0,75mg.
1.5.3.3 Thuốc tránh thai khẩn cấp được đóng gói sẵn có bán trên thị trường
Kế hoạch B là thuốc tránh thai chỉ chứa Progestin gồm 2 viên, mỗi viên chứa 0,75mg Levonorgestrel và có hướng dẫn chi tiết cho cả bác sĩ và bệnh nhân.
Chế phẩm này có bán tại quầy thuốc ở Mỹ dành cho phụ nữ trên 18 tuổi.
Cách dùng: Viên uống vào buổi sáng tốt nhất nên được uống trong vòng 120 giờ kể từ thời điểm quan hệ không an toàn. Nếu sử dụng trong vòng 24 giờ sẽ tăng hiệu quả hơn, tóm lại là càng sớm càng tốt.
Tác dụng phụ: Hầu hết các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn (khoảng 50%) và nôn (khoảng 20%). Thuốc chống nôn thường cần thiết khi sử dụng thuốc tránh thai kết hợp nhưng không cần thiết đối với thuốc tránh thai chỉ chứa Progestin.
1.6 CÁC LỢI ÍCH KHÁC CỦA SỬ DỤNG THUỐC TRÁNH THAI NỘI TIẾT
1.6.1 Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng
Thuốc tránh thai ức chế hoạt động của buồng trứng và ức chế phóng noãn. Sự gián đoạn của nhiều chu kỳ phóng noãn ở những người sử dụng thuốc tránh thai có thể dẫn đến giảm tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng.
Những người sử dụng thuốc tránh thai ít có nguy cơ bị ung thư buồng trứng hơn những người chưa bao giờ sử dụng. Khả năng mắc ung thư buồng trứng trung bình giảm 40% ở những phụ nữ đã dùng thuốc tránh thai vào một thời điểm nào đó. Hiệu quả bảo vệ xảy ra sau ít nhất 3 – 6 tháng sử dụng và tồn tại trong ít nhất 15 năm sau khi ngừng sử dụng. Dữ liệu gần đây cũng cho thấy rằng thuốc tránh thai đóng vai trò là biện pháp phòng ngừa chính cho những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng di truyền.
Đặc biệt, nguy cơ ung thư buồng trứng giảm đáng kể ở những người đã và đang sử dụng thuốc tránh thai. Việc giảm thiểu rủi ro này càng tăng lên khi thời gian sử dụng thuốc tránh càng tăng. Phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư biểu mô buồng trứng có thể nhận được những lợi ích từ việc sử dụng thuốc tránh thai.
1.6.2 Giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
Những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai giảm 50% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung so với những người chưa bao giờ sử dụng. Nguy cơ này càng giảm khi thời gian sử dụng thuốc càng lâu. Thời hạn bảo vệ thực tế chưa được biết rõ nhưng kéo dài tối thiểu là 15 năm.
1.6.3 Giảm tỷ lệ bệnh tuyến vú lành tính
Sự hình thành xơ nang và xơ tuyến vú giảm đáng kể khi sử dụng thuốc tránh thai. Lượng progestin lớn hơn và thời gian sử dụng lâu hơn sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh vú lành tính. Nguy cơ thấp nhất là ở những người đang dùng thuốc tránh thai.
1.6.4 Giảm nguy cơ thai ngoài tử cung
Tác dụng tránh thai của thuốc tránh thai ngăn ngừa thai ngoài tử cung. Tỷ lệ bảo vệ là 90% ở những người đang dùng thuốc.
1.6.5 Giảm tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt
Thuốc tránh thai làm giảm mất máu kinh nguyệt và điều chỉnh lượng máu kinh. Do đó làm giảm khả năng thiếu máu do thiếu Sắt. Hành động này có lợi cho cả người đã và đang dùng thuốc.
1.6.6 Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Thuốc tránh thai chỉ bảo vệ những bệnh nhân bị PID cần nhập viện. Hiệu quả bảo vệ xảy ra sau ít nhất 12 tháng dùng thuốc và chỉ có hiệu quả bảo vệ hạn chế ở những người đang dùng. Không có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường sinh dục dưới (ví dụ như viêm cổ tử cung) và vô sinh do vòi tử cung đã rõ.
1.6.7 Giảm đau bụng kinh
Thuốc tránh thai cải thiện triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát. Nó cũng đã được chứng minh là có thể giảm đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung Cải thiện tình trạng rậm lông và mụn trứng cá
Thuốc tránh thai giúp cải thiện chứng rậm lông và mụn trứng cá do cường Androgen bằng cách giảm sản xuất nội tiết tố Androgen của buồng trứng và tuyến thượng thận và tăng sản xuất Globulin liên kết hormone sinh dục của gan
1.6.8 Viêm phần phụ
Một số nghiên cứu nhận thấy sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có thể làm giảm thiểu tỷ lệ viêm phần phụ một cách rõ rệt. Cơ chế ở đây là do sự đóng ống cổ từ cung ngay từ đầu chu kỳ điều trị. Điều này sẽ ức chế tiết nhầy cổ tử cung, làm cho sự xâm lấn vi sinh vật khó xảy ra hơn.
1.7 CÁC BIẾN CHỨNG CỦA SỬ DỤNG THUỐC TRÁNH THAI NỘI TIẾT
1.7.1 Huyết khối tĩnh mạch (VTE)
Estrogen làm tăng nồng độ của một số yếu tố đông máu trong huyết thanh, đặc biệt là yếu tố VII. Nồng độ Antithrombin III giảm trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sử dụng thuốc.
Tỷ lệ mắc cả huyết khối tĩnh mạch nóng và tĩnh mạch sâu đều tăng ở những người sử dụng thuốc tránh thai. Nguy cơ tăng lên khi liều lượng Estrogen tăng.
Bất chấp những rủi ro này, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai vẫn an toàn hơn là mang thai. Các rủi ro hoặc số biến cố do huyết khối tĩnh mạch liên quan đến Estrogen trong thuốc tránh thai mỗi năm khoảng 6/100.000 phụ nữ. Nguy cơ ước tính ở phụ nữ mang thai mỗi năm là 20/100.000 phụ nữ.
Các nghiên cứu dịch tễ học ban đầu báo cáo rằng những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai thế hệ 3 (những loại có chứa Gestodene hoặc Desogestrel) có tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch cao hơn so với những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai thế hệ 2 (chứa Norethindrone và Levonorgestrel). Các nghiên cứu bổ sung đã chứng minh mối liên quan không nhất quán và yếu giữa thuốc tránh thai và huyết khối tĩnh mạch (cường độ liên kết 0,7-2,3).
Những bệnh nhân bị Hội chứng tăng đông di truyền có dùng thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ thuyên tắc. Nguy cơ hình thành huyết khối khi sử dụng thuốc tránh thai cao hơn 6 lần ở những người mang Antithrombin và các thiếu protein C và protein S. Tỷ lệ có biến cố do huyết khối tĩnh mạch ở người dùng thuốc tránh thai cao hơn 10 lần so với người không sử dụng, người mang đột biến yếu tố V Leiden và cao hơn 7 lần ở người mang đột biến Prothrombin G20210A. Bệnh nhân có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi nên được tầm soát các bệnh huyết khối này trước khi bắt đầu uống thuốc tránh thai. Không cần thiết phải sàng lọc tất cả phụ nữ dùng thuốc tránh thai.
