1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu tuyệt đối không nên làm

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu tuyệt đối không nên làm

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu tuyệt đối không nên làm

Trungtamthuoc.com - Trong thai kỳ, 3 tháng đầu tiên có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng thì việc kiêng kỵ thời gian này cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu về những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai ở bài viết bên dưới.

1 Dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kỳ hay tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn thai kỳ kéo dài từ ngày đầu mang thai đến hết tuần thứ 13. Đây được coi là thời kỳ rất quan trọng vì có sự hình thành các cơ quan như tim, não, hệ thần kinh… Do đó nếu có bất cứ sự tổn hại nào xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ gặp dị tật bẩm sinh. Việc theo dõi các dấu hiệu nhận biết thai phát triển tốt giúp đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con. Dưới đây là một số biểu hiện mẹ bầu có thể tham khảo:[1]

Dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu
Dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu
  • Triệu chứng ốm nghén: tình trạng này là hoàn toàn bình thường, cho thấy sự tăng lên của nội tiết tố HCG, thai nhi đang tăng trưởng và phát triển ổn định.
  • Cân nặng mẹ bầu tăng ổn định: cân nặng tăng nhẹ đều đặn từ 0.5kg đến 2kg là phù hợp trong giai đoạn này. Tuy nhiên một số mẹ bị ốm nghén nặng có thể nhẹ cân hơn nhưng cũng có thể chấp nhận được nếu không kèm theo dấu hiệu bất thường nào.[2]
  • Ngực căng tức: thời kỳ này ngực mẹ căng tức và trở nên nhạy cảm hơn do sự thay đổi nội tiết tố bên trong.
  • Đường huyết ổn định: các chỉ số ổn định hạn chế được tình trạng đái tháo đường thai kỳ ở mẹ.
  • Kích thước vòng bụng tăng dần: sự phát triển thai nhi làm kích thước bụng tăng dần.
  • Mệt mỏi, đau nhức cơ thể: do cơ thể tăng cường lượng máu, dinh dưỡng tới thai nhi nên khiến mẹ mệt mỏi, chóng mặt. Mẹ có thể kèm thêm đau lưng, đau tay chân do sự phát triển thai nhi, xoa bóp toàn thân có thể giảm triệu chứng này.
  • Không có triệu chứng bất thường: triệu chứng đau bụng, xuất huyết âm đạo hay sốt kéo dài không xảy ra trong quá trình mang thai 3 tháng đầu.

====> Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai theo các tuần và các dưỡng chất cần bổ sung

2 Những điều kiêng kỵ khi mang bầu 3 tháng đầu

Dưới đây là một số điều kiêng kỵ khi mẹ mang thai 3 tháng đầu, các mẹ nên chú ý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con:[3]

2.1 Kiêng ăn thực phẩm không phù hợp

Chế độ ăn có vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai, những loại thực phẩm dưới đây cần tránh như:

  • Thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ như sushi, thịt bò tái, có thể chứa mầm vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây hại cơ thể. Hải sản sống có hàm lượng thuỷ ngân cao có thể gây hại trực tiếp đến phát triển các hệ thống cơ quan tim mạch, não bộ, thần kinh.
  • Đồ ăn nhanh chứa hàm lượng dầu mỡ, chất bảo quản, chất tạo ngọt nhân tạo gây hại trực tiếp cho thai nhi.
  • Các loại rau củ làm tăng co bóp tử cung cũng phải tránh, chẳng hạn như rau ngót, rau răm, Ngải Cứu, Đu Đủ xanh.
  • Đồ ăn có lượng đường cao, hoặc quá mặt có thể làm tăng vấn đề về tiểu đường thai kỳ hoặc bệnh huyết áp.
Kiêng ăn thực phẩm trong 3 tháng đầu
Kiêng ăn thực phẩm trong 3 tháng đầu

2.2 Không nên đi giày cao gót

Trong khi mang thai, trọng lượng cơ thể mẹ thay đổi nhanh vì vậy việc đi giày cao gót dễ gây té ngã, không an toàn, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nên chọn lựa những đôi dép đế thấp, có khả năng chống trơn trượt sẽ phù hợp, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn khi di chuyển. Ngoài ra, nếu đi giày cao gót nhiều sẽ làm co rút bắp chân, đau lưng, đau chân tăng lên trong thai kỳ.

2.3 Tránh căng thẳng, stress

Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, nếu mẹ căng thẳng quá mức sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà sự phát triển của thai nhi cũng sẽ bị tác động trực tiếp. Do các chất tiết ra khi stress tác động làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, biến chứng hệ thần kinh ở thai nhi.

