Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị nhiễm trùng da và mô mềm
Trungtamthuoc.com - Nhiễm trùng da và mô mềm liên quan đến sự xâm nhập của vi sinh vật vào da và các mô mềm bên dưới. [1] Bệnh nhân bị nhiễm trùng da và mô mềm đơn giản xuất hiện ban đỏ, nóng, phù và đau ở vị trí bị tổn thương. Các đặc điểm toàn thân của nhiễm trùng có thể theo sau, cường độ của chúng phản ánh mức độ nhiễm trùng. Các triệu chứng bệnh thường ảnh hưởng đến hai chi dưới.
1 Định nghĩa và phân loại nhiễm trùng da và mô mềm
Nhiễm trùng da và mô mềm bao gồm nhiễm trùng da, mô dưới da, mô liên kết và cơ, bao gồm một loạt các triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng này diễn biến từ viêm mô tế bào đơn giản đến viêm cân hoại tử tiến triển nhanh chóng.
Nhiễm trùng da và mô mềm có thể được chia thành các loại sau:
- Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng, bao gồm: viêm mô tế bào, viêm nang lông, viêm da, áp xe đơn giản và nhiễm trùng vết thương nhỏ. Những nhiễm trùng gây ra ít rủi ro cho cuộc sống của bệnh nhân và các chi.
- Nhiễm trùng da và mô mềm phức tạp có thể liên quan đến sự xâm lấn của các mô sâu hơn và thường phải can thiệp phẫu thuật. Đáp ứng điều trị thường phức tạp vì bệnh thường mang trạng thái tiềm ẩn. Các bệnh nhiễm trùng ở thể này gồm áp xe phức tạp, bỏng nhiễm trùng, loét nhiễm trùng, nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường, nhiễm trùng sâu... Các bệnh này thường ảnh hưởng nhiều đến chi, và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Viêm cân hoại tử là bệnh nhiễm trùng tiến triển, lây lan nhanh chóng, tổn thương sâu và có liên quan đến hoại tử thứ phát của các mô dưới da. Tình trạng viêm của mô liên kết sâu gây ra huyết khối các mạch ở da, rồi gây ra hoại tử thứ phát mô dưới da và da.Những người có nguy cơ cao hơn là những người có vết thương hở tiếp xúc với bụi bẩn hoặc vi khuẩn. [2]
2 Nguyên nhân gây ra các nhiễm trùng da và mô mềm
Tuổi già, bệnh tim phổi hoặc gan, đái tháo đường, suy nhược, suy giảm miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch, béo phì, suy động mạch ngoại biên hoặc suy bạch huyết, và chấn thương là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm trùng da và mô mềm. [3]
Các nhiễm trùng thường xảy ra sau các chấn thương, vết thương phẫu thuật... Trong đó, đặc điểm của một số nhiễm trùng da và mô mềm theo vi khuẩn như sau:
Nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus , Streptococcus anaerobes gây áp xe với các đặc điểm điển hình như: Nhiều mủ với các hạt xung quanh, người bệnh bị sưng đau, cứng, nếu tiến triển nặng có thể gây hoại tử da.
Người bệnh bị nhiễm trùng da và mô mềm do có vi khuẩn ở các vết cắn từ động vật, đối tượng khác như: Bacteroides, Bartonella henselae, Capnocytophaga canimorsus, Eikenella corrodens, Pasteurella multocida, Peptostreptococcus, S-aureus... Nhiễm trùng thường xảy ra trong 8 đến 12 giờ sau khi động vật cắn, vết cắn của người có thể truyền herpes...
Viêm cơ hoại tử do Clostridium, thường là C-perfringens, C-septicum: Thường xảy ra sau các chất thương hoặc tự phát, người bệnh thường đau dữ dội tại vị trí tổn thương, rồi tiếp theo là thay đổi da, đau cứng, phòng rộp... Thậm chí, khi tiến triển nặng bệnh nhân còn có biểu hiện sốt, hạ huyết áp và nhịp tim nhanh.
Viêm mô tế bào do Haemophilusenzae, S-aureus: Viêm quầng thường xuất hiện trên mặt, tai hoặc chi dưới, da bị viêm rõ rệt. Viêm mô tế nào thường xuất hiện ở các khu vực co tổn thương ở da...
Viêm nang lông sâu do nhiễm phải vi khuẩn S-aureus: Người bệnh thường đau, sưng chắc, có đặc điểm của nhiễm trùng toàn thân, mô dưới da dày hơn ở cổ, lưng...
Bệnh chốc lở do nhiễm Beta-hemolytic streptococci, S-aureus: Bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến da mũi, miệng hoặc chân tay, cũng có thể lan đến hạch bạch huyết, xương khớp...
