1. Trang chủ
  2. Cơ Xương Khớp
  3. Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh xương khớp phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhiều thắc mắc diễn ra quanh căn bệnh này được biết đến như thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Bệnh có triệu chứng như thế nào?...Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ giải đáp các thắc mắc trên để giúp người bệnh có một cái nhìn tổng quan về căn bệnh này.

1 Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát vị, ra khỏi vị trí ban đầu của nó, chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Đĩa đệm nằm ở vị trí giữa các đốt sống, giúp các đốt sống cử động mềm mại, nhẹ nhàng. Nó được bao quanh bởi lớp vỏ, nhân nhầy nằm giữa. Chúng ta có thể hình dung đĩa điệm giống như bộ phận giảm xóc của động cơ, hạn chế tác động từ bên ngoài đến đốt sống.[1]

Hình ảnh vị trí của đĩa đệm
Hình ảnh vị trí của đĩa đệm

2 Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm như sau:

Chấn thương ở cột sống do tai nạn: đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm. Tại nạn giao thông, tai nạn lao động mà gây nên các chấn thương ở cột sống, làm cột sống bị tác động nặng nề, trở nên yếu hơn.

Tuổi: Thoát vị đĩa đệm là kết quả của quá trình lão hóa dẫn tới thoái hóa cột sống. Khi cột sống bị thoái hóa điển hình là sự bào mòn của sụn khớp và những tổn thương xương dưới sụn làm cho các đầu xương của cột sống cọ sát vào nhau mỗi khi cử động và làm ảnh hưởng đến đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống ấy, khiến cho vỏ ngoài của đĩa đệm có thể nứt hoặc rách và nhân nhày sẽ qua các lỗ rách ấy đi ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép các rễ thần kinh và gây đau. Tuổi càng cao, quá trình lão hóa diễn ra càng mạnh, đĩa đệm không còn mềm mại như khi còn trẻ khỏe, đó là lý do tại sao căn bệnh này thường gặp ở người già hơn so với người trẻ.

Hình ảnh bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng
Hình ảnh bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng

Thói quen sinh hoạt, tư thế ngồi làm việc không đúng quy chuẩn, tập thể dục sai cách gây tổn thương cột sống, vẹo cột sống.

Các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải trong quá trình phát triển như gù, gai cột sống...cũng là yếu tố nguy cơ dễ bị bệnh.

Nghề nghiệp: Tính chất công việc phải mang vác nặng trên lưng, vai như nghề bốc vác, đeo vật nặng trên lưng...làm tăng áp lực lên đốt sống, lâu dần sẽ làm tổn thương gây thoát vị.

Di truyền: Bệnh thoát vị đĩa đệm có di truyền không? Câu trả lời được đưa ra là có, đó là một yếu tố nguy cơ cao. Nếu bố mẹ có cấu trúc đĩa đệm bất thường, con cái khả năng cao cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự.

Quá béo hoặc phụ nữ mang thai: gây sức ép lớn lên cột sống, nhất là vùng đốt sống thắt lưng. Lâu dài tăng nguy cơ thoát vị.

3 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Hầu hết các đĩa đệm thoát vị xuất hiện ở lưng dưới của bạn (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng), hoặc có thể xuất hiện ở cổ (thoát vị đốt sống cổ).

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là:

Đau cánh tay hoặc chân: Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bạn thường sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội nhất ở mông, đùi và bắp chân. Ngoài ra còn có thể đau đến một phần của bàn chân. Nếu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, cơn đau thường sẽ mạnh nhất ở vai và cánh tay. Cơn đau này có thể lan sang cánh tay hoặc chân khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống.

Tê hoặc ngứa ran, cảm giác kiến bò châm chích trong người.

Yếu cơ: Cơ bắp hoạt động bởi các dây thần kinh ở đốt sống thoát vị điều khiển có xu hướng ngày càng suy yếu, dẫn đến hậu quả khiến bạn dễ vấp ngã hoặc làm giảm khả năng nâng hoặc giữ đồ vật.[2]

Bạn cũng có thể đang bị thoát vị đĩa đệm mà không biết - nghĩa là thoát vị đĩa đệm đôi khi xuất hiện trên hình ảnh cột sống chứ không có triệu chứng.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

4 Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy đến bệnh viện để thăm khám và điều trị thích hợp. Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về tình hình bệnh, các cơn đâu, sau đó sẽ kiểm tra sự dẻo dai của lưng bệnh nhân. Bệnh nhân được yêu cầu nằm thẳng, di chuyển chân vào các vị trí khác nhau để giúp xác định nguyên nhân gây ra cơn đau. Bác sĩ cũng có thể thực hiện một test thần kinh, để kiểm tra:

  • Phản xạ.
  • Sức mạnh của cơ.
  • Khả năng đi lại.
  • Khả năng cảm nhận những chạm nhẹ, kim châm hoặc rung.

