1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Rối loạn nhịp tim chậm ở trẻ: phương pháp điều trị và phòng ngừa

Rối loạn nhịp tim chậm ở trẻ: phương pháp điều trị và phòng ngừa

Rối loạn nhịp tim chậm ở trẻ: phương pháp điều trị và phòng ngừa

Trungtamthuoc.com - Rối loạn nhịp chậm xảy ra khi các tín hiệu điện điều phối nhịp đập bị lỗi khiến tim đập chậm hơn bình thường. [1] Đây là một bệnh lý tim mạch ít gặp ở trẻ, nó tồn tại dưới nhiều thể bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu điều trị phù hợp và có chế độ chăm sóc sau điều trị hợp lý. 

1 Rối loạn nhịp chậm ở trẻ là gì?

Rối loạn nhịp chậm là một hiện tượng nhịp tim đập chậm hơn bình thường so với tuổi, do giảm tần số kích thích tạo nhịp, hoặc block dẫn truyền từ nút xoang đến thất. Tùy thuộc vào độ tuổi mà số nhịp tim được coi là chậm khác nhau, trẻ được coi là nhịp chậm nặng khi : 

  • Nhịp tim dưới 55 lần mỗi phút với bé dưới 12 tháng.
  • Nhịp tim dưới 50 lần mỗi phút với bé từ 12 tháng đến 12 tuổi.
  • Và dưới 40 lần mỗi phút với các bé trên 12 tuổi.

Là kết quả của một số căn nguyên khác nhau, nó có thể xảy ra ở một trái tim hoàn toàn bình thường về cấu trúc hoặc liên quan đến bệnh tim bẩm sinh đồng thời, [2] gây ra rối loạn chức năng nội tại hoặc tổn thương hệ thống dẫn truyền của tim hoặc do các yếu tố bên ngoài tác động lên tim bình thường và hệ thống dẫn truyền của tim. Trẻ em bị nhịp tim chậm với tưới máu kém hoặc sốc cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Ở những bệnh nhân có các triệu chứng không đe dọa tính mạng, việc xử trí phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, khiếm khuyết dẫn truyền cụ thể và liệu có bệnh tim bẩm sinh tiềm ẩn hay không. [3]

Nguyên nhân của nhịp tim không đều được xác định bằng khám tiền sử chuyên sâu, điện tâm đồ (ECG),... bởi bác sĩ chuyên khoa.

Rối loạn nhịp chậm ở trẻ đánh giá tùy theo độ tuổi.

2 Một số chứng rối loạn nhịp chậm ở trẻ và điều trị

2.1 Block nhĩ thất độ I

Đây là tình trạng dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất bị chậm, với khoảng cách PR dài hơn giới hạn trên của giá trị bình thường, thường trên 0,2s. Nếu không gây ra triệu chứng gì thì không cần điều trị.

2.2 Block nhĩ thất độ II

2.2.1 Nếu trẻ bị block nhĩ thất kiểu Mobitz I

Trường hợp này thường gặp ở các bé bị bệnh cơ tim, nhồi máu cơ tim hay bệnh tim bẩm sinh. Hoặc cũng có thể gặp ở các bé bị tật Ebstein, viêm cơ tim do nhiễm khuẩn, ngộ độ thuốc. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp sau khi mổ tim, xơ hóa cơ tim, cường phó giao cảm…

Khi đó trẻ sẽ có biểu hiện nhìn thấy trên điện tâm đồ là đoạn PQ dài dần ra cho đến khi chỉ còn sóng P. Trường hợp này cũng chưa cần xử trí, riêng trường hợp xảy ra sau mổ tim phải theo dõi cẩn thận vì có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Rối loạn nhịp chậm có nhiều thể bệnh.

2.2.2 Nếu trẻ bị block nhĩ thất độ kiểu Mobitz II

Trường hợp này trẻ có đặc điểm là khoảng PR không đổi nhưng cứ khoảng 2, 3 hoặc 4 sóng P thì bị mất 1 QRS.

Hầu hết trường hợp này cũng do các tật tim bẩm sinh như Mobitz I, tuy nhiên loại Mobitz II ít khi thấy ở trẻ hơn. Ngoài ra các tổn thương ở nút nhĩ thất do phẫu thuật, hay hậu quả dùng thuốc Digoxine, Verapamil.

Nếu trẻ không có triệu chứng thì cần theo dõi và không điều trị. Trường hợp trẻ có tần số thất quá chậm, và huyết động bị rối loạn thì điều trị như block nhĩ thất độ III.

2.3 Block nhĩ thất độ III

Các bé bị block nhĩ thất độ III thì mọi xung điện từ nút xoang đều không xuống thất được, do đó nhĩ và thất đập độc lập. Trẻ thường có các sóng P và khoảng PP đều nhau và tần số của P thường tương đương với tần số tim bình thường theo độ tuổi.

Trẻ có thể bị block nhĩ thất độ III bẩm sinh do ảnh hưởng từ mẹ khi mang thai bị lupus hoặc dị tật bẩm sinh tương hợp nhĩ thất.

Không những thế, bệnh còn có thể do trẻ bị tổn thương nút nhĩ thất sau phẫu thuật, viêm cơ tim do vi khuẩn, các thuốc...

