1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Nhiễm nấm âm đạo: quy trình chẩn đoán và cách điều trị

Nhiễm nấm âm đạo: quy trình chẩn đoán và cách điều trị

Nhiễm nấm âm đạo: quy trình chẩn đoán và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Nhiễm nấm âm đạo hiện nay đang có xu hướng càng ngày càng tăng lên ở phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản. Nhiễm nấm âm đạo không chỉ làm tổn thương sức khỏe mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần của phụ nữ. Vì vậy, để ngăn ngừa căn bệnh này, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về bệnh và cách điều trị nấm âm đạo.

1 Nhiễm nấm âm đạo là gì?

Nhiễm nấm âm đạo là tình trạng nhiễm trùng âm đạo, nguyên nhân gây ra do nấm men Candida albicans. Nhiễm trùng nấm âm đạo có thể gây ra một số triệu chứng bao gồm ngứa ở vùng âm đạo, xung quanh âm hộ và cảm giác nóng rát ở bộ phận sinh dục.[1]

Nhiễm nấm âm đạo
Nhiễm nấm âm đạo

2 Yếu tố nguy cơ gây bệnh nấm âm đạo?

Nhiễm nấm âm đạo được cho là do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc nhận thức được các yếu tố nguy cơ gây bệnh giúp phụ nữ có thể phòng tránh bệnh một cách tốt hơn. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ thường gặp gây bệnh:

  • Các yếu tố gây thay đổi cân bằng hormone bình thường trong cơ thể, ví dụ: thuốc tránh thai.
  • Sử dụng kháng sinh thường xuyên: việc sử dụng kháng sinh thường xuyên có thể giết chết các vi khuẩn có lợi trong âm đạo. Các vi khuẩn này có vai trò duy trì cân bằng PH trong âm đạo, kiểm soát không cho nấm Candida phát triển.
  • Đái tháo đường: Đái tháo đường không kiểm soát làm tăng nồng độ đường trong màng âm đạo, kích thích nấm men phát triển.
  • Bệnh suy giảm miễn dịch: HIV.
  • Béo phì.
  • Quần áo bó sát và vải sợi nilon: Làm vùng âm đạo ẩm ướt, tạo điều kiện phát triển nấm men.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, với nhiều bạn tình.[2]
Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến lượng hormon trong cơ thể
Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến lượng hormon trong cơ thể

3 Chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo

Để chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo, bác sĩ sẽ có thể:

  • Đặt câu hỏi về bệnh sử: Thông tin về nhiễm trùng âm đạo trong quá khứ hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Khám bộ phận sinh dục bên ngoài để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng. Tiếp theo bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt vào âm đạo để kiểm tra âm đạo và cổ tử cung.
  • Kiểm tra mẫu dịch tiết âm đạo: xét nghiệm để xác định loại nấm gây nhiễm trùng âm đạo để điều trị hiệu quả đói với loại nấm men tái phát.

3.1 Triệu chứng lâm sàng của nhiễm nấm âm đạo

Ngứa âm hộ, âm đạo.

Cảm giác nóng rát, tiểu rát, và đau rát khi quan hệ tình dục.

Viêm đỏ ở âm hộ và niêm mạc âm đạo, có thể có sưng âm đạo và âm hộ.

Xuất hiện huyết trắng đục, lợn cợn thành mảng giống như sữa đông và vôi sữa.

Tiết nhiều dịch âm đạo hơn bình thường.

3.2 Triệu chứng cận lâm sàng

Tiến hành soi nhuộm có sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm.

4 Điều trị nhiễm nấm âm đạo

Điều trị nhiễm nấm âm đạo phụ thuộc vào tình trạng nhiễm nấm âm đạo: nhiễm nấm không biến chứng và nhiễm nấm phức tạp.

4.1 Nhiễm nấm không biến chứng

Với các triệu chứng ở mức độ nhẹ đến trung bình, các đợt nhiễm trùng nấm không thường xuyên, bác sĩ có thể kê đơn như sau:

Liệu pháp điều trị tại chỗ ngắn hạn: Thuốc kháng nấm dạng kem, thuốc mỡ hoặc dạng viên. Đợt điều trị thường kéo dài một, ba hoặc bảy ngày sẽ có tác dụng làm sạch nấm men trong âm đạo. Một số thuốc đã được chứng minh có hiệu quả kháng nấm âm đạo tốt gồm: Butoconazole, Clotrimazole, Miconazole, Terconazole.

Kem trị nấm Clotrimazol 1%
Kem trị nấm Clotrimazol 1%

Thuốc uống đơn liều: Kháng nấm Fluconazole thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này. Bác sĩ cũng có thể chỉ định 2 liều đơn cách nhau 3 ngày để kiểm soát triệu chứng nghiêm trọng.

