1. Trang chủ
  2. Răng Hàm Mặt
  3. Nhiệt miệng: triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Nhiệt miệng: triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Nhiệt miệng: triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Trungtamthuoc.com - Nhiệt miệng là bệnh đa số mọi người hay mắc phải, vậy bệnh do nguyên nhân gì gây ra và điều trị như thế nào? Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 Nhiệt miệng là gì?

Loét miệng hay còn được gọi là nhiệt miệng, là những vết loét nhỏ xuất hiện trên các mô mềm trong miệng hoặc ở nướu răng. Những vết loét này thường nhỏ và nông, gây đau và khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là đau lúc ăn uống, đánh răng, đôi khi người bị nhiệt nặng có thể gặp khó khăn khi nói chuyện. Lúc này bệnh nhân có thể dùng thuốc để làm giảm triệu chứng và vết loét cũng nhanh khỏi hơn. [1]

Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên những người bị nặng cần đi khám nếu vết loét lớn, lâu lành hay có các biểu hiện bất thường.

2 Triệu chứng của nhiệt miệng 

Các vết loét trong bệnh nhiệt miệng thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, phần bề mặt trung tâm có màu trắng, phần rìa ngoài của vết loét hơi sưng lên và có màu đỏ. Đôi khi, cũng có những người phần trung tâm vết loét có màu vàng. 

Vị trí các vết loét trong nhiệt miệng có thể hình thành đó là: miệng trên hoặc dưới lưỡi, bên trong niêm mạc má, môi. Thường bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa, nóng khoảng 2 ngày trước khi xuất hiện vết loét. Khi ăn sẽ thấy đau và soi gương mới phát hiện được vết loét. 

Nhiệt miệng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau khi ăn, ăn khó, đặc biệt ăn thức ăn nóng càng đau, ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị sốt, sưng hạch bạch huyết,...

2.1 Viêm loét đau miệng nhỏ

Đây là bệnh nhiệt miệng phổ biến nhất, thường gặp nhất:

Vết loét nhỏ, hình bầu dục.

Có thể chữa lành không để lại sẹo trong 1 - 2 tuần. 

Viêm loét miệng nhỏ
Viêm loét miệng nhỏ

2.2 Viêm loét đau miệng lớn

Loại nhiệt miệng này ít gặp hơn:

Kích thước lớn hơn, có cạnh không đều.

Thời gian lành bệnh nhanh hơn, có thể mất đến sáu tuần để chữa lành và để lại sẹo.

2.3 Viêm loét đau miệng Herpetiform

Loại này cũng ít gặp, triệu chứng: 

Thường là loét theo chùm loét, một cụm có từ 10 đến 100 vết loét.

Vết loét có cạnh không đều. 

Chữa lành mà không để lại sẹo trong 1- 2 tuần. [2]

3 Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miêng

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh nhiệt miệng vẫn chưa rõ ràng. Có thể xuất phát từ các tổn thương niêm mạc miệng, liên quan đến chế độ dinh dưỡng, vi khuẩn, ký sinh trùng,... 

Tai nạn do cắn phải miệng, hoặc các chấn thương nhỏ khác ở miệng, đánh răng quá nhiều, rủi ro khi hoạt động thể thao.

Ăn thực phẩm quá cay, quá nóng.

Dị ứng thức ăn.

Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì? Nguyên nhân có thể lý giải 1 phần do chế độ ăn uống thiếu Kẽm, Sắt, (Acid Folic) folate.

Vi khuẩn, virus gây nhiệt miệng.

Mắc bệnh HIV / AIDS, gây suy giảm hệ thống miễn dịch.

Thay đổi nội tiết, căng thẳng. 

Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.

4 Điều trị nhiệt miệng

4.1 Phương pháp điều trị 

Bệnh nhiệt miệng có thể xác định bằng mắt thường khi chẩn đoán, tuy nhiên, nếu tình trạng của bệnh nhân nặng kèm theo các dáu hiệu bệnh bất thường khác vẫn cần dựa vào cận lâm sàng để chẩn đoán.

Điều trị viêm loét miệng đôi khi không cần thiết do bệnh có xu hướng tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Một số phương pháp bạn có thể vận dụng điều trị tại nhà như:

Súc miệng hàng ngày mỗi sáng sớm với nước muối sinh lý. 