1.7.2 Bệnh lý tim mạch
Không có bằng chứng nào chứng minh rằng việc tăng hoặc giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim do sử dụng thuốc tránh thai trong quá khứ hoặc hiện tại. Mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc tránh thai và đột quỵ là thấp với OR là 1,1: 1,8 (hầu hết các khoảng tin cậy 95% đều vượt qua 1,0).
Tuy nhiên, tác dụng hiệp đồng giữa thuốc tránh thai và hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra các biến cố tim mạch. Hút thuốc lá nhiều, tăng huyết áp, đái tháo đường nặng có biến chứng mạch máu và béo phì (> 50% trọng lượng cơ thể lý tưởng) là những yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch. Phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao nhất. Tuy nhiên, phụ nữ trên 35 tuổi không có yếu tố nguy cơ có thể sử dụng thuốc tránh thai một cách an toàn.
1.7.3 Tăng huyết áp
Hoạt động của Renin trong huyết tương, nồng độ Angiotensin, sự bài tiết Aldosterone và giữ natri ở thận đều tăng ở những người dùng thuốc tránh thai.
Kết quả là tăng huyết áp ở một số ít người dùng thuốc tránh thai có thể chúng minh cho sự ức chế bất thành hoạt động Renin trong huyết tương xảy ra khi nồng độ Angiotensin tăng cao. Thời gian sử dụng thuốc tránh thai dường như liên quan đến sự xuất hiện của bệnh tăng huyết áp, xảy ra ở khoảng 5% người dùng sau 5 năm sử dụng. Huyết áp trở về bình thường sau khi ngừng thuốc ở hầu hết tất cả những bệnh nhân bị tăng huyết áp trong quá trình dùng thuốc.
1.7.4 U gan
Mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc tránh thai và sự xuất hiện sau đó của một khối u gan là hiếm gặp. Tuy nhiên, u tuyến tế bào gan đã được báo cáo. Rủi ro liên quan tăng lên khi các thuốc tránh thai đã được sử dụng từ 5 năm trở lên. Tuy vậy, đa số các biến đổi tế bào gan này là lành tính. Một số trường hợp có các biểu hiện nặng nề do vỡ bao khối u, dẫn đến máu chảy ồ ạt trong phúc mạc. Tần suất xuất hiện adenoma tế bào gan ước lượng khoảng 1:70 000.
1.7.5 Ung thư
1.7.5.1 Ung thư vú
Progestin đối kháng với tác dụng kích thích của Estrogen trên mô vú. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú vẫn khá ổn định trong vòng 15 – 20 năm qua mặc dù việc sử dụng thuốc tránh thai đã được phổ biến rộng rãi.
Một sự gia tăng nhỏ nhưng có ý nghĩa thống kê về nguy cơ ung thư biểu mô vú tồn tại ở những người đang dùng thuốc tránh thai (nguy cơ tương đối là 1,24) và vừa dùng gần đây (nguy cơ tương đối là 1,16) nhưng không phải ở những người dùng trước đây.
Nguy cơ gia tăng này tương đương với sự gia tăng nhỏ trong số các trường hợp ung thư vú mới trên thực tế và nó biến mất sau 10 năm sử dụng.
Ung thư được chẩn đoán ở những người dùng thuốc tránh thai gần đây hoặc đang dùng thì không phải là bệnh giai đoạn tiến triển và có xu hướng khu trú số với những người không sử dụng thuốc tránh thai.
1.7.5.2 Ung thư nội mạc tử cung
Progestin làm giảm tác dụng kích thích của Estrogen và ngăn không cho nội mạc tử cung tăng sinh và tiến triển thành quá sản. Do đó, làm giảm 50% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung (xem V E 2).
1.7.6 Chuyển hóa Carbohydrate
Ngày này, các chế phẩm thuốc tránh thai nội tiết không có tác dụng phụ gây rối loạn dung nạp glucose. Bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc Insulin không có bệnh lý vi mạch hoàn toàn có thể sử dụng.
1.7.7 Nang cơ năng buồng trứng
Nang cơ năng buồng trứng được xác nhận gia tăng tần suất một cách rõ rệt (11-39%) khi sử dụng thuốc tránh thai liều thấp với thuốc tránh thai 3 pha. Việc sử dụng nhóm này trong một số trường hợp không đủ làm ức chế buồng trứng. Nguy cơ ở nhóm thuốc tránh thai ba pha là cao hơn hết (trên 30%). Tuy vậy, đa số các trường hợp thường sẽ biến mất tự phát và thường không đòi hỏi can thiệp phẫu thuật.
2 B- CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI KHÔNG DÙNG THUỐC
2.1 DỤNG CỤ TỬ CUNG
Dụng cụ tử cung (DCTC- Intrauterine devices: IUDs) hoạt động chủ yếu thông qua việc ngăn chặn quá trình thụ tinh. Các loại DCTC chứa Progesterone làm đặc chất nhầy cổ tử cung và gây teo niêm mạc tử cung. DCTC có hiệu quả cao (tỷ lệ thất bại -1%), khả năng dung nạp tốt, tác dụng kéo dài và trả lại khả năng sinh sản bình thường cho người phụ nữ sau khi tháo.
2.1.1 Các loại dụng cụ tử cung
DCTC được chia làm hai loại là vòng kín và vòng hở.
DCTC hở: (TCu, Multiload).
DCTC kín: (Ota, Dana).
DCTC được chia làm 3 thế hệ:
Thế hệ 1: DCTC trơ, DCTC không khung.
Thế hệ 2: DCTC chứa đồng.
Thế hệ 3: DCTC phóng thích chậm progesterone.
Dụng cụ tử cung được làm bằng Polyethylene có Bari Sulfat để cản quang. Hình dạng: DCTC có nhiều hình dạng khác nhau như: vòng tròn (Ota), hình xoắn ốc (Margulies), hình chữ S (lippes, Dana), vòng chữ T (T,Tàu).
Kích cỡ: một số dụng cụ tử cung có nhiều cỡ khác nhau.
Có 2 loại DCTC cơ bản: DCTC chứa đồng và DCTC chứa progesterone.
DCTC chứa đồng được xem là biện pháp tránh thai non-hormonal, hiệu quả tránh thai rất cao (99%), tùy vào loại dụng cụ mà hiệu quả có thể kéo dài từ 5-12 năm. Sử dụng DCTC chứa đồng thường gây đau và rong kinh trong vài chu kỳ kinh đầu tiên. Ít gặp hơn, loại DCTC này có thể gây kích ứng dương vật trong quá trình giao hợp (có thể giải quyết bằng cắt ngắn dây của DCTC).
DCTC chứa progesterone (Levonorgestrel intrauterine system - LNG-IUS) có hiệu quả lên đến 99%, tác dụng từ 3-6 năm tùy loại.
Ở Việt Nam loại được sử dụng rộng rãi là Multiload 375 (MLCu 375) với 2 cánh có thể gập vào thân, dây đồng 375mm và TCu 380A. hình chữ T với một dây đóng 314mm quấn xung quanh thân T, 2 cánh ngang có 2 miếng đồng 33mm, chân T có dây không màu thắt nút tạo thành dây đôi.
2.1.2 Cơ chế tác dụng cơ bản của DCTC
Gây phản ứng viêm thứ phát tại niêm mạc tử cung, phá hủy tinh trùng ngăn cản sự làm tổ của noãn đã thụ tinh.