Ngoài ra, một số yêu cầu xét nghiệm sau đây có thể được đưa ra:

Xét nghiệm hình ảnh:

  • X-quang: X - quang để loại trừ các nguyên nhân gây đau khác như nhiễm trùng, ung thư...
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): máy quét CT quét một loạt các tia X từ nhiều hướng khác nhau và sau đó kết hợp lại để tạo ra hình ảnh cắt ngang của cột sống và các cấu trúc xung quanh.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sóng vô tuyến và từ trường mạnh được sử dụng để tạo ra hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể bệnh nhân. Nó giúp xác định vị trí đĩa đệm bị thoát vị.
  • Tủy đồ: Tiêm thuốc nhuộm vào tủy sống, và sau đó chụp X-quang. Xét nghiệm giúp nhìn thấy áp lực lên tủy sống hoặc dây thần kinh do nhiều đĩa đệm thoát vị hoặc các tình trạng khác.
Hình ảnh X-quang thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh X-quang thoát vị đĩa đệm

Test dây thần kinh: Các nghiên cứu điện tâm đồ và dẫn điện thần kinh đo lường các xung điện đang di chuyển dọc theo mô thần kinh như thế nào. Điều này có thể giúp xác định vị trí của tổn thương dây thần kinh.

5 Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy trong đĩa đệm cột sống thoát khỏi ra vị trí ban đầu. Bệnh gây ra tình trạng chèn ép các dây thần kinh và ống sống, gây đau nhức, thông thường tại vùng thắt lưng. Bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể được kiểm soát tốt, giảm tái phát nếu can thiệp sớm và đúng cách. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy các biểu hiện đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng, các vùng cổ gáy dọc theo cột sống… Được điều trị sớm bệnh sẽ có khả năng phục hồi càng cao.

Có 2 phương pháp chính điều trị thoát vị đĩa đệm là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa

6 Điều trị bảo tồn

Đây là phương pháp luôn được bác sĩ ưu tiên hàng đầu trong điều trị, liệu pháp không xâm lấn, phẫu thuật chỉ được chỉ định khi bệnh nhân đã tiến triển sang giai đoạn nặng hoặc không đáp ứng với phương pháp này. Thực tế đã chứng minh, phần lớn mọi người (khoảng 90%) có thể thành công nhờ điều trị bảo tồn, một phần nhỏ còn lại mới cần can thiệp phẫu thuật.

Trong phương pháp này, bệnh nhân có thể dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu, cụ thê như sau:

6.1 Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Các thuốc được sử dụng bao gồm thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ và thuốc chống động kinh.

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu đau nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể yêu cầu bạn uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Naproxen.
Hình ảnh thuốc Mofen 400 chứa Ibuprofen
Hình ảnh thuốc Mofen 400 chứa Ibuprofen
  • Thuốc ngủ, thuốc giảm đau opioid: Nếu cơn đau không cải thiện với các loại thuốc giảm đau không kê đơn, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau opioid, như Codeine hoặc kết hợp Oxycodone - Acetaminophen, trong một thời gian ngắn. Tác dụng phụ là buồn nôn, lú lẫn và táo bón.
  • Thuốc chống động kinh: có tác dụng kiểm soát các cơn động kinh - có thể hữu ích trong điều trị đau thần kinh tọa thường gắn liền với thoát vị đĩa đệm.
  • Giãn cơ: được chỉ định khi bị co thắt cơ. Thuốc có tác dụng phụ thường gặp là mơ màng, chóng mặt.
  • Tiêm Cortisone: Corticosteroids ức chế phản ứng viêm có thể được tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống. Ngoài ra, steroid đường uống có thể được sử dụng để giảm sưng và viêm. 

6.2 Vật lý trị liệu

Nếu cơn đau của bạn không được thuyên giảm trong vòng vài tuần, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp vật lý với các tư thế và bài tập được thiết kế để giảm thiểu sự đau đớn của một đĩa đệm thoát vị. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể sử dụng như:

Massage mô sâu: Tác dụng của phương pháp này giảm căng cơ bắp ở khu vực bị ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm, giúp giảm đau ngắn hạn cho những người thường xuyên bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm.

Massage mô sâu trị thoát vị đĩa đệm
Massage mô sâu trị thoát vị đĩa đệm

Liệu pháp chườm nóng, lạnh: phương pháp vật lý tri liệu thoát vị đĩa đệm dùng nhiệt giúp tăng lưu thông máu đến khu vực mục tiêu. Máu đến các khu vực bị tổn thương, cung cấp thêm các chất dinh dưỡng và oxy đồng thời loại bỏ các chất phụ thải từ các cơn co thắt. Ngược lại, liệu pháp áp lạnh làm chậm lưu thông máu, giảm co thắt cơ và hạn chế cơn đau.[3]

Liệu pháp chườm nóng, lạnh
Liệu pháp chườm nóng, lạnh

Thủy liệu pháp: Thủy liệu pháp cũng là một trong những bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần ngồi trong bồn tắm chứa nước hoặc tắm dưới vòi hoa Sen ấm áp để thư giãn giúp làm dịu các cơn đau.