4.2 Nhiễm nấm men phức tạp

Điều trị nhiễm nấm men phức tạp bao gồm:

  • Liệu pháp điều trị tại chỗ dài hạn: Phác đồ điều trị các loại thuốc Azole trong 7 đến 14 ngày có thể làm sạch nấm men. Thuốc thường ở dạng thuốc mỡ, thuốc viên hoặc thuốc đạn.
  • Thuốc uống đa liều: Bác sĩ có thể kê hai đến ba liều Fluconazole để uống. Liệu pháp này không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai.

5 Phác đồ cụ thể cho điều trị nhiễm nấm âm đạo

5.1 Thuốc đặt âm đạo

Sử dụng một trong các loại thuốc sau:

Nystatin 100.000 đv: mỗi ngày đặt âm đạo 1 viên x 14 ngày.

  • Miconazole hay Clotrimazole 100mg đặt âm đạo 1 lần/ngày x 7 ngày.
  • Miconazole hay Clotrimazole 200mg đặt âm đạo 1 lần/ngày x 3 ngày.
  • Clotrimazole 500mg đặt âm đạo 1 viên duy nhất.

5.2 Thuốc uống

Có thể lựa chọn sử dụng một trong 2 loại thuốc sau:

5.3 Thuốc bôi

Bôi thuốc kháng nấm ngoài da (vùng âm hộ) 7 ngày.

5.4 Chú ý khi điều trị nấm âm đạo

Chỉ điều trị cho người bạn tình khi có 1 trong các triệu chứng sau:

  • Có triệu chứng viêm ngứa quy đầu.
  • Có nấm trong nước tiểu.
  • Trường hợp người phụ nữ bị tái phát nhiều lần.[3]

6 Cách phòng ngừa nhiễm nấm men

Nắm rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, các chuyên gia y tế chăm sóc sức khỏe đưa ra lời khuyên giúp phụ nữ hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhiễm nấm âm đạo:

Mặc quần chất liệu vải bông cotton giúp âm đạo khô thoáng, thoải mái. Tránh mặc đồ lót chất liệu nilon gây ẩm ướt âm đạo, tạo môi trường cho nấm men phát triển. Nên thay quần lót ướt sau khi tật thể dục do mồ hôi cũng thúc đẩy nấm men. Do nấm men phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt nên điều quan trọng nhất bạn cần chú ý là luôn giữ cho âm đạo khô ráo, thoáng mát.

Khám phụ khoa ít nhất một năm một lần để có thể phát hiện bệnh sớm nhất, và có phương pháp điều trị kịp thời.

Khám phụ khoa ít nhất một năm một lần để có thể phát hiện bệnh sớm nhất, và có phương pháp điều trị kịp thời
Khám phụ khoa ít nhất một năm một lần để có thể phát hiện bệnh sớm nhất, và có phương pháp điều trị kịp thời

Tránh sử dụng các loại băng vệ sinh có mùi thơm, băng vệ sinh và giấy vệ sinh có màu, thuốc nhuộm.

Không được thụt rửa sâu trong âm đạo, điều này gây mất cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.

Sử dụng kháng sinh hợp lý, theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý mua về dùng và lạm dụng kháng sinh.

Có chế độ ngủ và tập thể dục hợp lí để giảm căng thẳng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Hạn chế ăn nhiều đường. Một chế độ ăn uống chứa nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng nấm men ở phụ nữ. Do đó, nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường như tinh bột, bánh kẹo và sữa.

Bổ sung sữa chua hàng ngày. Sữa chua là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bổ sung hệ vi khuẩn tốt, Lactobacillus acidophilus, cho đường ruột và âm đạo. Do đó, việc ăn sữa chua thường xuyên góp phần quan trọng trong việc chống lại sự phát triển của nấm men, ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo.

Trên đây là các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản được các chuyên gia Y tế đưa ra lời khuyên. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân, phụ nữ hãy tuân theo các quy tắc trên nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC (Ngày đăng: ngày 12 tháng 10 năm 2021). Vaginal Candidiasis, CDC. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Eric Johnson, MD (Ngày đăng: ngày 18 tháng 4 năm 2021). Vaginal Yeast Infections, WebMD. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Jose A Hidalgo, MD (Ngày đăng: ngày 17 tháng 1 năm 2020). Candidiasis Treatment & Management, Medscape. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Dự phòng nhiễm nấm âm đạo như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nhiễm nấm âm đạo: quy trình chẩn đoán và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nhiễm nấm âm đạo: quy trình chẩn đoán và cách điều trị
    TL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633