Làm đặc dịch nhầy ở cổ tử cung, cản trở sự di chuyển của tinh trùng (đối với dụng cụ có chứa nội tiết tố).
Đối với vòng TCu, cơ chế tránh thai chủ yếu là phản ứng viêm. Đồng nguyên tố sẽ được oxy hóa một cách chậm rãi và phóng thích ion Cu2. Đồng tăng cường phản ứng viêm độc tế bào trong nội mạc tử cung; làm suy yếu sự di chuyển của tinh trùng khả năng sống sót và phản ứng cực đầu; làm giảm cơ hội sống sót và làm tổ của phôi.
Đối với DCTC phóng thích chậm progesterone, cơ chế tránh thai kép bao gồm cơ chế của DCTC trợ và của Levonorgestrel (LNg) tại chỗ. Progestin làm dày chất nhầy cổ tử cung, hoạt động như một rào cản đối với đường sinh dục trên, gây teo nội mạc tử cung và teo tuyến, làm suy yếu sự làm tổ của phôi, có thể ức chế sự liên kết của tinh trùng và trứng bằng cách tăng sản xuất glycodelin A.
Nên tuân thủ thời hạn của DCTC bằng đồng là 10-12 năm (TCu 380A) và LNG-IUD là 5 năm (Mirena). Nguy cơ nhiễm trùng chỉ tăng cao ở thời điểm đặt và tháo DCTC, do đó nên hạn chế số lần đặt và thay DCTC, người ta cố gắng duy trì lâu nhất có thể được của một IUD đã được đặt vào buồng tử cung. Một DCTC chứa đồng hay phóng thích LNG khi đã hết thời hạn nếu không được thay thì nó vẫn có tác dụng tránh thai như một DCTC tro
2.1.3 Ưu điểm
Hiệu quả tránh thai cao (> 99%), đặc biệt loại Tàu 380A có tỷ lệ thất bại dưới 1%.
Tác dụng kéo dài nhiều năm, chỉ đặt 1 lần tránh thai từ 10-12 năm (Tàu 380A).
Biện pháp tạm thời, có thai lại dễ dàng sau khi tháo DCTC.
DCTC bằng đồng có thể được sử dụng như một biện pháp tránh thai khẩn
cấp đến 1 tuần sau khi quan hệ không an toàn.
LNG-IUD có thể điều trị rong kinh, giảm lượng máu kinh và thống kinh.
Ít tác dụng phụ.
Không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, không phải thực hiện biện pháp tránh thai hỗ trợ.
Tính kinh tế cao.
Dùng được cho người có chống chỉ định với estrogen.
Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng.
2.1.4 Nhược điểm
Cần đến cơ sở y tế để đặt vòng, tháo vòng hay thay vòng theo thời hạn quy định của từng loại vòng.
Có thể có rong huyết trong vài chu kỳ đầu sau đặt.
Có thể có triệu chứng đau lưng, đau thắt do cơn co tử cung, đau có thể khỏi tự nhiên hay dùng thuốc giảm đau.
Ra nhiều khí hư trong thời gian đầu do phản ứng của nội mạc tử cung, hiện tượng này sẽ giảm dần nếu không có nhiễm trùng nội mạc tử cung.
Có khoảng 2-5% rơi DCTC trong 3 tháng đầu sau đặt, nếu không phát hiện, nguy cơ có thai dễ xảy ra.
2.1.5 Chỉ định
DCTC có thể sử dụng cho những phụ nữ chưa có con và những người có tiền sử mắc các bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục. DCTC có thể được đặt vào bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi đã loại trừ việc mang thai.
2.1.6 Chống chỉ định
Về phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt (rong kinh, rong huyết, đau bụng kinh), viêm nhiễm đường sinh dục trên, viêm âm đạo - cổ tử cung do vi khuẩn; nhiễm trùng hậu sản hoặc nhiễm trùng do nạo thai, khối u lành tính hoặc ác tính ở cơ quan sinh dục, dị dạng tử cung
Về sản khoa: Đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.
Các bệnh lý khác: Viêm tắc tĩnh mạch sâu hoặc tắc mạch phổi, suy gan nặng hoặc các khối u gan (đối với DCTC chứa levonorgestrel).
2.1.7 Thời điểm đặt dụng cụ tử cung
Thời điểm đặt DCTC thuận lợi nhất là sau khi sạch kinh 3 ngày vì thời điểm này ít có khả năng có thai, cổ tử cung mềm hơn và hé mở, có thể ít gây chảy máu. Tuy nhiên, có thể đặt DCTC bất kỳ ngày nào trong vòng kinh, khi đã chắc chắn người đó không có thai.
Sau sinh: có thể đặt sau 6 tuần (hết thời kỳ hậu sản). Phải chú ý là ở thời điểm này cơ tử cung rất mềm, dễ thủng tử cung. Ngoài ra, cũng có thể đặt DCTC sau khi hút điều hòa kinh nguyệt hay sau khi nạo thai, nhưng với điều kiện chắc chắn là không sót nhau và nhiễm khuẩn.
Đặt DCTC (loại chứa đồng) để tránh thai khẩn cấp: cần đặt càng sớm càng tốt trong vòng 5 ngày sau khi giao hợp không được bảo vệ.
Sau khi đặt DCTC người phụ nữ cần kiêng giao hợp 1 tuần. Theo đúng lời hẹn khám lại của cán bộ y tế, thông thường khám lại vào các thời điểm:
1 tháng, 3 tháng sau khi đặt.
1 năm 1 lần đến kiểm tra lại.
Khi có các dấu hiệu bất thường như: Người phụ nữ không sờ thấy dây của DCTC trong âm đạo của mình, chậm kinh (nghi có thai), rong huyết hoặc ra máu bất thường, đau bụng hoặc đau khi giao hợp, ra khí hư nhiều kèm theo sốt phải đi khám ngay tại các cơ sở y tế.
2.1.8 Tác dụng phụ và biến chứng
Tác dụng phụ có thể gặp:
Đau bụng: Người phụ nữ có thể cảm thấy đau thắt vài ngày sau khi đặt DCTC. Với loại chứa đồng nhiều phụ nữ có cảm giác đau bụng kinh nhiều hơn.
Ra máu: ra máu ngay sau khi đặt DCTC hoặc đến kỳ kinh máu ra nhiều hơn thường lệ. Ra máu thường xảy ra trong 2-3 tháng đầu sau khi đặt, nếu quá 3 tháng triệu chứng chảy máu không giảm phải đến khám lại.
Trường hợp sử dụng DCTC levonorgestrel có thể gặp hiện tượng ra máu thấm giọt nhẹ và không định kỳ trong 4-6 tháng, sau đó trở lại bình thường và lượng máu kinh có thể ít hơn.
Biến chứng có thể gặp:
Một số biến chứng có thể gặp là thủng tử cung, nhiễm trùng, chảy máu nhiều, đầu tiểu khung, thống kinh, DCTC chui vào ổ bụng và có thể có thai.
Các vấn đề liên quan đến mang thai
Nếu phụ nữ có thai có DCTC thì nên loại bỏ ngay vì DCTC làm tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng tăng lên đòi hỏi phải tháo vòng tránh thai sớm khi mang thai.
Sảy thai tự nhiên: Khoảng 40-50% bệnh nhân mang thai có DCTC sẽ sảy thai tự nhiên trong ba tháng đầu. Nguy cơ sảy thai sau khi tháo vòng ở giai đoạn đầu thai kỳ là khoảng 20-30%.