2.4 Kiêng quan hệ tình dục 

Tránh quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Các tư thế quan hệ mạnh bạo hay không phù hợp sẽ gây ra tình trạng dọa sảy thai, ảnh hưởng quá trình phát triển phôi hoặc gặp vấn đề về tử cung phụ nữ.

2.5 Kiêng vận động mạnh hoặc hoạt động mạo hiểm

Thời kỳ 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ, sự bám dính của thai vào tử cung chưa chắc chắn nên nếu mẹ tham gia các hoạt động mạnh như chạy nhanh, nhảy cao sẽ gây nguy cơ cao bong nhau và sảy thai. Mẹ bầu nên kiêng các công việc cần mang vác nặng, đứng quá lâu hoặc di chuyển xa trong thời gian dài, thay vào đó có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như tập Yoga, đi bộ chậm…

2.6 Tránh sử dụng rượu, bia, cafe và thuốc lá 

Các đồ uống có cồn, các chất kích thích cần phải tránh tuyệt đối trong thai kỳ. Chúng gây tác động nguy hiểm đến sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi, cụ thể:

  • Đồ uống có cồn như rượu bia làm tăng nguy cơ sảy thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, hội chứng rối loạn thai nhi do rượu đã được báo cáo với biểu hiện bất thường khuôn mặt, chậm phát triển trí tuệ, suy giảm hệ miễn dịch.
  • Thuốc lá chứa lượng lớn chất độc hại ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu.
  • Khi dùng Cafein với lượng lớn vượt vứt an toàn gây nguy cơ sảy thai do tăng sự co bóp ở tử cung thời kỳ tam cá nguyệt ban đầu. Các nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ kích thích tăng nhịp đập tim mạch, thần kinh gây dị tật đến các cơ quan này. 

3 5 tư thế ngồi cấm kỵ khi mang thai

Tư thế ngồi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, những tư thế cần tránh cụ thể như:

  • Không ngồi xổm: khi ngồi xổm, áp lực lên tử cung rất lớn, ép trực tiếp lên túi thai dễ gây hiện tượng đau lưng hoặc đau bụng.
  • Không ngồi gập người về phía trước: tương tự như ngồi xổm, ngồi gập người phía trước làm áp lực lên bụng mẹ vừa gây khó chịu vừa tác động trực tiếp đến thai nhi như chèn ép lồng ngực gây di chứng về sau.
  • Ngồi không tựa: thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể đau nhức toàn thân và đặc biệt là lưng do sự chèn ép của phôi thai nên nếu mẹ ngồi không điểm tựa sẽ khiến nặng hơn tình trạng này.
  • Ngồi vắt chéo chân: phụ nữ mang thai ngồi tư thế này sẽ khiến chân sưng phù do chèn ép sự lưu thông, lâu ngày gây giãn tĩnh mạch ở chân.
  • Ngồi nửa mông: khi ngồi nửa mông sẽ gây nhiều áp lực lên cột sống để giữ cơ thể ổn định ở tư thế, từ đó làm tình trạng đau lưng ở mẹ bầu tăng lên.

4 Những điều kiêng kỵ tâm linh khi mang thai

Ngoài những điều kiêng kỵ về thực phẩm, tư thế ngồi, hoạt động hàng ngày thì các kiêng kỵ tâm linh trong dân gian cũng được chú ý nhiều.[4]

Những điều kiêng kỵ tâm linh
Những điều kiêng kỵ tâm linh

4.1 Mẹ bầu kiêng chụp ảnh 

Theo dân gian việc chụp ảnh khi mang thai là điều cấm kỵ do linh khí của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, những đứa trẻ sinh ra vô duyên. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm truyền miệng chưa có bất cứ chứng minh khoa học nào được tiến hành khẳng định điều này, vì vậy mẹ bầu hãy lưu trữ lại những khoảnh khắc đẹp đẽ khi mang thai mà mình muốn.

4.2 Cấm kỵ tham gia các đám tang

Quan niệm tâm linh tin rằng đam tang chứa nhiều nguồn năng lượng tiêu cực và âm khí, làm thai nhi bị ảnh hưởng do cơ thể không đủ mạnh mẽ chống lại chúng. Dù lý do chưa được khoa học chứng minh nhưng mẹ bầu cũng nên hạn chế đến đám tang nếu không bắt buộc tham gia.