Khi trẻ có nguy cơ bị suy tim và có rối loạn huyết động thì cần điều trị để điều trị các yếu tố nguy cơ và rối loạn chuyển hoá.

Cho trẻ tiêm tĩnh mạch Atropine với liều 0,01 đến 0,02 mg/kg, ít nhất là 0,01 mg/kg, và nhiều nhất là 0,4 mg mỗi liều.

Hay cho trẻ dùng Isoproterenol hoặc adrenalin với liều 0,1 đến 1 µg/kg mỗi phút.

Rối loạn nhịp tim

Nếu sau khi dùng các biện pháp như trên mà không có kết quả thì có thể dùng máy tạo nhịp tim qua da, điện cực tạm thời trong buồng tim. Sau đó có thể phải tiến hành đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

2.4 Chậm nhịp xoang không triệu chứng

Lúc này, nhịp xoang có khi chậm, nhưng trẻ không bị ngất nên không cần điều trị.

Trường hợp này hay gặp ở các bé có hoạt động phế vị tăng lên do nhịp thở, Digoxin, đau nội tạng, dùng ống thông dạ dày, tăng áp lực nội sọ.

2.5 Suy nút xoang và block xoang nhĩ

Các bé này có đặc điểm là nhịp xoang giảm xuống còn dưới 60 nhịp mỗi phút, một số trẻ có kèm theo hạ huyết áp, cung lượng tim hạ, ngất. Đồng thời, trẻ hay có hiện tượng nhịp thoát ở nhĩ, bộ nối, hay thất đan xen là loạn nhịp nhanh.

Trẻ thường bị suy nút xoang tạm thời do ngộ độc thuốc như Amiodarone, digoxin, morphine, thuốc an thần, nicotine… Không những thế, trường hợp này còn có thể do trẻ bị hạ nhiệt, suy giáp, tăng áp lực nội sọ, hay ho gà ở những bé dưới 2 tháng tuổi.

Còn tình trạng suy nút xoang lâu dài thường do bẩm sinh, sau mổ động mạch, thông liên nhĩ, bệnh cơ tim...

Khi trẻ có rối loạn huyết động, hay nhịp tim dưới 40 nhịp mỗi phút thì điều trị như sau:

Mục tiêu của điều trị là xóa bỏ các nguyên nhân gây giảm chức năng nút xoang.

Cho trẻ tiêm tĩnh mạch bằng Atropin với liều 0,02 mg/kg.

Isoproterenol với liều từ 0,1 đến 1g/kg mỗi phút.

Cho trẻ đặt máy tạo nhịp tạm thời, nếu không mang lại kết quả thì phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

2.6 Vô tâm thu

Phương pháp phòng ngừa loạn nhịp chậm cho trẻ.

Các bé bị vô tâm thu thì đặt nội khí quản để hỗ trợ thở và làm xoa bóp ngoài lồng ngực.

Lúc này, cho trẻ tiêm tĩnh mạch hoặc truyền qua nội khí quản Adrenalin 1/10000 với liều 0,01mg/kg.

Sử dụng atropin để tiêm mạch cho trẻ với liều  0,02mg/kg. Và tiêm mạch bằng natri bicarbonate 4,2% với liều 2ml/kg.

Nếu liệu pháp trên không hiệu quả thì dùng adrenaline 1/1000 liều 0,1 mg/ kg tiêm mạch hoặc qua nội khí quản, lập lại mổi 3 phút nếu cần cho đến khi tim đập lại.

Nếu có hiệu quả thì tiếp tục dùng Adrenalin với liều từ 1 đến 3 µg/kg mỗi phút hoặc Dobutrex từ 10 đến 15µg/kg trong 1 phút.

Nếu trẻ có hiện tượng rung thất thì phá rung bằng máy sốc điện.

3 Các biện pháp phòng ngừa nhịp tim chậm ở trẻ

Trường hợp trẻ mắc bệnh tim thì cần theo dõi liên tục và thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Đồng thời, để giảm các yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng tái phát và gây nhịp tim chậm ở trẻ cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Trong chế độ ăn cho trẻ vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển nhưng tăng rau xanh và trái cây.

Không cho trẻ sử dụng các chất kích thích như nước ngọt, đồ uống có ga, tránh xa những người hút thuốc lá…

Hướng dẫn bé tập các bài thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên, đồng thời khuyến khích trẻ vui chơi giải trí sau giờ học căng thẳng.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng nhịp chậm ở trẻ và có các biện pháp phòng ngừa, tránh tái phát cho trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Bradycardia, Mayoclinic. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Alban-Elouen Baruteau, James C Perry, Shubhayan Sanatani, Minoru Horie , Anne M Dubin, Evaluation and management of bradycardia in neonates and children, NCBI. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Jennifer N Silva, MD, Bradycardia in children, Uptodate. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nhịp tim dưới 55 lần mỗi phút có là chậm không?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Rối loạn nhịp tim chậm ở trẻ: phương pháp điều trị và phòng ngừa 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Rối loạn nhịp tim chậm ở trẻ: phương pháp điều trị và phòng ngừa
    NL
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên nhà thuốc an huy phản hồi tin nhắn nhanh, tư vấn nhiệt tình, thuốc chất lượng, tôi rất hài lòng

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633