Thai ngoài tử cung: Vòng tránh thai không làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, vì DCTC bảo vệ trong tử cung tốt hơn so với mang thai ngoài tử cung, tỷ lệ tương đối của thai ngoài tử cung ở phụ nữ sử dụng DCTC cao hơn ở phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai. Do đó, trong trường hợp hiếm hoi mà một phụ nữ đặt DCTC có thai, thì việc mang thai đó sẽ có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
Khả năng sinh non là 12-15% ở những trường hợp mang thai có DCTC.
Không có bằng chứng về tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh với LNG-IUD và CU-IUD.
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI NGẮN HẠN, TRUYỀN THỐNG
Là những phương pháp tránh thai đơn giản, dễ áp dụng, có tác dụng tránh thai ngắn hạn. Đây là những phương pháp được sử dụng từ lâu và có tác dụng nhất định trong việc hạn chế phát triển dân số.
2.2.1 Áp dụng ở nam giới
2.2.1.1 Phương pháp sử dụng bao cao su
Bao Cao Su ngăn không cho tinh dịch vào âm đạo. Bao được làm bằng cao su latex rất mỏng có hoặc không phủ lớp diệt tinh trùng. Ngoài tác dụng tránh thai cao, bao cao su còn có tác dụng phòng các bệnh lây truyền theo đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS. Theo nghiên cứu của Gabriela (2005), sử dụng bao su đúng cách có thể giảm tỷ lệ mắc Chlamydia 60% và lậu cầu 90%. Tuy nhiên, bao cao su không bảo vệ hoàn toàn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và khả năng bảo vệ khác nhau tùy mỗi tác nhân lây nhiễm.
Chỉ định: tất cả mọi người muốn tránh thai tạm thời mà không muốn dùng các biện pháp khác hoặc muốn phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục, trừ trường hợp bị dị ứng với chất cao su khi dùng. Tỷ lệ thất bại theo lý thuyết là 3% và thực tế là 18%.
2.2.1.2 Phương pháp xuất tinh ra ngoài âm đạo
Xuất tinh ra ngoài âm đạo để không cho tinh trùng vào trong âm đạo để gặp trứng thụ tinh do đó còn gọi là phương pháp giao hợp ngắt quãng. Hiện nay nhiều cặp vợ chồng sử dụng phương pháp này.
Tỷ lệ thất bại khá cao, khoảng 24%. Theo Killick (2011) nghiên cứu trên 27 tình nguyện viên nam được lấy 40 mẫu chất tiết trước khi xuất tinh. Kết quả có 11/27 đối tượng trong chất dịch tiền xuất tinh có chứa tinh trùng, có 10/27 đối tượng có tinh trùng có thể di động trong chất tiết.
2.2.2 Áp dụng ở nữ giới
2.2.2.1 Phương pháp ngừa thai dựa trên nhận thức sinh sản
Phương pháp Ogino-Knauss: Là phương pháp tránh thai cổ điển, tránh giao hợp vào những ngày có nhiều khả năng thụ tinh nhất trong vòng kinh.
Cơ chế tác dụng: Phương pháp dựa vào hiện tượng phóng noãn bao giờ cũng xảy ra ở thời gian cố định từ 12-16 ngày trước kỳ kinh tới. Ước tính thời gian có thể thụ tinh của noãn khoảng 10-24 giờ, thời gian thụ tỉnh của tỉnh trùng trong đường sinh dục nữ là 48 giờ. Vì vậy, muốn tránh thai thì cần tránh giao hợp trước khi dự kiến có phóng noãn 2 ngày và sau phóng noãn 1 ngày.
Ogino-Knauss là phương pháp tránh thai tự nhiên bằng cách tránh giao hợp vào thời kỳ rụng trứng. Hiệu quả của phương pháp này tùy thuộc theo từng người và mức độ theo dõi để xác định thời kỳ rụng trúng có chính xác hay không. Ngoài ra, phương pháp này có đặc điểm là khó áp dụng đối với những phụ nữ không có thói quen theo dõi kinh nguyệt một cách đều đặn, ở người đang cho con bú, vô kinh. Tỷ lệ thất bại dao động từ 2-21%.
Phương pháp tính ngày: Phương pháp tính ngày dựa trên việc tính toán thời kỳ dễ thụ thai của phụ nữ, các nghiên cứu về nội tiết tố chỉ ra rằng, một phụ nữ thường có khả năng sinh sản 5 ngày trước khi rụng trứng và 24 giờ sau khi rụng trứng. Lập biểu đồ kinh nguyệt trong 6 tháng để tính thời kỳ dễ thụ thai. Kết luận này dựa trên khả năng sống của tinh trùng sau khi quan hệ tình dục không quá 5 ngày và khả năng sống của trứng sau khi rụng là dưới 24 giờ. Ngày đầu tiên của chu kỳ dễ thụ thai được xác định bằng cách lấy tổng độ dài chu kỳ kinh ngắn nhất trừ đi 18 ngày. Ngày cuối cùng của chu kỳ dễ thụ thai được tính bằng cách lấy tổng độ dài chu kỳ dài nhất trừ đi 11 ngày (Vd: Một phụ nữ có chu kỳ 28 ngày đều đặn, thời kỳ dễ thụ thai là từ ngày thứ 10 (28-18) đến ngày thứ 17 (28-11), để tránh thai, cần tránh quan hệ trong khoảng thời gian này. Nếu chu kỳ thay đổi từ 25-35 ngày, thì thời kỳ dễ thụ thai là từ ngày thứ 7 (25-18) đến ngày 24 (35-11)).
Phương pháp ngày tiêu chuẩn dựa trên các nghiên cứu về nội tiết tố chỉ ra rằng một phụ nữ thường có khả năng sinh sản 5 ngày trước khi rụng trứng và 24 giờ sau khi rụng trứng. Kết luận này dựa trên khả năng sống của tinh trùng sau khi quan hệ tình dục không quá 5 ngày và khả năng sống của trứng sau khi rụng là dưới 24 giờ. Những dữ liệu này chỉ ra rằng xác suất mang thai do giao hợp không được bảo vệ là như sau:
Phương pháp chất nhầy cổ tử cung (Cervical mucus method): Việc đánh giá đặc điểm chất nhầy cổ tử cung có thể ước tính được thời gian rụng trứng. Trong những ngày rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung đặc, đàn hồi, số lượng nhiều do sự gia tăng của progesterone. Khả năng thụ thai cao hơn trong vòng 4 ngày ở thời điểm này. Chống chỉ định sử dụng ở những phụ nữ đang cho con bú < 6 tuần sau sinh, < 4 tuần sau sinh ở những người không cho con bú và những phụ nữ có kinh nguyệt không đều.
Phương pháp đo thân nhiệt cơ bản: Nhiệt độ cơ thể được đo hàng ngày trong suốt chu kỳ. Sự gia tăng nồng độ progesterone sau khi rụng trứng làm tăng thân nhiệt cơ bản 0,5°F đến 1°F là dấu hiệu của sự rụng trứng, do đó cần phải kiêng giao hợp tử khí sạch kinh đến 3 ngày sau khi nhiệt độ tăng
Biện pháp cho bú vô kinh
Biện pháp dựa trên cơ sở trẻ bú mẹ gây kích thích cơ học lên núm vú. Việc kích thích núm vú gửi tín hiệu lên não người mẹ tạo ra một tín hiệu thần kinh đến tuyến yên – làm tăng sản xuất và bài tiết hormon gây feedback ngược lên vùng dưới đồi, làm ức chế sự bài tiết bình thường của GnRH. Khi GnRH giảm dẫn đến giảm sản xuất FSH và LH ở tuyến yên. Giám FSH dẫn đến ngăn cản sự trưởng thành của trứng. Giảm LH dẫn đến ức chế trứng chín rụng giảm sự phóng noãn nên gây ra vô kinh.
