1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. [Thông tin cần biết] Nguyên nhân và cách điều trị nhọt

[Thông tin cần biết] Nguyên nhân và cách điều trị nhọt

[Thông tin cần biết] Nguyên nhân và cách điều trị nhọt

Trungtamthuoc.com - Nhọt phát triển khi một nang lông và các mô xung quanh bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng làm cho các mô da bên trong nhọt chết đi, tạo ra một ổ chứa đầy mủ (áp xe). Áp xe da có thể phát triển từ mụn nhọt, nhưng cũng từ những thứ khác như vết côn trùng cắn hoặc tiêm kim bẩn. Nếu một vài nhọt hợp nhất thành một vết sưng lớn hơn, nó được gọi là hậu bối.

1 Nhọt và nguyên nhân gây bệnh

Nhọt là một cục cứng và đau, chứa đầy mủ [1] do nhiễm vi khuẩn gây ra. Bề ngoài nhọt nhìn giống như một cái mụn màu vàng rất lớn, nhưng nó sâu hơn trong da và đau hơn rất nhiều. Nhọt tự biến mất nhưng nên đưọc điều trị để nhanh khỏi hơn, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. [2]

Nhọt phát triển khi một nang lông và các mô xung quanh bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng làm cho các mô da bên trong nhọt chết đi, tạo ra một khoảng rỗng chứa đầy mủ (áp xe). Áp xe da có thể phát triển từ mụn nhọt, nhưng cũng từ những thứ khác như vết côn trùng cắn hoặc tiêm kim bẩn. Nếu một vài nhọt hợp nhất thành một vết sưng lớn hơn, nó được gọi là hậu bối.

Nhọt là do vi khuẩn, phổ biến nhất là do vi khuẩn Staphylococcus aureus. Chúng có nhiều khả năng dẫn đến mụn nhọt hoặc nhiễm trùng da khác ở những người có hệ miễn dịch yếu. Vì lý do này, mụn nhọt phổ biến hơn ở những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, nhiễm trùng mãn tính hoặc ung thư. Ngoài ra, ở những người bị bệnh chàm, viêm kết mạc hoặc một số dị ứng nhất định như hen suyễn dị ứng cũng có nguy cơ nhọt cao hơn. [3]

Nhọt là vết sưng đầy mủ trên da do nhiễm vi khuẩn

2 Chẩn đoán mụn nhọt như thế nào?

2.1 Triệu chứng lâm sàng

Nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, nhưng chủ yếu xuất hiện ở mặt, sau cổ, nách, đùi và mông - những vùng có nhiều lông, nơi dễ đổ mồ hôi hoặc bị ma sát nhất. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhọt thường bao gồm:

  • Một vết sưng đỏ, đau đớn, bắt đầu nhỏ và có thể to hơn (5 cm).
  • Da đỏ hoặc đỏ tía, sưng tấy xung quanh vết sưng, gây cảm giác đau nhức đặc biệt với nhọt ở vị trí mũi và vành tai.
  • Sự gia tăng kích thước của vết sưng trong một vài ngày vì nó chứa đầy mủ.
  • Phát triển một đầu màu trắng vàng, cuối cùng vỡ ra và có mủ chảy ra. [4]

Nếu nặn hoặc cào vỡ mụn, vi khuẩn có thể lây lan dọc cơ thể theo máu hoặc mạch bạch huyết và có thể gây viêm hạch bạch huyết. Khi vi khuẩn đã câm nhập vào máu gây ra biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt là người suy dinh dưỡng.

Nếu mụn nhọt xuất hiện trên mặt - đặc biệt là quanh mũi và môi trên - có nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào não. Từ đó, dẫn đến viêm màng não hoặc tạo cục máu đông đe dọa tính mạng trong các mạch máu lớn gọi là tĩnh mạch não huyết khối xoang.