Viêm cân hoại tử là nhiễm trùng lan rộng của mô dưới da, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, đáy chậu hoặc chi dưới...
3 Chẩn đoán nhiễm trùng da và mô mềm như thế nào?
3.1 Các triệu chứng lâm sàng
Bệnh nhân bị nhiễm trùng da và mô mềm đơn giản xuất hiện ban đỏ, nóng, phù và đau ở vị trí bị tổn thương. Các đặc điểm toàn thân của nhiễm trùng có thể theo sau, cường độ của chúng phản ánh mức độ nhiễm trùng. Các triệu chứng bệnh thường ảnh hưởng đến hai chi dưới.
Đặc trưng của nhiễm trùng bề ngoài là bì cứng như viêm quầng và viêm mô tế bào.
Bệnh nhân bị viêm cân hoại tử có thể bị đau không tương xứng với các triệu chứng vật lý. Đồng thời người bệnh tiến triển nhiễm trùng nhanh chóng, gây tê ở da, xuất huyết hoặc thay đổi nặng nề, và crepitus chỉ ra khí trong các mô mềm.
Sự hiện diện của phù nề quá mức và nốt phồng, giúp phân biệt viêm cân hoại tử với nhiễm trùng không hoại tử.
3.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng
Người bệnh nhiễm trùng da và mô mềm khi xét nghiệm máu cho thấy tế bào bạch cầu tăng lên, đặc biệt là bạch cầu đa nhân. Kèm theo đó là tốc độ lắng máu và nồng độ protein C phản ứng cũng tăng lên.
Làm xét nghiệm cấy máu ở những bệnh nhân này để tìm vi khuẩn có thể cho kết quả dương tính. Ngoài ra, người bệnh có thể được soi tươi, nuôi cấy cả ở dịch mủ để tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ.
Người bệnh có thể kiểm tra tổn thương viêm, áp xe dưới da, mô mềm và cơ có thể tiến hành siêu âm, chụp CT, MRI.
4 Phác đồ điều trị nhiễm trùng da và mô mềm
Việc điều trị bệnh nhiễm trùng da và mô mềm được xác định bởi mức độ nghiêm trọng và vị trí nhiễm trùng và tình trạng hôn mê của bệnh nhân.
Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng da và mô mềm
Nếu chưa có kháng sinh đồ có thể điều trị như sau:
- Với những bệnh nhân không có dấu hiệu toàn thân và không có bệnh lý đi kèm thì sử dụng kháng sinh đường uốn gồm có Erythromycin, Cephalexin, Augmentin, Clindamycin
- Với những bệnh nhân có thể có dấu hiệu toàn thân và bệnh kèm theo thì dùng Nafcillin hoặc Oxacillin với liều từ 1-2g/4h/ngày. Hoặc cho người bệnh dùng clindamycin với liều 600mg/lần, mỗi liều cách nhau 8 giờ hoặc Vancomycin liều 30mg/kg mỗi ngày chia 2 lần. Nếu nghi ngờ người bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng kháng Meticilline thì dùng Vancomycin, Linezolid, Daptomycin.
- Nếu bệnh nhân có nhiễm độc, triệu chứng toàng thân, hội chứng nhiễm trùng đe dọa tính mạng thì dùng kháng sinh phối hợp. Hoặc có thể cho người bệnh dùng phối hợp với Meropenem, Ertapenem, Imipenem.
Sau 48-72 tiếng, đánh giá đáp ứng của người bệnh rồi điều chỉnh theo kháng sinh đồ.
Ngoài ra điều trị hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân nhiễm trùng bằng paracetamol, codein, tramadol hay thuốc chống viêm không steroid nếu cần.
Đồng thời cần phải chăm sóc nhiễm trùng tại chỗ, thay băng vết thương, phẫu thuật mủ nếu có.
Trong quá trình điều trị, cần theo dõi dấu hiệu sinh tồn, các triệu chứng toàn thân và tại chỗ của người bệnh để có thể chuyển hướng điều trị kịp thời. Người bệnh cần được theo dõi thường xuyên chức năng gan, thận và chỉ số máu...
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nhiễm trùng da và mô mềm phát hiện và điều trị phù hợp.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Vincent Key , MD 1và Coleman Rotstein , MD FRCPC, Bacterial skin and soft tissue infections in adults: A review of their epidemiology, pathogenesis, diagnosis, treatment and site of care, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021
- ^ Tác giả: Chuyên gia của Hopkinsmedicine, Necrotizing Soft Tissue Infection, Hopkinsmedicine. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021
- ^ Tác giả: KALYANAKRISHNAN RAMAKRISHNAN, MD; ROBERT C. SALINAS, MD; và NELSON IVAN AGUDELO HIGUITA, MD, Skin and Soft Tissue Infections, American Family Physician, Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021