1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em: dấu hiệu, phương pháp điều trị

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em: dấu hiệu, phương pháp điều trị

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em: dấu hiệu, phương pháp điều trị

Trungtamthuoc.com - Nguyên nhân chính trong các bệnh nhiễm trùng đường tiểu là do vi khuẩn, trong đó Escherichia coli chiếm đến 90%. Nếu không được điều trị bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho trẻ. Vậy làm thế nào để điều trị nhiễm trùng được tiểu trẻ em?

1 Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đi vào niệu đạo và sinh sản trong đường tiểu hoặc vi khuẩn theo máu vào thận và đường tiết niệu. Khi bệnh nhân đi tiểu thì nước tiểu sẽ tạo thành dòng chảy với lực cơ học giúp đẩy vi khuẩn ra ngoài.

2 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiểu

Nguyên nhân chính trong các bệnh nhiễm trùng đường tiểu là do vi khuẩn, trong đó Escherichia coli chiếm đến 90%. Ngoài ra còn một số vi khuẩn khác cũng gây nhiễm trùng đường tiểu là Proteus, Klebsiella… trong đó Proteus có thể gây sỏi.[1]

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ là do vi khuẩn gây ra.
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ là do vi khuẩn gây ra.

Nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu khi chúng sinh sôi và phát triển.

Bên cạnh đó, có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Bệnh nhân phải làm các biện pháp thông tiểu, càng lưu ống thông lâu ngày thì khả năng bị bệnh càng cao.
  • Người bệnh vệ sinh cơ quan sinh dục không đúng cách, đặc biệt là trẻ nhỏ, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Hoặc ở những người bệnh hẹp bao quy đầu, có sỏi bàng quang gây tắc nghẽn, rối loạn chức năng bàng quang, dị tật tiết niệu khả năng mắc bệnh cũng cao.
  • Hoặc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, người bị liệt, uống ít nước và táo bón thì khả năng nhiễm khuẩn cao nên dễ mắc bệnh.

3 Các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ

Ở hầu hết các trẻ cả kể trẻ sơ sinh hay trẻ lớn hơn, khi bị nhiễm trùng đường tiểu thường có triệu chứng sốt từ 38,5 độ C trở lên.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu khác nhau với từng lứa tuổi.

Ở trẻ sơ sinh, khi bị nhiễm trùng đường tiểu làm trẻ bị mệt mỏi, lờ đờ, nôn mửa. Trẻ có thể bị vàng da, đồng thời gan và lá lách cũng to. Đi kèm với đó là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, trẻ bỏ bú. Một số rất ít trẻ có thể bị hạ nhiệt độ cơ thể.

Với các trẻ nhỏ còn đang bú sữa mẹ, triệu chứng sốt nghiêm trọng hơn, trẻ có thể sốt cao kéo dài, rét run. Đồng thời trẻ hay buồn nôn, đại tiện lỏng, bú kém gây chậm tăng cân. Cùng với đó là tình trạng rối loạn tiểu tiện, đái buốt, đái rát, nước tiểu có khi đục…

Còn đối với trẻ lớn, các triệu chứng khá điển hình và dễ phát hiện. Trẻ có thể thấy bị đau ở thắt lưng, 2 bên sườn hoặc đau ở bụng dưới. Cùng với đó không thể thiếu là các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, có khi có mùi bất thường…[2]

Triệu chứng thường gặp là sốt từ 38,5oC trở lên
Triệu chứng thường gặp là sốt từ 38,5 độ C trở lên

4 Làm sao để biết trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu?

Ngoài việc dựa vào các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ như trên, ta cần kết hợp với một số xét nghiệm để có kết luận chính xác. Đồng thời, cần phải phân biệt giữa nhiễm trùng đường tiểu trên và nhiễm trùng đường tiểu dưới. 

Với nhiễm trùng đường tiểu trên thì biểu hiện sốt rất rõ rệt thường trên 38,5oC, có đau vùng lưng ở trẻ lớn, các rối loạn tiểu tiện có thể có hoặc không. Khi xét nghiệm thấy CRP lớn hơn 40 mg/l, bạch cầu trong máu lớn hơn 15000/mm3.

Còn với nhiễm trùng đường tiểu dưới thì triệu chứng thường xuyên nhất là rối loạn tiểu tiện, trẻ sốt dưới 38,5 độ C hoặc không sốt. Ở các trẻ này khi xét nghiệm cho CRP dưới 40 mg/l, bạch cầu trong  máu dưới 15000/mm3.

