1. Trang chủ
  2. Lão Khoa
  3. Nhận biết suy hô hấp và can thiệp thông khí cơ học sớm để giảm tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi

Nhận biết suy hô hấp và can thiệp thông khí cơ học sớm để giảm tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi

Nhận biết suy hô hấp và can thiệp thông khí cơ học sớm để giảm tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Bộ môn Lão khoa

Chủ biên PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Tân

PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Trí

TS.BS. Nguyễn Thanh Huân

Các tác giả tham gia biên soạn

Huỳnh Quang Đại

Phạm Thị Ngọc Thảo 

Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong và tốc độ gây tử vong rất nhanh. Do đó, để hạn chế tỷ lệ tử vong do suy hô hấp, trong y khoa có một biện pháp can thiệp là thông khí cơ học. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc thông tin về thông khí cơ học ở người cao tuổi.

1 Mở đầu

Sự tiến bộ của khoa học kyc thuật và y học đã giúp kéo dài tuổi thọ và làm tăng số lượng bệnh nhân cao tuổi thở máy ở các khoa hồi sức tích cực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021, người cao tuổi được định nghĩa là từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong các khoa Hồi sức tích cực, các nghiên cứu đánh giá người cao tuổi có ngưỡng thay đổi, từ 50 đến trên 90, và hầu hết các nghiên cứu sử dụng ngưỡng trên 80 tuổi. Già hóa dân số đã làm tăng tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là từ 80 tuổi trở lên, nhập hồi sức. Tuy nhiên, dân số này có tỷ lệ tử vong, biến chứng và mất chức năng cao. Do đó, việc phân loại và chăm sóc tối ưu cho bệnh nhân cao tuổi nhập hồi sức vẫn là một thách thức. 

Có một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong và dự hậu xấu ở những bệnh nhân cao tuổi được thông khí cơ học trong hồi sức, tuy nhiên cũng có vài nghiên cứu cho thấy tuổi tác độc lập với tử vong. Vì vậy mà có những giả thuyết cho rằng, tuổi không là yếu tố quyết định tiên lượng nhưng các yếu tố khác liên quan đến tuổi như bệnh nền, chức năng nhận thức và sinh lý góp phần cùng với tuổi ảnh hưởng đến tiên lượng ở bệnh nhân hồi sức.

2 Sự thay đổi sinh lý hô hấp và tuần hoàn theo tuổi

Những thay đổi theo tuổi quan trọng nhất của sinh lý hô hấp là: (1) mất dần lớp mô đàn hồi bao quanh phế nang và ống phế nang, (2) tăng đường kính trước sau của thành ngực và (3) giảm sức cơ. Những thay đổi về mặt kiểu hình gồm tăng kích thước của khí quản, phế quản lớn và ống phế nang. Túi phế nang trở nên dày và phế nang bị dãn, làm giảm bị giảm tại các túi phế nang. Ngoài ra, các đường dẫn khí xa trở nên nhỏ hơn và dễ xẹp Diện tích bề mặt. Các thử nghiệm mô phỏng cho thấy ở người cao tuổi, độ dãn nở và áp lực hơn, dẫn đến giảm diện tích trao đổi khí. Khác khí phê thũng, sự thay đổi này không có sự phá hủy vách phế nang, nhưng có giảm diện tích đàn hồi, cơ chế chính có thể là phản ứng viêm mức độ nhẹ và tăng stress oxy hóa và có tăng Collagen theo tuổi. 

Mặt khác, lão hóa còn làm giảm các lực kéo và lực đàn hồi của thành ngực, do đó tổng dung tích sống của phổi gần như không đổi so với người trẻ. Tuy nhiên, vì lực đàn hồi độ thở ra tối đa và thể tích khí cặn giảm, thông khí phút được bù trừ bằng cách tăng tần giảm nhiều hơn làm tăng thể tích khí cặn nên làm giảm dung tích sống”. Giảm lực đàn hồi còn làm giảm tốc độ thở ra tối đa trong một giây đầu (FEV1) và tỷ số FEV1/FVC. Vì tốc số hô hấp hơn là tăng thể tích khí lưu thông. 

Khi phổi ở mức thể tích gần bằng dung tích khí cặn chức năng, các đường dẫn khí nhỏ có khuynh hướng đóng lại vào thì thở ra, khi đó áp lực màng phổi trở nên âm hơn. Diện khí giảm theo vùng phôi phụ thuộc dẫn đến bất tương hợp thông khí - tưới máu, tăng sự tích phổi xẹp xuất hiện tại đáy phổi, nơi áp lực màng phối âm hơn áp lực tại đỉnh, và thông chênh lệch áp lực oxy máu động mạch - phế nang và giảm oxy máu. PaO2 có thể tăng khi thở sâu để tối thiếu sự đóng đường thở sớm. 