Đây là phương pháp tránh thai rất được khuyến khích ở các nước đang phát triển.
Phương pháp được áp dụng cho phụ nữ sau sinh có đầy đủ 3 tiêu chí:
Chưa có kinh trở lại sau khi sinh (chảy máu trong 2 tháng đầu).
Trẻ được cho bú sữa mẹ hoàn toàn (không dùng thêm bất kỳ chất lỏng hay thức ăn nào khác, trừ vaccine, vitamin, thuốc), cho bú theo nhu cầu, cả ngày lẫn đêm, cho bú cả khi trẻ hoặc mẹ bị ốm.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Nếu có một trong các tiêu chí trên thay đổi, người phụ nữ không nên sử dụng phương pháp tránh thai cho bú vô kinh nữa mà nên chuyển sang dùng các biện pháp tránh thai khác.
Cho bú vô kinh là phương pháp dễ thực hiện, an toàn cho mẹ và trẻ, giảm chảy máu sau sinh. Theo WHO (2018) tỷ lệ thành công của phương pháp cho bú vô kinh là 99% nếu thực hiện đúng và đầy đủ theo các tiêu chí của phương pháp.
2.2.2.2 Phương pháp rào chắn
Phương pháp rào chắn được xem là phương pháp tránh thai an toàn và rẻ tiền. Chúng có hiệu quả ngay lập tức và có thể hồi phục khả năng sinh sản, ít tác dụng phụ. Các phương pháp rào chắn được sử dụng ở nữ giới bao gồm: bao cao su ngoài, bao cao su trong, mũ chụp cổ tử cung (cervical cap), màng ngăn âm đạo và miếng xốp tránh thai (sponge).
Phương pháp nào chấm được lựa chọn cho những phụ có chống chỉ định với Các phương pháp tránh thai nội tiết không mong muốn hoặc không dung nạp được DCTC không muốn thực hiện kế hoạch hóa gia đình tự nhiên hoặc chưa sẵn sàng cho việc triệt sản. Các ưu điểm của các phương pháp tránh thai rào chắn ở phụ là an toàn trong thời kỳ cho con bú và có thể linh hoạt trong thời gian sử dụng ng sai trù mũ chụp cổ tử cung và màng ngăn âm đạo. Hiệu quả của các phương pháp này khoảng 90% khi được sử dụng đúng cách.
Dụng cụ làm bằng kim khí hoặc chất dẻo để ngăn cản không cho tinh trùng vào tử cung. Tỷ lệ thất bại của màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung gần 20% cho mỗi loại. Vì có một chút nguy cơ gây hội chứng sốc do nhiễm độc, mũ cổ tử cung hay màng ngăn âm đạo đều không được để lâu quá 12-18 giờ ở trong âm đạo và cũng không được dùng khi hành kinh. Các phương pháp này hiện nay rất ít được sử dụng
2.2.2.3 Thuốc diệt tinh trùng
Là những loại chất có tác dụng hóa học để diệt hoặc làm mất khả năng di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra, nó có tác dụng như một dung môi tạo nên màng chắn, hoặc tạo bọt nhằm đẩy tinh trùng ra xa cổ tử cung.
Các chất thường dùng: Acid Lactic, nociceptin, nonoxynol 9, Chlorure Benzalkonium (Pharmatex). Thuốc phải đảm bảo diệt tính trùng nhanh, không gây cảm giác khó chịu, không làm giảm khoái cảm. Thuốc được sản xuất dưới dạng kem, nhũ tương, viên đạn, viên sủi bọt, loại khí dung sủi bọt để đặt vào âm đạo.
Trước khi giao hợp 5 phút đặt hoặc bơm thuốc vào âm đạo, thuốc chỉ tác dụng trong vòng 1 giờ. Nhược điểm là gây nóng âm đạo, mỗi lần giao hợp phải đặt thuốc lại.
Tỷ lệ thất bại khoảng 10%. Nên kết hợp thuốc diệt tinh trùng với một trong các tránh thai khác kết quả tránh thai sẽ cao hơn.
3 C - PHƯƠNG PHÁP NGỪA THAI VĨNH VIỄN - TRIỆT SẢN NAM, NỮ
3.1 GIỚI THIỆU
Triệt sản là biện pháp ngừa thai vĩnh viễn, đem lại hiệu quả chắc chắn, lâu dài và được nhiều quốc gia áp dụng. Ở nữ, phương pháp triệt sản là thắt hoặc cắt ống dẫn trứng (vòi tử cung), còn ở nam là thắt ống dẫn tinh. Cả hai phương pháp trên đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của cả nam nữ cũng như các vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục.
Biện pháp này được chỉ định cho những phụ nữ chắc chắn rằng họ đã hoàn thành việc sinh sản và không muốn sử dụng những biện pháp tránh thai khác tạm thời hoặc xem xét chỉ định cho những người chồng có nguyện vọng thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh.
Nhìn chung, tất cả các khu vực, ngoại trừ Trung và Nam Á, từ năm 1994 đến 2019, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai vĩnh viễn của phụ nữ có xu hướng giảm từ 13,7 xuống 11,5%.
3.2 TRIỆT SẢN NỮ
Biện pháp tránh thai vĩnh viễn dành cho nữ (còn được gọi là triệt sản hoặc thắt ống dẫn trứng) có thể được thực hiện bằng một số phương pháp và kỹ thuật khác nhau để tránh thai bằng cách thắt hoặc cắt bỏ ống dẫn trứng. Thủ thuật này được chỉ định cho những phụ nữ chắc chắn không muốn sinh con nữa và không muốn sử dụng một biện pháp tránh thai nào khác hoặc cân nhắc việc thắt ống dẫn tinh cho bạn tình nam của họ.
3.2.1 Chỉ định, chống chỉ định
Chỉ định duy nhất với triệt sản nữ là bệnh nhân tự nguyện mong muốn tránh thai vĩnh viễn, đã có đủ số con mong muốn. Sự lựa chọn là của bệnh nhân, tuy nhiên trước khi thực hiện thủ thuật cần có sự tư vấn đây là phương pháp tránh thai vĩnh viễn và không phục hồi, tránh tình trạng bệnh nhân có thể hối tiếc sau khi thực hiện kỹ thuật.
Không có chống chỉ định tuyệt đối với phương pháp triệt sản nữ. Tuy nhiên, cần thận trọng với một số trường hợp bệnh lý ở bệnh nhân:
Bệnh lý sản khoa như: tiền sử viêm vùng chậu, ung thư vú, u xơ tử cung.
Bệnh lý tim mạch: tăng huyết áp, có tiền sử đột quỵ, hoặc bệnh lý tim mạch...
Các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, xơ gan, bệnh lý thận...
