1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Nhịp nhanh kịch phát trên thất trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị

Nhịp nhanh kịch phát trên thất trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị

Nhịp nhanh kịch phát trên thất trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Triệu chứng của nhịp nhanh kịch phát trên thất tùy thuộc vào mức độ bệnh của trẻ. Thông thường, trẻ đều có triệu chứng chóng mặt, ngất, buồn nôn, khó thở, tim đập liên tục, đau và khó chịu ở cổ. Căn cứ vào loại rối loạn nhịp theo điện tâm đồ và sự ổn định huyết động của trẻ mà điều trị cho phù hợp. Vậy nhịp nhanh kịch phát trên trẻ điều trị thế nào?

1 Nhịp nhanh kịch phát trên thất là gì?

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là một hiện tượng nhịp tim bị rối loạn, với các cơn tăng nhịp tim hơn bình thường khởi phát và chấm dứt đột ngột. Tình trạng này là một phần của nhịp nhanh phức bộ QRS hẹp và đáp ứng bất thường xuất phát ngoài nút xoang và trên chỗ chia nhánh của bó His. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi và điều trị khó khăn.

2 Nguyên nhân gây nhịp nhanh kịch phát trên thất ở trẻ

Nhịp nhanh thất chủ yếu bằng cơ chế vào lại, làm ảnh hưởng đến nhịp đập ngoài tâm nhĩ hoặc tâm thất sớm. Các tác nhân gây ra điều này có thể là do cường giáp, nhồi máu cơ tim, sa van hai lá, bệnh thấp khớp, sử dụng chất kích thích như cà phê… Bệnh nhân thường có đáp ứng với các thuốc gây block nhĩ - thất như ATP, Digoxin, Verapamil…

Nguyên nhân chính gây nhịp nhanh kịch phát ở thất là do nhịp tim nhanh vòng ngược nhĩ thất ở nút nhĩ thất.[1]

Nguyên nhân gây nhịp nhanh ở trẻ là gì?
Nguyên nhân gây nhịp nhanh ở trẻ là gì?

3 Nhịp nhanh kịch phát trên trẻ có triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng của nhịp nhanh kịch phát trên thất tùy thuộc vào mức độ bệnh của trẻ. Thông thường, trẻ đều có triệu chứng chóng mặt, ngất, buồn nôn, khó thở, tim đập liên tục, đau và khó chịu ở cổ. Tuy nhiên, triệu chứng phổ biến nhất là chóng mặt và đánh trống ngực.

Ngoài ra, trẻ còn cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, thậm chí là viêm màng phổi. Nếu người bệnh có tiền sử bệnh mạch vành có thể gây nhồi máu cơ tim thứ phát do căng thẳng ở tim.[2]

4 Điều trị cho trẻ có nhịp nhanh kịch phát trên thất

Tùy thuộc vào loại rối loạn nhịp theo điện tâm đồ và sự ổn định huyết động của trẻ mà điều trị cho phù hợp. Trước tiên cần điều trị để ngăn ngừa và khắc phục các rối loạn huyết động. Đồng thời phải tìm ra nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ để điều trị triệt để.

4.1 Liệu pháp xử trí trong giai đoạn cấp cứu

Trước tiên, cần đảm bảo lượng oxy bằng cách cho trẻ thở qua cannula và phải theo dõi liên tục điện tâm đồ, nhịp thở, huyết áp và SaO2. 

Trong lúc này, bác sĩ phải luôn dự phòng máy sốc điện, mask và ballon bên cạnh bệnh nhi để dùng khi cần thiết.

Đồng thời tìm và xử trí các yếu tố nguy cơ bằng cách chườm túi nước đá đột ngột lên mặt kể cả mũi trong 10 giây để tạo phản xạ lặn. Có thể áp dụng phương pháp này nhiều lần cho trẻ. Tiêm nhanh ATP 20mg/ống 2ml liều 0,1 mg/kg với liều đầu tiêm mạch, nếu trẻ không đáp ứng thì sau 3 - 5 phút tăng lên 0,2 mg/kg. Bác sĩ có thể căn cứ tình trạng của trẻ mà xem xét lặp lại, liều tối đa cho trẻ là 0,4 mg/kg.

Nếu trẻ vẫn không có đáp ứng thì chườm lại đá lên mặt như trên. Nếu vẫn thất bại thì xem xét nếu trẻ có QRS rộng thì xử lý như nhịp nhanh thất. Nếu trẻ có QRS hẹp và huyết động bất thường thì sốc điện đồng bộ. Liều đầu tiên là 1 J/kg, lặp lại với liều 2-3J/ kg nếu sau 3 phút mà trẻ vẫn không có đáp ứng, có thể lặp lại khi cần.

Xử lý cấp cứu nhanh cho trẻ bị nhịp nhanh kịch phát trên thất.
Xử lý cấp cứu nhanh cho trẻ bị nhịp nhanh kịch phát trên thất.

Trường hợp, các phương pháp trên mà vẫn không có hiệu quả thì phải kích thích tần số nhanh trong tim hoặc qua thực quản.