Chườm lạnh để giảm đau.

Hạn chế ăn đồ cay nóng. 

Các trường hợp nặng cần điều trị như sau:

Nước súc miệng: để giảm đau và viêm nhanh có thể sử dụng các nước súc miệng có chứa dexamethasone.

Vệ sinh miệng sạch sẽ
Vệ sinh miệng sạch sẽ

4.2 Thuốc bôi tại chỗ

Các thuốc bôi nhiệt miệng có thành phần vừa chống viêm V.A có chất gây tê nên làm giảm đau, giảm khó chịu cho bệnh nhân. Đối với trường hợp bệnh nhân nhiệt miệng có bội nhiễm nấm tại chỗ cần dùng thêm thuốc kháng nấm. Các thuốc thường dùng là: 

  • Benzocaine (Anbesol, Kank-A, Orabase, Zilactin-B).
  • Fluocinonide (Lidex, Vanos).
  • Hydrogen peroxide (Thuốc sát trùng miệng Orajel Sore Rinse, Peroxyl).

4.3 Thuốc uống

Bị nhiệt miệng uống thuốc gì? Các thuốc thường được dùng khi bị nhiệt miệng là: 

Thuốc sucralfate (Carafate) dùng để bao vết loét, giảm đau. 

Thuốc uống steroid có thể được dùng.

Khi bị viêm loét miệng có bội nhiễm cần dùng kháng sinh điều trị, khi nhiệt miệng do nguyên nhân virus cần dùng các thuốc kháng virus.

Bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân, đặc biệt cần xem xét bổ sung (axit folic) folate, vitamin B-6, vitamin B-12 và kẽm. [3]

4.4 Phương pháp khác 

4.4.1 Nên làm gì khi bị nhiệt miệng?

Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm.

Uống đồ uống mát qua ống hút.

Ăn thức ăn mềm hơn.

Đi khám răng định kỳ.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. 

4.4.2 Nên tránh gì khi bị nhiệt miệng?

Không ăn thức ăn quá cay, mặn hoặc chua.

Không ăn thức ăn thô, giòn, chẳng hạn như bánh mì nướng hoặc khoai tây chiên giòn.

Không uống đồ uống quá nóng hoặc có tính axit, chẳng hạn như nước trái cây.

Không sử dụng kẹo Cao Su.

Không sử dụng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulphate. [4]

5 Phòng ngừa nhiệt miệng bằng cách nào?

Nhiệt miệng thường tái diễn, nhưng bạn có thể giảm tần suất bằng cách làm theo các mẹo sau:

Điều chỉnh chế độ ăn của bạn: nên tránh những thức ăn có thể gây nhiệt miệng, đặc biệt là thức ăn cay, nóng, có chứa nhiều acid như dứa. Tránh bất kỳ loại thực phẩm nào mà bạn nhạy cảm hoặc bị dị ứng.

Để giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng, hãy ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. 

Tuân thủ thói quen vệ sinh răng miệng: thường xuyên đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày, giúp giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế được sâu răng, viêm răng, nhiệt miệng. Nếu bạn có niềng răng cần tuân thủ tuyệt đối vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 

Không nên dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.

Giảm căng thẳng: stress cũng có thể gây ra loét miệng, hãy học cách giảm stress như thiền, yoga,...Nó không chỉ giúp bạn thoải mái, giảm nguy cơ bị nhiệt miệng mà còn tốt cho sức khỏe của bạn. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Vanessa Ngan (Ngày đăng tháng 4 năm 2021). Aphthous ulcer, Dermnet NZ. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021
  2. ^   Nhóm Kiến thức Y khoa của Ada (Ngày đăng 14 tháng 2 năm 2020). Aphthous Mouth Ulcers,  Ada Health. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 03 tháng 4 năm 2018). Canker sore, Mayo Clinic. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021
  4. ^ NHS (Ngày đăng 19 tháng 1 năm 2021). Mouth ulcers, NHS. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 3 Thích

    tôi bị nhiệt miệng thì bôi thuốc nào?


    Thích (3) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nhiệt miệng: triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nhiệt miệng: triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
    HH
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (5)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595