3.2.2 Thời điểm thực hiện
Ngoài thai kỳ: Thủ thuật tắc vòi tử cung có thể được thực hiện ngoài thai kỳ, Nên thử thai bằng nước tiểu trước khi làm thủ thuật; tuy nhiên, điều này không loại trừ trường hợp mang thai ở giai đoạn sớm. Để giảm khả năng có thai có thể xảy ra trong chu kỳ tiếp theo khi thực hiện thủ thuật, nên thực hiện thủ thuật trong giai đoạn nang noãn của bệnh nhân hoặc sử dụng phương pháp tránh thai hiệu quả trước khi làm thủ thuật.
Trong thời kỳ hậu sản: thời điểm tốt nhất là trong vòng 7 ngày đầu. Triệt sản sau sinh được thực hiện tại thời điểm sinh mổ hoặc sau khi sinh đường âm đạo và không được kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân. Phẫu thuật minilaparotomy sau khi sinh đường âm đạo thường được thực hiện trước khi có sự co hồi tử cung đáng kể thông qua một vết rạch nhỏ dưới rốn. Nó thường được thực hiện với gây tê vùng hoặc toàn thân, nhưng có thể được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ với thuốc an thần. Hầu hết các trường hợp, gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ có thể được dùng cho thủ thuật này.
Sau sẩy thai: trong vòng 7 ngày. Triệt sản sau sẩy thai có thể được thực hiện ngay lập tức sau khi sẩy thai tự nhiên không có biến chứng hoặc sau chấm dứt thai kỳ mà không làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng. Sau khi sẩy thai 3 tháng đầu hoặc sẩy thai 3 tháng giữa, triệt sản bằng phương pháp nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật mở bụng nhỏ đều được.
Kết hợp triệt sản khi mổ lấy thai, mổ u nang buồng trứng,... và có yêu cầu của khách hàng.
3.2.3 Chuẩn bị tiền phẫu
Bác sĩ lâm sàng cần xem xét tiền sử bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật và lựa chọn kỹ thuật thích hợp. Một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến phương pháp triệt sản nữ khi thực hiện qua đường nội soi ổ bụng, phẫu thuật mở bụng lỗ nhỏ khó khăn hơn hoặc làm tăng rủi ro khi thực hiện phẫu thuật:
Béo phì
Nguy cơ dính ổ bụng: ở những trường hợp có tiền sử phẫu thuật ổ bụng. tiền sử viêm dính hố chậu, tiền sử ruột thừa viêm vỡ mủ hoặc bị endometrioses.
Những bệnh lý kèm theo: cần có sự tư vấn với những bệnh nhân có bất kỳ bệnh lý kèm theo như rối loạn chức năng tim, phổi, thận hoặc thần kinh... tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn khi thực hiện phẫu thuật hoặc gây mê.
3.2.4 Phương pháp và kỹ thuật thực hiện
Triệt sản bằng thắt ống dẫn trứng có thể được thực hiện theo một trong phương pháp sau: phẫu thuật qua đường mở bụng nhỏ (minilaparotomy); phẫu thuật nội soi ổ bụng (laparoscopy) hoặc phẫu thuật nội soi buồng tử cung (hysteroscopy).
3.2.4.1 Nội soi ổ bụng
Nội soi ổ bụng tắc vòi tử cung còn có thể kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng và vùng chậu, chỉ cần các vết rạch nhỏ, có hiệu quả tức thì và cho phép bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường. Nhược điểm của phương pháp này là nguy cơ tổn thương ruột, bàng quang hoặc mạch máu lớn. Thủ thuật có thể được thực hiện ở những bệnh nhân được lựa chọn thích hợp với thuốc gây tê tại chỗ và thuốc an thần qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, quy trình này thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân trong điều kiện phòng mổ. Sử dụng gây mê toàn thân làm tăng nhẹ nguy cơ các biến chứng. Với phương pháp này, tắc vòi tử cung có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp đốt điện, dụng cụ cơ học hoặc cắt bỏ vòi tử cung.
Bipolar coagulation (BC) (Đốt bằng lưỡng cực)
Phương pháp triệt sản nữ bằng đường nội soi ổ bụng rất phổ biến, với phương pháp này, bipolar được sử dụng đốt vòi tử cung ở đoạn eo tối thiểu 2-3cm. Kẹp vào vùng không có mạch máu đi bên trong dây chằng rộng, theo chiều dọc của vòi tử cung, nơi đường kính của vòi tử cung tương đương nhau ở hai bên (ít nhất 2cm từ chỗ nổi tử cung – vòi tử cung). Đốt điện bằng Monopolar có liên quan đến tổn thương ruột do nhiệt và hiểm khi được sử dụng.
Dụng cụ cơ học: Các dụng cụ cơ học thường được sử dụng bao gồm vòng cao su silicone, kẹp lò xo và kẹp titan được lót bằng cao su silicone. Các thiết bị chuyên dụng đặc biệt cần thiết cho mỗi dụng cụ cơ học này. Vòng silicone chỉ có thể được áp dụng cho vòi tử cung còn nhu động tốt. Tất cả các dụng cụ này hầu hết đều có hiệu quả khi được sử dụng để tắc vòi tử cung bình thường; các trường hợp dính vòi, viêm vòi hoặc giãn vòi có thể làm tăng nguy cơ gắn sai và thất bại. Ví dụ: Tubal clip, nhẫn Silastic (vòng Yoon) kẹp Hulka.
Cắt vòi tử cung: Những rủi ro và lợi ích của phẫu thuật cắt bỏ vòi tử cung nên được thảo luận với những bệnh nhân muốn triệt sản vĩnh viễn. Không có sự khác biệt đáng kể nào về thời gian nằm viện, nhập viện trở lại, truyền máu, hoặc các biến chứng sau mổ, nhiễm trùng và sốt đã được xác định rõ ở những trường hợp có và không cắt bỏ vòi tử cung. Cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần vòi tử cung có thể thích hợp hơn trong trường hợp vòi tử cung bất thường (chẳng hạn như v dịch vòi tử cung) mà dùng các dụng cụ cơ học có thể ít hiệu quả hơn. Việc cắt vòi tử cung có thể được thực hiện bằng cách sử dụng monopolar hoặc bipolar.
Ưu điểm của phẫu thuật cắt bỏ vòi tử cung bao gồm hiệu quả tránh thai cao, ngăn ngừa bệnh về vòi tử cung trong tương lai và có thể giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở những bệnh nhân đã phẫu thuật vùng chậu do các bệnh lành tính.
3.2.4.2 Phẫu thuật qua đường mở bụng nhỏ (minilaparotomy)
Phương pháp phẫu thuật mở bụng đường nhỏ (minilap) thường được thực hiện ở thời kỳ hậu sản và hiếm khi xảy ra biến chứng liên quan đến phẫu thuật. Minilap: đường mổ 2-3cm ở vị trí tương đương với vị trí của tử cung trên bụng (thường dưới rốn đối với triệt sản thời kỳ hậu sản và trên khớp vệ khi triệt sản giai đoạn không có thai). Những bệnh nhân béo phì và thất bại với phẫu thuật nội soi có thể cần đường mổ lớn hơn. Trái ngược với mổ nội soi, minilaparotomy chỉ cần các dụng cụ cơ bản và phù hợp với những bệnh viện mà trang thiết bị phẫu thuật chuyên dụng không có sẵn. Các kỹ thuật thường được sử dụng để thắt và cắt bỏ vòi tử cung lúc phẫu thuật minilap và sinh mổ bao gồm các phương pháp Pomeroy và Parkland. Kỹ thuật Uchida và Irving hiếm khi được sử dụng. Đoạn vòi tử cung được cắt bỏ nên được làm giải phẫu bệnh để xác nhận đã cắt đúng.