Với các bé dưới 12 tháng tuổi có QRS hẹp và huyết động chưa bị rối loạn, cho trẻ sử dụng Amiodarone với biệt dược Cordarone 150 mg/ống 3 ml:

  • Liều khởi đầu của thuốc là 5mg/kg pha trong Glucose 5% để truyền tĩnh mạch trong 20 - 30 phút. Hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 5 lần, mỗi lần 5 phút với liều 1mg/kg.
  • Sau đó cho trẻ dùng liều duy trì là mỗi ngày từ 10 đến 15 mg/kg, truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 đến 48 tiếng. 
  • Thận trọng nếu trẻ có viêm cơ tim và chức năng tâm thu thất trái suy giảm, đặc biệt ở trẻ có phân suất tống máu giảm. Trường hợp này, để ổn định huyết áp của trẻ có thể cho thêm Dobutrex.

Trường hợp trẻ trên 12 tháng có QRS hẹp và chưa có rối loạn huyết động:

  • Cho trẻ sử dụng Verapamil với biệt dược Isoptine hàm lượng 5mg mỗi ống 2 ml. Mỗi lần tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 phút cho trẻ với liều từ 0,1 đến 0,2 mg/kg. dùng lại liều trên sau 10 - 30 phút nếu cần. Tổng liều tối đa tiêm mạch cho trẻ phải dưới 0,3 mg/kg. Nếu có đáp ứng, duy trì cho trẻ uống Verapamil với liều mỗi ngày 5 mg/kg, chia đều ra 3 lần dùng.
  • Hoặc có thể cho trẻ tiêm tĩnh mạch thật chậm trong 15 phút Oropranolol liều 0,01 mg/kg pha loãng cùng Glucose 5%. Nếu trẻ bị nhịp nhanh có hội chứng Wolff-Parkinson-White sẽ có đáp ứng tốt. Nếu có đáp ứng thì duy trì cho trẻ uống Propranolol với liều mỗi ngày 2 đến 3 mg/kg, chia đều 3 lần. Cần theo dõi liên tục trong quá trình điều trị đề phòng biến chứng ngưng tim.
  • Nếu các phương pháp trên không có kết quả thì truyền tĩnh mạch Amiodarone theo hướng dẫn.

Nếu trẻ vẫn không có hiệu quả, cần xem xét lại, có thể tiến hành sốc điện đồng bộ. Nếu vẫn tiếp tục không hiệu quả thì cho trẻ uống Sotalol mỗi ngày 5mg/kg khi chưa sử dụng thuốc ức chế beta. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp trẻ đều trở về nhịp xoang với các liệu pháp điều trị trên.[3]

4.2 Liệu pháp điều trị phòng ngừa tái phát

Nếu trẻ bị tái phát thường xuyên, hoặc có cơn nhịp nhanh đầu tiên chưa biết tái phát không nhưng khó cải thiện thì phải điều trị dự phòng.

Phòng ngừa tái phát nhịp nhanh kịch phát trên thất cho trẻ.
Phòng ngừa tái phát nhịp nhanh kịch phát trên thất cho trẻ.

Trẻ cần được duy trì điều trị liên tục 6 tháng đến 1 năm rồi giảm liều dần và ngừng hẳn.

Nếu trẻ có hội chứng Wolff-Parkinson-White thì cho dùng Sotalol với liều mỗi ngày 5 mg/kg, chia đều ra 2 lần dùng. Hoặc có thể cho trẻ sử dụng Metoprolol với liều mỗi ngày từ 1 đến 2 mg/kg. Hoặc thay thế bằng 10 mg/kg Cordarone mỗi ngày,trong 10 ngày đầu tiên, giảm còn 5 mg/kg/ngày trong 1 - 3 tháng, lại giảm 2,5 mg/kg/ngày.

Nếu trẻ không có hội chứng Wolff-Parkinson-White cho uống Digoxin mỗi ngày 0,01 mg/kg. Hoặc thay bằng Sotalol hay Metoprolol với liều theo như hướng dẫn.

Nếu trẻ phòng ngừa bằng thuốc mà vẫn tái phát nhiều lần phải làm khảo sát điện - sinh lý để tìm cơ chế chính xác và xem xét phẫu thuật.

Hy vọng qua bài viết này các bạn hiểu rõ hơn về nhịp nhanh kịch phát trên thất ở trẻ và điều trị phù hợp

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Laryssa Patti, John V. Ashurst (Ngày đăng: ngày 11 tháng 8 năm 2021). Supraventricular Tachycardia, NCBI. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: James Beckerman, MD, FACC (Ngày đăng: ngày 13 tháng 4 năm 2021). What Is Supraventricular Tachycardia?, WebMD. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Monika Gugneja, MD (Ngày đăng: ngày 5 tháng 4 năm 2017). Paroxysmal Supraventricular Tachycardia Treatment & Management, Medscape. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nhịp nhanh kịch phát trên trẻ có triệu chứng như thế nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nhịp nhanh kịch phát trên thất trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nhịp nhanh kịch phát trên thất trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị
    NN
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin bổ ích, tôi thường xuyên theo dõi ở đây, mong các bạn tiếp tục cung cấp các thông tin y tế sức khỏe cho mọi người

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633