1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Nhãn viêm giao cảm: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bệnh

Nhãn viêm giao cảm: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bệnh

Nhãn viêm giao cảm: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bệnh

Trungtamthuoc.com - Nhãn viêm giao cảm là căn bệnh khó chẩn đoán, cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng, các biểu hiện trên lâm sàng cho thấy đây là tình trạng phản ứng quá mẫn chậm, tự miễn với kháng nguyên tổ chức võng mạc. 

1 Nhãn viêm giao cảm là gì? 

Nhãn viêm giao cảm là một biến chứng cần cấp cứu sau chấn thương hoặc phẫu thuật nội nhãn, với tình trạng màng bồ đào bị viêm dạng tổ chức hạt. 

Tình trạng viêm ban đầu chỉ xuất hiện ở mắt bị chấn thương hoặc phẫu thuật, sau một thời gian ngắn thì ảnh hưởng lan sang mắt bên kia (mắt giao cảm), do vậy nên được gọi là nhãn viêm giao cảm. 

Nhãn viêm giao cảm là căn bệnh khó chẩn đoán, cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng, các biểu hiện trên lâm sàng cho thấy đây là tình trạng phản ứng quá mẫn chậm, tự miễn với kháng nguyên tổ chức võng mạc. [1]

Nhãn viêm giao cảm là gì?
Nhãn viêm giao cảm là gì?

2 Triệu chứng nhãn viêm giao cảm

Khi bị nhãn viêm giao cảm, triệu chứng ban đầu có thể thấy đó là đau mắt, nhìn mờ suy giảm thị lực, sợ sáng, chảy nước mắt ở mắt giao cảm, đây là triệu chứng của viêm màng bồ đào nhẹ.

Ở mắt bị kích thích (mắt bị chấn thương hoặc mắt sau phẫu thuật) thì triệu chứng nặng hơn, cảm thấy đau hơn, nhức, kèm theo giảm thị lực, kích thích mạnh khi ánh sáng nhiều, cương tụ. 

Các triệu chứng xuất hiện ở cả hai mắt là: 

  • Cương tụ kết mạc: làm đỏ cả hai mắt. Mắt giao cảm có thể đỏ nhẹ hơn. 
  • Phản ứng tiền phòng nặng 2 mắt, có xuất hiện tình trạng lắng đọng mỡ mặt sau giác mạc.
  • Xuất hiện các hạt không sắc tố (Dallen - Fuchs): là các nốt nhỏ, ít động sắc tố ở biểu mô sắc tố võng mạc. 
  • Dày hắc mạc.
  • Các dấu hiệu khác như: phản ứng viêm dính mống  mắt đồng tử, phản ứng Tyndall trong tiền phòng hay dịch kính, viêm phù gai thị,...

Ngoài ra, tuy không có giá trị trong chẩn đoán nhưng chụp mạch huỳnh quang có tác dụng chẩn đoán phân biệt:

  • Có nhiều nốt tăng thấm huỳnh quang nhỏ, các nốt này to dần trong những thì muộn khi huỳnh quang khuếch tán. 
  • Có tổn thương gây nghẽn huỳnh quang ở thì sớm và thấm huỳnh quang ở thì muộn. 

3 Tỷ lệ xuất hiện bệnh

Nhãn viêm giao cảm hay xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh xuất hiện ở nam nhiều có thể do họ làm các công việc nặng nhọc dễ bị chấn thương hơn.

Ở người già, bệnh xuất hiện thường liên quan đến phẫu thuật. Còn ở người trẻ thường là do nguyên nhân sau chấn thương. 

Một số bệnh lý không có liên quan tới phẫu thuật cũng có thể gây nhãn viêm giao cảm như loét giác mạc thủng, u hắc tố ác tính lan ra ngoài củng mạc,...

4 Nguyên nhân gây nhãn viêm giao cảm

Nguyên nhân gây bệnh nhãn viêm giao cảm hiện chưa rõ, có giả thuyết cho rằng nguyên do là từ bệnh tự miễn. Cụ thể, các tác giả cho rằng đây là phản ứng quá mẫn chậm với các kháng nguyên có trong mắt. 

Ngoài ra, có nghiên cứu cho rằng tác nhân gây bệnh có thể từ nhiễm khuẩn như virus, do nó gây những biến đổi về kháng nguyên của các phân tử protein nội nhãn.

Bệnh thường gặp sau chấn thương lâm sàng, hoặc sau phẫu thuật mắt. 

Nhãn viêm giao cảm thường gặp ở bệnh nhân bị chấn thương mắt
Nhãn viêm giao cảm thường gặp ở bệnh nhân bị chấn thương mắt

5 Điều trị nhãn viêm giao cảm

Nếu bệnh nhân bị liệt thể mi: dùng Atropin 1%  nhỏ 2-3 lần/ngày.

Corticoid nhỏ và corticoid toàn thân (dùng theo chỉ định của bác sĩ).

Điều trị hỗ trợ: Calcium.

Khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị corticoid, tái phát khi giảm liều với liều duy trì Prednisone > 10mg, có các biến chứng nặng của corticoid: dùng cyclosporin A.

Thuốc điều trị cyclosporin A (CSA), thuốc gây ức chế phản ứng viêm qua trung gian tế bào Lympho T. Cyclosporin tác động tới các tế bào lympho một cách đặc hiệu, không gây ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng hơn so với các chất ức chế miễn dịch khác. [2]

Theo dõi khi điều trị CSA:

  • Huyết áp mỗi khi tái khám.
  • Creatinin/máu mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu tiên, và mỗi tháng tiếp theo.
  • Công thức máu, chức năng gan, thận.
Điều trị nhãn viêm giao cảm
Điều trị nhãn viêm giao cảm

Tác dụng phụ của CSA:

  • Nhiễm độc thận, cao huyết áp, rối loạn điện giải,...
  • Run tay chân, suy gan, tăng sản nướu, đau cơ, đau nhức đầu, mệt mỏi chứng rậm lông, rối loạn tiêu hóa.... 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: J. Fernando Arevalo, Reinaldo A. Garcia, Hassan A. Al-Dodas, Juan G. Sanchez và Luis Suarez-Tata (Ngày đăng: tháng 1 năm 2012). Update on Sympathetic Ophthalmia, NCBI. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Francisco Max Damico, Szilárd Kiss, Lucy H Young (Ngày đăng: tháng 7 năm 2005). Sympathetic ophthalmia, PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phòng ngừa bệnh nhãn viêm giao cảm như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nhãn viêm giao cảm: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nhãn viêm giao cảm: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bệnh
    HB
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633