Phương pháp Pomeroy: Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để triệt sản bằng cách tiến hành cắt bỏ một phần vòi tử cung. Một trong những lí do mà phương pháp này được sử dụng nhiều đó là kỹ thuật thực hiện đơn giản, hiệu quả lâu đời của phương pháp. Các bước thực hiện bao gồm: Tim và xác định vòi tử cung, nên lưu ý nên xác định vòi tử cung bằng cách nhận định từ đầu xa đến đầu cố định để đảm bảo không nhầm lẫn với dây chẳng tròn dùng Babcock nâng phần eo của vòi tử cung hình thành quai vòi, đánh giá các mạch máu nuôi dưỡng vùng này; dùng chỉ catgut 1-0 thắt dưới quai một đoạn dùng kéo Metzenbaum cắt quai vòi trên chỉ buộc; tiến hành kiểm xem có chảy máu không và tiến hành cầm máu nếu có; thực hiện kỹ thuật tương tự cho vòi tử cung bên đối diện. Đối với đoạn vòi tử cung được cắt ra nên được làm giải phẫu bệnh sau đó.
Phương pháp Parkland: Nhằm khắc phục hai đầu vòi tử cung nằm sát nhau và có thể bị dính lại. Các bước thực hiện phương pháp này: dùng Babcock xác định một đoạn vòi tử cung ít có mạch máu đến; nâng cao Babcock, bóc tách bờ mạc treo bên dưới; dùng chỉ catgut buộc hai nơi trên vòi tử cung, cách nhau 2cm, sau đó dùng kéo cắt bỏ đoạn tử cung ở giữa hai nút buộc. Cầm máu bờ mạc treo vòi tử cung nếu cần.
Kỹ thuật Madlener: Chỉ có ý nghĩa lịch sử vì kỹ thuật này từ lâu đã không được sử dụng do tỷ lệ thất bại cao. Phương pháp được thực hiện bằng cách dùng dụng cụ nâng một đoạn vòi tử cung lên và nghiền nát trước khi thắt lại bằng chỉ và không có đoạn vòi tử cung nào bị cắt bỏ, đoạn nổi sẽ bị hoại tử.
3.2.4.3 Nội soi buồng tử cung
Hiện tại, không có dụng cụ triệt sản qua nội soi buồng nào trên thị trường. Dụng cụ Essure từng là lựa chọn duy nhất, nhưng vào ngày 31/12/2018, nhà sản xuất đã tự nguyện ngừng bán và phân phối sản phẩm, với lý do là doanh số giảm, mà nguyên nhân là do các tác dụng phụ trên bệnh nhân.
3.2.5 Theo dõi
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn tránh giao hợp trong ba tuần, mặc dù điều này dựa trên sự đồng thuận hơn là bằng chứng.
Thủ thuật triệt sản nội soi có hiệu quả tức thì nên có thể ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai khác.
Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại làm việc sau một tuần trừ khi họ có yêu cầu công việc đặc biệt vất vả. Bệnh nhân được hẹn đến phòng khám kiểm tra sau phẫu thuật trong vòng hai đến bốn tuần.
3.2.6 Biến chứng
3.2.6.1 Biển chứng cấp
Một số biến chứng có thể xảy ra ngay sau thực hiện kỹ thuật như chảy máu hoặc gây thương tổn đến các cơ quan lân cận.
3.2.6.2 Biến chứng muộn
Thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng được đề cập sau khi tắc vòi tử cung. Nguy cơ mang thai ngoài tử cung thay đổi tùy theo phương pháp và thời điểm làm tắc vòi tử cung. Dựa trên dữ liệu nghiên cứu CREST, xác suất tích lũy trong 10 năm khả năng bị GEU sau khi làm tắc vòi tử cung bằng bất kỳ phương pháp nào là 7,3/1.000 thủ thuật. Đối với tất cả các phương pháp trừ phẫu thuật cắt bỏ một phần vòi tử cung sau sinh, xác suất mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ triệt sản trước 30 tuổi cao hơn đối với phụ nữ triệt sản ở tuổi 30 trở lên. Cắt bỏ một phần vòi tử cung sau sinh là phương pháp duy nhất được báo cáo bởi nghiên cứu CREST mà có xác suất tích lũy trong 10 năm không mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ trẻ. Đối với tất cả các phương pháp làm tắc vòi tử cung, nguy cơ mang thai ngoài tử cung không hề giảm theo thời gian kể từ khi thực hiện.
Triệt sản bằng phẫu thuật mở bụng đường nhỏ ở thời kỳ hậu sản | 5 năm | 10 năm | Thai ngoài tử cung |
(/1.000 lượt thủ thuật) | (/1.000 lượt thủ thuật) | (/1.000 lượt thủ thuật) | |
Triệt sản | 6,3 | 7,5 | 1,5 |
Triệt sản bằng Bipolar | 16,5 | 24,8 | 17,1 |
Vòng Silicone | 10,0 | 17,7 | 7,3 |
Spring clip | 31,7 | 36,5 | 8,5 |
Thắt ống dẫn tinh | 11,3 |
| ----- |
3.3 TRIỆT SẢN NAM
Nguyên tắc của triệt sản nam là cắt hai ống dẫn tinh làm gián đoạn ống dẫn tinh từ túi tinh đến ống phóng tinh. Sau khi thắt ống dẫn tinh, khi có xuất tinh thì tinh dịch không còn chứa tinh trùng ở trong đó. Đây là biện pháp thực hiện một lần có tác dụng tránh thai suốt đời vì thế khách hàng cần được tư vấn kỹ trước khi quyết định thực hiện. Đây là một thủ thuật ngoại khoa đơn giản và an toàn. Hiệu quả tránh thai rất cao (trên 99,5%) và triệt sản nam không có ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt tình dục của nam giới. Tuy nhiên, triệt sản nam không phòng tránh được các bệnh lý nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
Triệt sản nam bằng cách thắt hai ống dẫn tinh: Thủ thuật nhanh chóng, người bệnh có thể về nhà ngay. So với triệt sản nữ, triệt sản nam ít nguy hiểm hơn, ít tại biến hơn, giá thành rẻ hơn. Chi phí cho triệt sản nam chỉ bằng 1/4 so với triệt sản nữ. Nhược điểm của triệt sản nam là tác dụng của triệt sản không xuất hiện ngay. lột hình thức tránh thai thay thế phải được dùng cho đến khi phân tích tinh dịch xác nhận không có tinh trùng. Hầu hết đều vô tình sau 3 tháng sau khi thắt ống dẫn tinh và 98-99% là vô tình vào thời điểm 6 tháng sau khi thắt ống dẫn tinh.
3.3.1 Chỉ định và chống chỉ định
3.3.1.1 Chỉ định
Nam giới đã có đủ số con mong muốn, khỏe mạnh, tự nguyện dùng một biện pháp tránh thai vĩnh viễn và không hồi phục sau khi đã được tư vấn đầy đủ.
3.3.1.2 Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, cần thận trọng với những trường hợp:
Tiền sử chấn thương bầu hoặc bầu sung to do giãn tĩnh mạch vùng thùng tỉnh, tỉnh hoàn lạc chỗi bên.