4.3 Không được cắt tóc khi có bầu

Việc cắt bỏ đi điều gì đó như cắt tóc, cắt móng tay trong thai kỳ mang lại nhiều tại hại, xui xẻo theo quan niệm dân gian. Điều này là hoàn toàn không đúng do việc cắt tóc không gây tác động lên tử cung của mẹ để gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai mẹ cũng không nên uốn tóc, nhuộm tóc vì các hoá chất có thể thấm vào cơ thể tác động đến con.

4.4 Kiêng dùng kim chỉ hoặc may vá trên giường

Dân gian coi việc may vá, dùng kim chỉ trên giường khi mang thai có thể làm cho con sinh ra bị dây rốn quấn quanh cổ, vì vậy mẹ bầu nên thực hiện ở bàn làm việc hoặc bên ngoài phòng ngủ nếu cần may vá. Quan niệm này cũng không có bằng chứng khoa học nhưng để an tâm, mẹ bầu có thể hạn chế sử dụng kim chỉ.

4.5 Kiêng đến những nơi linh thiêng

Theo tâm linh, những nơi linh thiêng như chùa, miếu có thể chứa nguồn năng lượng lớn không phù hợp với phụ nữ mang thai. Sự thật thì ở những nơi này thường đông người có thể gây tâm lý không thoải máu cho mẹ bầu, nên hạn chế đến đây nếu không thật sự cần thiết.

5 Mẹo dân gian khi mang bầu 3 tháng đầu

Thời kỳ 3 tháng đầu, các triệu chứng mẹ bầu thường gặp như ốm nghén, đau lưng, nhưng việc sử dụng thuốc có thể gây hại cho thai nhi, nên mẹ có thể tham khảo những mẹo dân gian dưới đây:

Mẹo dân gian khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹo dân gian khi mang thai 3 tháng đầu

5.1 Mẹo trị ốm nghén

Biểu hiện phổ biến nhất thời kỳ đầu thai kỳ là ốm nghén, điều này không những gây khó chịu cho mẹ bầu còn làm sức khoẻ mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cơ thể mẹ mệt mỏi, không ăn uống được sẽ làm thai nhi không phát triển tốt.

Trong dân gian nhiều cách điều trị khá hữu hiệu, trong đó sử dụng trứng nấu giấm mang lại tác dụng lâu dài hơn cả. Cách tiến hành như sau:

  • Đun sôi 60ml giấm gạo rồi cho thêm 30g đường trắng, đợi tan hoàn toàn thì đem trứng gà đập vào nấu chín.
  • Đem bảo quản trong tủ lạnh rồi dùng trong vòng 3 ngày, có thể hâm lại nóng khi sử dụng.

5.2 Mẹo trị đau lưng cho bà bầu

Tình trạng đau lưng ở bà bầu do thay đổi nội tiết tố và thai phát triển chèn ép vào lưng. Một số mẹo dân gian khá hiệu quả các mẹ bầu có thể tham khảo như:

  • Sử dụng ngải cứu đem rửa sạch cùng một thìa muối, sau đó dùng muối hạt đem sao với ngải cứu rồi dùng chườm nóng lên khu vực lưng cảm thấy đau.
  • Xoa bóp lưng bằng rượu gừng ngâm ít nhất 1 tháng sẽ hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn giảm đau lưng hiệu quả.

5.3 Mẹo an thai cho bà bầu

Thời kỳ tam nguyệt đầu tiên, bà bầu cần dưỡng thai cẩn thận, hạn chế vận động mạnh do nguy cơ động thai hay sảy thai cao hơn các thời kỳ khác. Mẹo dân gian sử dụng gai khô được ứng dụng phổ biến với công dụng an thai hữu hiệu.

Một vài phương pháp chế biến tham khảo như:

  • Dùng 100gram củ gai khô đun với nước trong khoảng 30p, rồi uống.
  • Ngoài ra có thể cắt khúc củ gai khô đem nướng hoặc luộc ăn trực tiếp.

6 Cách giữ thai trong 3 tháng đầu 

Trong 3 tháng đầu thai nhi còn non nớt, sự bám của thai nhi vào tử cung còn yếu nên tăng nguy cơ động thai hoặc sảy thai. Do đó cách giữ thai trong 3 tháng đầu được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Một số biện pháp phải kể đến như thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ.