Nếu một vài nhọt phát triển trong các nang lông lân cận và hợp nhất thành một vùng nhiễm trùng lớn hơn dưới da, được gọi là nhọt cụm. Tình trạng này thường xảy ra ở phía sau cổ, và đi sâu vào mô hơn so với mụn nhọt.

Nhọt có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên da

2.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng

Mụn nhọt thường được chẩn đoán dựa trên sự phát triển điển hình của chúng và mô tả các triệu chứng.

Người bệnh có thể cần làm xét nghiệm máu hoặc tăm mủ nếu có nhiều nhọt cùng một lúc hoặc được cho là có nguy cơ biến chứng cao.

Người bệnh được chích mủ kiểm tra để xác định chính xác loại vi khuẩn nào gây ra nhiễm trùng và tìm được kháng sinh đồ phù hợp.

3 Cách chữa mụn nhọt sưng to

3.1 Điều trị cụ thể tại chỗ

Cần lưu ý, khi nhọt chưa có mủ tuyệt đối không nặn, tác động vào vùng tổn thương và sử dụng dung dịch sát khuẩn lên mụn nhọt.

Khi nhọt tiến triển nghiêm trọng hơn, đã có mủ cần chọc, chích mủ và làm sạch tổn thương.

Người có mụn nhọt có thể sử dụng một số dung dịch sát khuẩn như Povidon-iodin 10%, Hexamidin 0,1%, Chlorhexidin 4%...

Các kháng sinh tại chỗ dành cho người bệnh mụn nhọt sau khi dùng dung dịch sát khuẩn gồm thuốc mỡ Acid fucidic 2%, Mupirocin 2%, Neomycin...

3.2 Điều trị toàn thân

Mụn nhọt uống kháng sinh gì?

Người bệnh mụn nhọt nghiêm trọng cần phải dùng đến kháng sinh theo đường toàn thân từ 7 đến 10 ngày bao gồm:

Kháng sinh nhóm betalactam như Cloxacilin, Augmentin (Amoxillin - Acid Clavulanic) dùng cho cả người lớn và trẻ em bị mụn nhọt với liều theo cân nặng.

Kháng sinh nhóm macrolid dành cho đối tượng mụn nhọt thường dùng Roxithromycin, Azithromycin, Acid fusidic...

Điều trị và phòng ngừa bệnh nhọt như thế nào?

4 Phương pháp phòng bệnh nhọt

Bạn nên thực hiện một số biện pháp sau đây để tránh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn gây ra mụn nhọt:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhẹ hoặc chà tay bằng cồn thường xuyên. Rửa tay cẩn thận là biện pháp bảo vệ tốt nhất để vi trùng nhiễm vào cơ thể qua tay và gây bệnh.

Giữ vết thương, vết cắt và vết trầy luôn luôn sạch sẽ và được băng lại và để khô cho đến khi lành.

Tránh dùng chung vật dụng cá nhân với nhau cả kể người cùng gia đinh như: Khăn, khăn trải giường, dao cạo râu, quần áo, dụng cụ thể thao và các vật dụng cá nhân khác... Nhiễm tụ cầu khuẩn có thể lây lan qua các vật thể, cũng như từ người sang người. Do đó, nếu có vết cắt hoặc vết thương, hãy giặt khăn và khăn trải giường bằng chất tẩy và nước nóng có thêm chất tẩy và sấy khô trong máy sấy nóng.

​Hy vọng qua bài viết này bạn đọc biết rõ được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh mụn nhọt.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của NHS.UK, Boils, NHS.UK. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Informed Health Online, Ngày đăng 14 tháng 6 năm 2018, Boils and carbuncles: Overview, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia cùa WebMD, Boils, WebMD. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Boils and carbuncles, Mayoclinic. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 3 Thích

    Sử dụng thuốc nào để điều trị nhọt?


    Thích (3) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
[Thông tin cần biết] Nguyên nhân và cách điều trị nhọt 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • [Thông tin cần biết] Nguyên nhân và cách điều trị nhọt
    XA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (3)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633