Bệnh lý nội khoa như đái tháo đường, trầm cảm hoặc trẻ tuổi.
Cần hoãn thủ thuật nếu khách hàng có một trong những dấu hiệu sau: nhiễm khuẩn bình lầy truyền qua đường tình dục cấp hoặc viêm (sưng, đau) đầu dương vật ống dẫn tình hoặc tỉnh hoàn hoặc nhiễm khuẩn tinh hoàn; Nhiễm khuẩn toàn thân hoặc bị bệnh phù chân voi.
Một số trường hợp cần chuẩn bị đặc biệt (như phẫu thuật viên có kinh nghiệm hoặc phương tiện gây mê nội khí quản hoặc những phương tiện hồi sức cần thiết) như cần bác sĩ nhiều kinh nghiệm: thoát vị bẹn, có AIDS hoặc rối loạn đông máu.
3.3.2 Quy trình thực hiện
3.3.2.1 Thăm khám trước khi thực hiện thủ thuật
Tìm hiểu kỹ xem khách hàng có đúng chỉ định không.
Hỏi kỹ tiền sử bệnh tật nội ngoại khoa, khám toàn thân và bộ phận, đặc biệt chú ý khám vùng sinh dục ngoài (bìu, tinh hoàn, mào tinh).
Những xét nghiệm có thể làm là: hemoglobin và/hay hematocrit, phân tích nước tiểu tìm Glucose và protein. Xét nghiệm khác thường không cần thiết trừ khi hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng phát hiện những vấn đề cần thăm dò thêm. 3.2.2. Thời điểm thực hiện
Bất kỳ thời gian nào thuận tiện.
3.3.2.2 Các bước thực hiện triệt sản nam
Nếu khách hàng quả lo lắng, cho uống 5mg Diazepam 30 phút trước thủ thuật.
Làm sạch, vô khuẩn vùng phẫu thuật
Giảm đau trong triệt sản nam: gây tê tại chỗ bằng lidocain 1% (loại không có adrenalin). Liều tối đa không quá 4,5mg/kg trọng lượng cơ thể
Cần đảm bảo vô khuẩn và tuân thủ những quy định của phòng ngừa chuẩn khi thực hiện thủ thuật.
Tiến hành thắt ống dẫn tinh bên phải: Dùng kỹ thuật 3 ngón tay để xác định và cố định ống dẫn tỉnh; đặt kẹp ôm ống dẫn tinh qua đã bầu chọc kìm phẫu tích qua da; bộc lộ và nâng cao ông dẫn tinh; bầu vào ống dẫn tình bằng kẹp vòng tròn bóc tách cần tỉnh; thắt và cắt đoạn ống dẫn tỉnh buộc hai đầu bằng chỉ không tiểu hay chromic catgut đặt 1 cần để cách ly đầu xa của ống dẫn tình
Tiến hành thắt ống dẫn tình bên trái kỹ thuật tương tự
Lưu ý: Không cần khẩu da bìu, chỉ cần bằng lỗ mở đa bầu phải cầm máu kỹ trong suốt quá trình làm thủ thuật,
3.3.2.3 Theo dõi và hướng dẫn khách hàng ngay sau phẫu thuật
Để khách hàng nghỉ ngơi thoải mái trong vài giờ đầu, không cần nằm viện.
Khách hàng có thể về nhà sau khi nghỉ ngơi tại chỗ một vài giờ.
Uống kháng sinh 5 ngày,
Giảm đau bằng paracetamol
Hướng dẫn khách hàng tự chăm sóc: Khách hàng có thể có cảm giác tức nặng ở bìu nhưng không đau (nên mặc quần lót chặt trong vài ngày đầu giúp có cảm giác thoải mái); có thể dùng túi nhỏ chứa nước đá áp lên vùng chung quanh bầu để giảm sung đầu; tránh lao động nặng trong 1-2 ngày đầu; luôn giữ vết mổ sạch và khô. Có thể tắm sau 24 giờ nhưng tránh làm ướt vết mổ. Sau 3 ngày có thể rửa vết mổ bằng xà phòng; sau 1 tuần có thể sinh hoạt tình dục bình thường nhưng vẫn có thể có thai; hướng dẫn khách hàng tránh giao hợp hoặc dùng bao cao su hoặc biện pháp tránh thai có hiệu quả khác trong vòng 12 tuần sau triệt sản nam; khách hàng cần đến khám lại ngay nếu có những dấu hiệu như: sốt, chảy máu, có mủ vết mổ, sưng đau vết mổ không giảm.
3.3.2.4 Theo dõi và hướng dẫn khách hàng ngay sau phẫu thuật
Để khách hàng nghỉ ngơi thoải mái trong vài giờ đầu, không cần nằm viện.
Khách hàng có thể về nhà sau khi nghỉ ngơi tại chỗ một vài giờ.
Uống kháng sinh 5 ngày.
Giảm đau bằng Paracetamol.
Hướng dẫn khách hàng tự chăm sóc: Khách hàng có thể có cảm giác tức nặng ở bìu nhưng không đau (nên mặc quần lót chật trong vài ngày đầu giúp có cảm giác thoải mái); có thể dùng túi nhỏ chứa nước đá áp lên vùng chung quanh bìu để giảm sưng đau; tránh lao động nặng trong 1-2 ngày đầu; luôn giữ vết mổ sạch và khô. Có thể tắm sau 24 giờ nhưng tránh làm ướt vết mổ. Sau 3 ngày có thể rửa vết mổ bằng xà phòng; sau 1 tuần có thể sinh hoạt tình dục bình thường nhưng vẫn có thể có thai; hướng dẫn khách hàng tránh giao hợp hoặc dùng bao cao su hoặc biện pháp tránh thai có hiệu quả khác trong vòng 12 tuần sau triệt sản nam; khách hàng cần đến khám lại ngay nếu có những dấu hiệu như: sốt, chảy máu, có mủ vết mổ, sưng đau ở vết mổ không giảm.
3.3.2.5 Tai biến và biến chứng
Chảy máu trong lúc phẫu thuật và sau phẫu thuật.
Phản ứng thuốc tê, sưng đau, tụ máu sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn và trễ hơn có thể gặp viêm mào tinh và u hạt tinh trùng.
4 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. United Nations Department of Economic and Social Affairs, Population Method 2019: Booklet 2019. Division. Contraceptive Use by Method https://www.un.org/en/development/desa/population/publications/pdf/family/Con traceptive UseByMethodDataBooklet2019.pdf (Accessed on February 12, 2020).
2. Kavanaugh ML, Jerman J. Contraceptive method use in the United States: trends and characteristics between 2008, 2012 and 2014. Contraception 2018; 97:14.
3. Li H, Mitra M, Wu JP, et al. Female Sterilization and Cognitive Disability in the United States, 2011-2015. Obstet Gynecol 2018; 132:559.
4. Chan LM, Westhoff CL. Tubal sterilization trends in the United States. Fertil Steril 2010; 94:1.
5. Christoph K., Clemens T., Runge H.M. Contraception. Postgraduate Training and Research in Reproductive Health. 2005.
6. Bucciero M., Parda-Chlebowicz M. Contraception: Overview. In: Knaus J., Jachtorowycz M., Adajar A., Tam T. (eds) Ambulatory Gynecology. Springer, New York, NY, 2018.
7. Blumenthal, Paul D., Edelman, Alison. Hormonal Contraception. Obstetrics & Gynecology. 2008, 112(3), 670-684.