5 Điều trị nhiễm trùng đường tiểu cho trẻ

5.1 Dùng thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiểu

5.1.1 Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu trên

Với các bé dưới 1 tuổi, cần phải cho bé đến bệnh viện, và tiêm truyền tĩnh mạch bằng kháng sinh trên 3 ngày. Sau khi trẻ hết sốt tiếp tục cho dùng kháng sinh cùng nhóm đường uống sao cho tổng thời gian dùng kháng sinh là 14 ngày.

Cho trẻ sử dụng theo phác đồ phối hợp Cephalosporin thế hệ 3 và Aminoglycosid như sau:

  • Tiêm tĩnh mạch chậm Ceftriaxon với liều mỗi ngày là 50 mg/kg thể trọng hoặc tiêm tĩnh mạch chậm Cefotaxim mỗi ngày 100-150 mg/kg và chia làm 3 lần.
  • Tiêm bắp Amikacin mỗi ngày 15 mg/kg, chỉ dùng kháng sinh này trong 3 ngày đầu do chúng gây độc cho thận.

Nếu trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu tái phát đến trên 2 lần mỗi năm hoặc nhiễm trùng do có dị tật thận tiết niệu thì dùng như sau:

  • Buổi tối cho trẻ dùng Trimethoprim 2 mg/kg mỗi ngày và không được quá 80mg trong ngày hoặc Nitrofurantoin liều mỗi ngày không quá 50mg, tương ứng 2 mg/kg.
  • Nếu trẻ nhiễm trùng đường tiểu dị tật về giải phẫu hoặc có ổ mủ sâu thì phải can thiệp ngoại khoa.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị

5.1.2 Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu dưới:

Trường hợp biết được tác nhân gây bệnh là virus thì chỉ cho trẻ dùng Vitamin C, thuốc kháng histamin, đồng thời phải uống nhiều nước.

Nếu tác nhân gây nhiễm trùng đường tiểu là vi khuẩn thì cho trẻ dùng kháng sinh theo đường uống trong vòng 5 đến 7 ngày như sau:

  • Mỗi ngày dùng 50mg/kg Augmentin chia 2 lần.
  • Hoặc Cefuroxim với liều 10 mg/kg, mỗi ngày dùng 2 lần như vậy.
  • Hoặc Cefixim với liều 4 đến 5 mg/kg mỗi lần, ngày dùng 2 lần.
  • Nếu trẻ nhiễm vi khuẩn đường niệu không gây triệu chứng thì không dùng thuốc điều trị.[3]

5.2 Phẫu thuật điều trị nhiễm trùng đường tiểu

Nếu trẻ có dị dạng đường niệu gây tắc nghẽn, luồng trào ngược bằng quang niệu quản ở trẻ trên 2 tuổi, hoặc có mủ, áp xe mà điều trị kháng sinh không khỏi cần phẫu thuật thoát mủ.

5.3 Dự phòng kháng sinh trong nhiễm trùng đường tiểu

Cho trẻ dự phòng kháng sinh khi đã điều trị nhiễm trùng đường tiểu lần đầu mà có yêu cầu chụp bàng quang ngược dòng đến khi được chụp bàng quang.

Dùng kháng sinh dự phòng khi trẻ bị luồng trào ngược bàng quang - niệu quản từ độ 3 trở lên hoặc bị tắc nghẽn đường tiết niệu và có tiền sử nhiễm trùng đường tiểu.

Dùng thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiểu
Dự phòng kháng sinh trong nhiễm trùng đường tiểu

Để dự phòng cho trẻ, dùng kháng sinh Co-trimoxazole vào buổi tối với liều tương đương 2 mg/kg Trimethoprim hoặc Nitrofurantoin với liều từ 1 đến 2 mg/kg mỗi ngày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ mà bác sĩ chỉ định thời gian dùng cho phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh nhiễm trùng đường tiểu. Song song với đó là uống nhiều nước, không được nhịn đi tiểu, bổ sung đủ vitamin, khoáng chất.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn để phát hiện và điều trị sớm cho trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Alexander KC Leung, Alex HC Wong, Amy AM Leung và Kam L. Hon (Ngày đăng: tháng 5 năm 2019). Urinary Tract Infection in Children, NCBI. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Amita Shroff, MD (Ngày đăng: ngày 06 tháng 3 năm 2021). If Your Child Gets a UTI, WebMD. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Karen Gill, MD (Ngày đăng: ngày 7 tháng 12 năm 2018). Urinary Tract Infection in Children, Healthline. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Nhiễm trùng đường tiểu là gì?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em: dấu hiệu, phương pháp điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em: dấu hiệu, phương pháp điều trị
    DL
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633