1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị nhịp nhanh thất

Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị nhịp nhanh thất

Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị nhịp nhanh thất

Trungtamthuoc.com - Nhịp tim nhanh thất là do sự gián đoạn trong các xung điện thông thường kiểm soát tốc độ hoạt động bơm của tim. Nó chiếm khoảng 8% các trường hợp nhịp tim nhanh phức tạp rộng. Nguyên nhân phổ biến nhất của nhịp nhanh thất là căn bệnh thiếu máu cơ tim tiềm ẩn.

1 Nhịp nhanh thất là gì?

Một trái tim khỏe mạnh có nhịp đập bình thường khoảng 60 đến 100 lần/ phút. Nhịp nhanh thất được đặc trưng bởi một phức hợp rộng (thời gian QRS lớn hơn 120 ms) nhịp tim lớn hơn 100 nhịp mỗi phút. [1] Nó được phân loại theo thời gian là không không bền bỉ hoặc bền bỉ. Nhịp nhanh thất không bền bỉ được định nghĩa là hơn 3 nhịp có nguồn gốc tâm thất với tốc độ lớn hơn 100 nhịp mỗi phút, thời gian kéo dài dưới 30 giây, và thường lành tính. Khi nhịp kéo dài hơn 30 giây hoặc mất ổn định huyết động xảy ra trong vòng chưa đầy 30 giây, nó được coi là nhịp nhanh thất bền bỉ. [2]

Nhịp nhanh thất có thể làm giảm huyết áp, dẫn đến ngất xỉu, choáng váng, rung thất (rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng) và ngừng tim. [3]

Nhịp nhanh thất là gì?

2 Nguyên nhân gây nhịp nhanh thất

Nhịp tim nhanh thất là do sự gián đoạn trong các xung điện thông thường kiểm soát tốc độ hoạt động bơm của tim.

Nhịp tim nhanh chiếm khoảng 8% các trường hợp nhịp tim nhanh phức tạp rộng. Nguyên nhân phổ biến nhất của nhịp nhanh thất là căn bệnh thiếu máu cơ tim tiềm ẩn.

Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh tim cấu trúc ở người trưởng thành và bẩm sinh, bệnh lý mắc phải và di truyền, bệnh cơ tim thâm nhiễm. Bệnh cũng có thể do mất cân bằng điện giải, hạ Kali, canxi máu, sử dụng thuốc như cocaine hoặc methamphetamine. Bệnh cơ tim xâm nhập có thể xuất phát từ: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh u hạt, bệnh thoái hóa tinh bột, viêm khớp dạng thấp và bệnh thừa Sắt.

Ở người trẻ tuổi, nguyên nhân gây nhanh nhịp thất bao gồm viêm cơ tim, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng QT dài, bất thường động mạch vành bẩm sinh.

3 Nhịp nhanh thất chẩn đoán như thế nào?

Nhịp tim nhanh thất (VT) có thể có triệu chứng. Các triệu chứng của VT thường là rối loạn chức năng tim, nhồi máu cơ tim cấp tính. Bệnh nhân có triệu chứng thường có biểu hiện đánh trống ngực, chóng mặt và ngất do tưới máu não giảm dần. Đau ngực có thể do thiếu máu cục bộ hoặc do chính nhịp tim bị rối loạn.

Ngoài nhịp tim nhanh, những phát hiện ở bệnh nhân nhịp nhanh thất (VT) thường phản ánh mức độ mất ổn định huyết động. Các cơn của nhanh nhịp thất thường người bệnh bị hạ huyết áp và thở nhanh. Các dấu hiệu tưới máu giảm dần có thể xuất hiện, bao gồm mức độ giảm ý thức, xanh xao và ép ngực.

Người bệnh nhanh nhịp thất cũng có thể có biểu hiện trên tâm thần như lo lắng, kích động, bồn chồn, hôn mê...

Người bệnh nhanh nhịp thất thường có nhịp tim từ 100 - 240 nhịp mỗi phút, không cắt cơn và thay đổi tần số khi gây phản ứng cường phế. Người bệnh thường có nhịp tim đập, tĩnh mạch cổ đập chậm hơn nhịp thất.

Để chẩn đoán nhanh nhịp thất người bệnh cần được theo dõi điện tâm đồ, xem xét sự bất thường của phức bộ QRS, sóng P...

Người bệnh nhanh nhịp thất cần phân biệt với nhịp nhanh trên thất, rung tâm thất, suy tim, nhồi máu cơ tim...

Nhịp nhanh thất được chẩn đoán như thế nào?

4 Điều trị nhịp nhanh thất

4.1 Cơn tim nhanh thất bền bỉ

Nếu bệnh nhân nhanh nhịp thất không có nhiều triệu chứng nguy hiểm có thể cắt cơn bằng cách sử dụng một số thuốc sau:

Lidocain với liều từ 1,5 đến 2 mg/kg tiêm tĩnh mạch, có thể lặp lại sau 10 - 15 phút. Thuốc có nửa đời thải trừ chỉ 20-30 phút, ít tác dụng không mong muốn có thể dùng cho người bệnh suy tim. Nếu người bệnh đáp ứng tốt với thuốc, tiếp tục dùng liều duy trì là 1 - 3 mg/kg nhưng không quá 2000mg mỗi ngày. Nếu bệnh nhân bị kích thích vật vã sau dùng thuốc thì giảm liều xuống.