Những thay đổi về hình dạng và chức năng của thành ngực ở người cao tuổi có liên quan đến loãng xương, gù, thoái hóa khớp sườn - đốt sống và có liên quan đến giảm độ đàn hồi của thành ngực và tăng đường kính trước sau của lồng ngực. Cơ hoành dẹt hơn và giảm bán kính làm giảm áp suất âm tối đa được tạo ra. Mặc dù đáp ứng hô hấp đối với gắng sức dường như được bảo tồn, phản ứng với tình trạng thiếu oxy và tăng CO2 kém hơn ở người cao tuổi. 

Tình trạng tim mạch cũng thay đổi theo tuổi như giảm số lượng tế bào cơ tim, giảm khả năng co thắt nội tại, giảm dự trữ lưu lượng vành, giảm độ dãn nở của thất và kích thích cơ tim qua thụ thể B-adrenergic. Càng cao tuổi, cung lượng tim tăng bằng cách tăng thể tích tống máu hơn là tăng tần số tim. Tuy nhiên, cơ chế bù trừ này chỉ hiệu quả khi bệnh nhân còn pha nhĩ thu hiệu quả. Hệ tim mạch và hệ hô hấp phụ thuộc lẫn nhau, viêm phổi có thể làm yếu tố thúc đẩy của đợt cấp suy tim hay giảm cung lượng tim kèm theo sốc nhiễm khuẩn có thể gây suy hô hấp cấp vì giảm tưới máu cơ hoành dẫn đến giảm thông khí phế nang, ngưng thở. 

3 Chẩn đoán suy hô hấp ở người cao tuổi 

Suy hô hấp là khi hệ hô hấp không để đảm bảo chức năng trao đổi khí, gồm oxy hóa (PaO, <60 mmHg) và/hoặc thải CO, (PaCO, >45 mmHg). Những giá trị ngưỡng này chỉ là một định hướng chung trong việc kết hợp bệnh sử và đánh giá lâm sàng bệnh nhân. Do vậy, suy hô hấp có thể nghi ngờ khi có những dấu hiệu lâm sàng như thở nhanh >30 lần/ phút, co kéo cơ hô hấp phụ, thở bụng, tím... Ở mỗi bệnh nhân, ngoài hỏi bệnh sử và khám lâm sàng tìm dấu hiệu suy hô hấp cấp, bác sĩ cần đánh giá thêm khí máu động mạch, ECG 12 chuyển đạo, X quang ngực thẳng và các xét nghiệm máu thường quy, siêu âm tim qua thành ngực, BNP. 

Chẩn đoán nguyên nhân suy hô hấp ở người cao tuổi có một số khó khăn như phân biệt giữa phù phổi cấp do tim hay do phổi thường khó khăn. Bệnh nhân thường có đồng thời bệnh nền tim mạch và hô hấp. Ngoài ra, bệnh nhân hay có những biểu hiện lâm sàng không điển hình như khò khè trong phù phổi cấp do tim hay không có dấu hiệu nhiễm trùng trong viêm phổi, hay lú lẫn khó khai thác bệnh sử. Chỉ có khoảng 32% bệnh nhân cao tuổi viêm phổi cộng đồng có các triệu chứng khó thở, ho, sốt. Một nghiên cứu quan sát tiến cứu được thực hiện tại một bệnh viện ở Pháp năm 2006 cho thấy đối với dân khoảng 80 tuổi, nguyên nhân suy hô hấp cấp chủ yếu là phù phổi cấp do tim (43%), viêm phổi cộng đồng (35%), đợt cấp bệnh phổi mạn (32%), thuyên tắc phổi (18%), tràn khí màng phổi, ung thư, sốc nhiễm khuẩn nặng, hen cấp thường ít (<5%). Có tới 47% bệnh nhân có hai chẩn đoán. 20% không thể chẩn đoán tại phòng cấp cứu. Độ nhạy của bác sĩ cấp cứu là 86% cho viêm phổi, 75% cho thuyên tắc phổi và 71% cho suy tim. Những chẩn đoán hay bỏ sót nhất là suy tim cấp, viêm phổi và thuyên tắc phổi. Có khoảng 32% bệnh nhận được điều trị không thích hợp và 25% tử vong. 