6.1 Nên ăn uống gì khi mang thai 3 tháng đầu?

Chế độ thực phẩm lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Nguồn dinh dưỡng mẹ hấp thụ cũng chính là nguồn cung cấp cho con, vì vậy mẹ cần đảm bảo đủ ăn uống đầy đủ. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn trong giai đoạn này:

Dưỡng chất cần bổ sung trong 3 tháng đầu
Dưỡng chất cần bổ sung trong 3 tháng đầu
  • Thực phẩm giàu protein: các loại thực phẩm như thịt gà, cá, đậu phụ, trứng có chứa lượng lớn protein, chúng giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế tình trạng ốm vặt ở mẹ bầu.
  • Thực phẩm giàu acid folic: Acid Folic vô cùng quan trọng với mẹ bầu và cần phải bổ sung, đặc biệt tam cá nguyệt đầu tiên để ngăn chặn nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các thực phẩm chứa nhiều acid folic như đậu, bông cải xanh, khoai tây, rau bina, măng tây.
  • Thực phẩm giàu sắt: các loại thực phẩm như thịt đỏ, rau xanh có hàm lượng Sắt cao, giúp hỗ trợ giảm triệu chứng mệt mỏi, thiếu máu trong thời kỳ mang thai của mẹ.
  • Các loại trái cây: đảm bảo cung cấp đủ chất xơ và vitamin cho mẹ mang thai, hỗ trợ các triệu chứng ốm nghén, táo bón giảm bớt trong thời kỳ này cũng như trong suốt thai kỳ.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp hệ tuần hoàn được khỏe mạnh.

===> Xem thêm bài viết: [DƯỢC SĨ KHUYÊN DÙNG] 5+ thuốc sắt cho bà bầu giúp thai kỳ khỏe mạnh

6.2 Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Thai nhi giai đoạn 3 tháng đầu rất nhạy cảm với vận động mạnh, nên cách an thai tốt nhất thời gian này là nghỉ ngơi, có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý. Với các trường hợp dọa sảy, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu nằm nghỉ hoàn toàn trong một khoảng thời gian. Một số biện pháp hỗ trợ an thai như:

  • Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng  mỗi đêm và nghỉ ngơi giữa ngày nếu cần.
  • Tránh làm việc quá sức hoặc đứng/ngồi liên tục, đột ngột trong thời gian dài.
  • Không bê vác vật nặng, tham gia các môn thể thao mạo hiểm, tập thể dục nhẹ nhàng.

Nếu có các triệu chứng như ra máu âm đạo, đau bụng dưới dữ dội, sốt cao, hoặc dịch tiết bất thường, cần đi khám ngay lập tức.

6.3 Khám thai định kỳ

Để biết chính xác nhất sự phát triển của thai nhi và sức khoẻ của mẹ có ổn định không trong giai đoạn 3 tháng đầu thì mẹ nên thăm khám định kỳ. Thực hiện theo đúng lịch trình của bác sĩ, cập nhật tình hình sức khoẻ của con và kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường để có hướng xử lý phù hợp.

Những mốc thời gian quan trọng trong giai đoạn này mẹ cần lưu ý đi khám thai gồm:

  • Giai đoạn 6 tuần tuổi để kiểm tra chức năng của tim thai, đảm bảo thai đang phát triển bình thường.
  • Giai đoạn 12 tuần tuổi để phát hiện sớm các bất thường về nhiễm sắc thể, sàng lọc các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh có thể xảy ra với thai nhi như hội chứng Down.

7 Kết luận

Chăm sóc tốt trong 3 tháng đầu sẽ đặt nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh, ngoài cung cấp dinh dưỡng đầy đủ mẹ bầu cũng nên chú ý đến những điều kiêng kỵ trong thời gian này. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu nên đi khám ngay để bác sĩ kịp thời hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Priya Soma-Pillay và cộng sự (ngày tháng 3 năm 2016) Physiological changes in pregnancy. Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2024
  2. ^ Tác giả P Descamps và cộng sự (ngày tháng 4 năm 2000) [Body changes during pregnancy]. Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2024
  3. ^ Tác giả Sreetama Chakrabarti, Abhik Chakrabarti (ngày tháng 1 năm 2019) Food taboos in pregnancy and early lactation among women living in a rural area of West Bengal. NIH.Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2024
  4. ^ Tác giả Peter Vivian Acire và cộng sự (ngày 6 tháng 11 năm 2023) The misbeliefs and food taboos during pregnancy and early infancy: a pitfall to attaining adequate maternal and child nutrition outcomes among the rural Acholi communities in Northern Uganda. NIH. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633