Amiodaron cũng là thuốc được dùng cho người bệnh rối loạn nhịp thất, sử dụng khi chức năng tim còn tốt. Người bệnh được dùng với liều 150mg pha trong 10 - 20ml nước cất hoặc NaCl đẳng trương để tiêm tĩnh mạch chậm 10 phút. Nếu truyền tĩnh mạch thì dùng với liều 5mg/kg trong huyết thanh đẳng trương và truyền trong vòng 30 phút.

Procainamid được dùng khi người bệnh không có đáp ứng với xylocai, tiêm tĩnh mạch chậm 100mg/lần, có thể nhắc lại sau 5-10 phút. Nếu đáp ứng tốt thì tiếp tục truyền với liều 20-80μg/kg/ph nhưng không quá 1000mg/ngày.

Diphenitoin được dùng cho người bệnh nhịp nhanh thất bị ngộ độc digitalis, với liều 250mg tiêm tĩnh mạch chậm 5 phút. Sau đó, nếu đáp ứng tốt, tiếp tục cho người bệnh dùng với liều duy trì  200 - 400mg/ngày.

Propatenon được dùng với liều 150 - 300mg/lần, mỗi ngày 2 lần, hoặc Flecainid liều 200 - 400mg/ngày chia 2 lần, tuy nhiên thuốc có nguy cơ giảm chức năng tim.

Bệnh nhân nhanh nhịp thất cũng có thể được điều trị bằng cách tạo nhịp thất có chương trình. Thông qua đó người bệnh được tao các xung động tác động vòng vào lại, phá vỡ vòng vào lại và dân đến ngưng cơn nhịp nhanh thất. Phương pháp này có thể được thực hiện đối với người bệnh có rối loạn huyết động.

Sốc điện chuyển nhịp cho người bệnh nhanh nhịp thất khi điều trị phương pháp trên không hiệt quả. Bệnh nhân được sốc điện nếu có triệu chứng nghiêm trọng như tụt huyết áp, đau thắt ngực, suy tim nghiêm trọng.

Làm sao để điều trị nhanh nhịp thất?

5 Điều trị dự phòng tái phát cơn

Để sự phòng tái phát cơn đau nhịp thất người bệnh được uống thuốc chống loạn nhịp tim như Amiodarone, Mexitil, propafenone, Rythmodan, Sotalol...

Sotalol mỗi ngày dùng từ 80 - 160mg, chia làm 2 lần.

Amiodarone dùng với liều từ 200 - 400mg tương ứng 1 - 2 viên mỗi ngày.

Propafenone liều 150 - 300 mg/ngày, chia 2 lần.

Mexitll 200 - 400 mg/lần, mỗi ngày dùng 2 lần.

Rythmodan mỗi ngày dùng từ 250 - 1000 mg.

Nếu bệnh nhân nhanh nhịp thất điều trị bằng thuốc trên không có đáp ứng có thể điều trị bằng cách cấy máy tạo nhịp thất chống nhịp nhanh. Ngoài ra, còn có thể điều trị triệt để nhịp nhanh thất bằng năng lượng sóng vô tuyến qua dây thông điện cực catheter hoặc phẫu thuật.

5.1 Cơn tim nhanh thất không bền bỉ

Với những người bệnh nhanh nhịp thất không bền bỉ, chỉ điều trị cắt cơn theo phương pháp như trên nếu họ có triệu chứng.

Ngoài ra, ở những bệnh nhân này, được dự phòng tái phát cơn tương tự như với phương pháp giành cho người bệnh nhịp nhanh thất bền bỉ.

Bài viết này cung cấp cho các bạn một số kiến thức cơ bản về bệnh nhanh nhịp thất, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

6 Phòng ngừa nhịp tim nhanh thất

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh ít cholesterol và muối.

Hạn chế các chất kích thích như Cafein .

Không hút thuốc.

Tập thể dục thường xuyên và giữ cân nặng hợp lý .

Hỏi bác sĩ của bạn về các loại thuốc không kê đơn có thể gây ra nhịp tim nhanh. Nếu bác sĩ kê đơn bất kỳ loại thuốc tim nào, hãy dùng chúng theo chỉ dẫn.

Bạn có thể cần phẫu thuật nếu có vấn đề với van tim. [4]

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Ventricular tachycardia, Mayoclinic. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Christopher Foth ; Manesh Kumar Gangwani ; Heidi Alvey, Ventricular Tachycardia, NCBI. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Hopkinsmedicine, Ventricular Tachycardia, Hopkinsmedicine. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Ventricular Tachycardia, WebMD. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Ở người trẻ tuổi, nguyên nhân gây nhanh nhịp thất là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị nhịp nhanh thất 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị nhịp nhanh thất
    GT
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy tuyệt vời, tôi sẽ giới thiệu bạn bè đến đây mua thuốc

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595