Ngoài ra, còn có các phương pháp như:

Kéo giãn bằng máy giảm áp cột sống DTS: Bác sĩ sẽ cho người bệnh nằm trên máy vận động, sau đó điều chỉnh lực nắn chỉnh phù hợp để giúp cơ xương khớp được thư giãn, tăng khả năng linh hoạt của khớp. Cột sống từ đó cũng được kéo giãn và tạo khoảng trống để đĩa đệm dần phục hồi.

Nắn chỉnh bằng tay: Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân thực hiện một số động tác trị liệu (có thể nằm, ngồi hoặc đứng tùy trường hợp) hay các bài tập vận động khoa học, nhằm tác động một lực phù hợp lên hệ xương khớp, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể.

Nấn chỉnh xương khớp bằng tay trong trị liệu
Nấn chỉnh xương khớp bằng tay trong trị liệu

Các phương pháp trên có thể kết hợp với các biện pháp y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt, xoa nắn bằng tay.. để tăng hiệu quả điều trị.

Các trường hợp không nên sử dụng vật lý trị liệu:

  • Gãy xương.
  • U cột sống.

7 Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ có thể điều trị bằng phẫu thuật là phương sách cuối cùng khi các biện pháp khác sau 4 tuần không đem lại hiệu quả. Các thủ tục phẫu thuật cho thoát vị đĩa đệm bao gồm phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm, sau đó hợp nhất cột sống hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. [4], đặc biệt nếu bạn tiếp tục thấy có các triệu chứng như:

  • Tê hoặc yếu.
  • Khó đứng hoặc đi bộ.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

7.1 Cắt bỏ đĩa đệm

Phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến nhất là cắt bỏ phần đĩa đệm bị lệch. Nó liên quan đến việc loại bỏ phần bị tổn thương của đĩa đệm, giảm áp lực lên dây thần kinh bị ảnh hưởng. Đây có thể là một thủ thuật mở, cho phép bác sĩ phẫu thuật tiếp cận trực tiếp với đĩa đệm thông qua một vết mổ.

7.2 Giải phẫu cung sau đốt sống

Là loại bỏ một mảnh xương nhỏ ở đốt sống, có vai trò bảo vệ tuỷ sống. Khi phẫu thuật loại bỏ 1 phần giúp bác sĩ tiếp cận được đĩa đệm, đồng thời cũng hỗ trợ giảm áp lực lên dây thần kinh, kiểm soát được cơn đau.

7.3 Hợp nhất cột sống

Sau khi cắt bỏ đĩa đệm sẽ hợp nhất 2 đốt sống phía trên và phía dưới.  Điều này có thể làm giảm đau bằng cách loại bỏ sự tiếp xúc giữa đĩa đệm bị trượt và dây thần kinh gần đó, cũng như ngăn chặn các đốt sống di chuyển gây kích thích tủy sống.

7.4 Thay thế đĩa nhân tạo

Đĩa đệm nhân tạo là một “miếng đệm” giả được đặt vào vị trí của đĩa đệm bị thoát vị. Miếng đệm này nằm giữa hai đốt sống, duy trì sự linh hoạt và ổn định của cột sống. Không cần ốc vít hoặc tấm để giữ nó đúng vị trí. Ở những người trẻ tuổi nên thay thế đĩa đệm nhân tạo, nếu bị thoát vị đĩa đệm nặng. Việc thay thế đĩa đệm cổ có thể mang lại kết quả lâu dài tốt hơn và ít biến chứng hơn so với phương pháp hợp nhất. 

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm

8 Lối sống và thuốc điều trị tại nhà

Hãy uống thuốc giảm đau: Các loại thuốc mua không kê đơn - như Ibuprofen hoặc Naproxen - có thể giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm.

Sử dụng nhiệt hoặc lạnh: Ban đầu, các gói lạnh có thể được sử dụng để giảm đau và viêm. Sau một vài ngày, bạn có thể chuyển sang nóng nhẹ để giảm đau và tạo cảm giác thoải mái.

Tránh nằm quá nhiều giường: Nằm quá nhiều trên giường có thể dẫn đến các khớp xơ cứng và yếu cơ - có thể làm phức tạp quá trình phục hồi của bạn. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi ở một vị trí thoải mái trong 30 phút, và sau đó đi bộ một quãng ngắn hoặc làm một số công việc. Cố gắng tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm cơn đau của bạn trong quá trình chữa bệnh.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Alexander M. Dydyk, Ruben Ngnitewe Massa, Fassil B. Mesfin (Ngày đăng: ngày 12 tháng 7 năm 2021). Disc Herniation, NCBI. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Cleveland Clinic (Ngày đăng: ngày 1 tháng 7 năm 2021). Herniated Disk (Slipped, Ruptured or Bulging Disk), Cleveland Clinic. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia MayoClinic (Ngày đăng: Ngày 26 tháng 9 năm 2019). Herniated disk, MayoClinic. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ Tác giả Chuyên gia NYU Langone. Surgery for Herniated Disc. NYU Langone Health. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900.888.633