4 Hội chứng nguy ngập hô hấp cấp (ARDS) ở người cao tuổi

Về mặt lâm sàng, ARDS thường biểu hiện bằng sự giảm oxy máu cấp và sự hiện diện của thâm nhiễm phổi hai bên không giải thích được bằng suy tim hay quá tải dịch. Dịch ngập trong phế nang thường là dịch phù viêm giàu protein, đi kèm với sự đứt gãy màng phế nang. Những tế bào miễn dịch cùng với tế bào biểu bì và tế bào nội mô bị hoạt hóa, giải phóng các hóa chất trung gian tiền viêm làm gia tăng đáp ứng viêm và gây tổn thương bao. Sự thay đổi về tuổi cũng tạo nên sự khác biệt về hình thái, tỉnh nguyên vẹn của tế bào và đáp ứng miễn dịch ban đầu. Sự khác biệt đó cùng với bệnh đồng mắc và dự trữ sinh lý quyết định mức độ nặng của tổn thương phổi khi bệnh cấp. Theo một phân tích tổng quan hệ thống năm 2015 trên 51 nghiên cứu, ở trẻ em, phản ứng viêm tại phổi thường bị ức chế một cách tương đối, tuy nhiên ở người trưởng thành hay người cao tuổi, các đáp ứng với phản ứng viêm trễ hơn nhưng nặng hơn. Ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, có sự hiện diện của các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính vào trong phổi nhiều hơn, chức năng của đại thực bào giảm đi làm chậm thanh thải vi khuẩn, tăng tính thấm tế bào nội mô. Hơn nữa, nếu có tình trạng tổn thương phổi do thở máy thì các đáp ứng viêm tăng lên. Ngoài ra, còn có phù, tổn thương phế nang và tỷ lệ tử vong cao hơn. Hơn nữa, tín hiệu trong tế bào liên quan đến đáp ứng viêm cũng thay đổi theo tuổi. 

5 Thông khí cơ học ở bệnh nhân cao tuổi 

5.1 Thở máy không xâm lấn (NIV) 

Những bệnh nhân cao tuổi thường có bệnh nền chủ yếu là tim mạch và hô hấp, trong hô hấp cấp là lý do nhập khoa Hồi sức tích cực thường gặp nhất. Chính vì vậy, quản lý bệnh nhân cao 

tuổi về mặt hô hấp rất quan trọng. Bởi vì NIV làm giảm nhu cầu đặt nội khí quản và giảm tỷ lệ tử vong đã được chứng minh trong các tình huống bao gồm suy hô hấp cấp trên nền mạn tính, phù phổi do tim avf suy hô hấp mới ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch so với điều trị thông thường, việc sử dụng thông khí không xâm 1 (NIV) là liệu pháp hỗ trợ đầu tiên cho bệnh suy hô hấp cấp đang gia tăng thời gian gần đây. 

NIV được lựa chọn nhằm mục đích tránh các biến chứng liên quan thở máy, đặc biệt ở những bệnh nhân già yếu hoặc những bệnh nhân có nguyện vọng không đặt nội khí quản. Bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên, còn được gọi là “bệnh nhân rất già”, có khả năng là “ứng cử viên” cho việc quản lý ít xâm lấn. Hơn nữa, hầu hết bệnh nhân sử dụng NIV không cần dùng thuốc an thần, nên việc cai máy thở sớm được tạo điều kiện thuận lợi và tránh được các biến chứng liên quan đến thuốc an thần. 

Vấn đề nên khởi đầu NIV ở khoa nào vẫn còn đang được tranh luận vì sự không đồng nhất của các cơ sở có khả năng cung cấp NIV ngay cả trong cùng một bệnh viện, tùy thuộc vào năng lực của nhân viên y tế, sự sẵn có của nội khí quản. Lựa chọn nơi bắt đầu NIV dựa trên nhu cầu theo dõi của bệnh nhân, khả năng theo dõi của đơn vị, kinh nghiệm của nhân viên và thời gian đáp ứng với NIV. Bệnh nhân suy hô hấp cấp đáp ứng kém với NIV, chẳng hạn như viễm phổi, ARDS và hen phế quản, nên được điều trị tại ICU, nơi có sẵn nội khí quản ngay lập tức, trừ khi NIV được áp dụng trong ngữ cảnh ‘không đặt nội khí quản’/không-hồi sức trong các trường hợp chăm sóc giảm nhẹ. Các bệnh đáp ứng nhanh (như phù phổi cấp tính do tim) có thể được dùng NIV trong khoa lưu trú ngắn hạn, chẳng hạn như vận chuyển trước bệnh viện và khoa cấp cứu. 

Việc hỗ trợ hô hấp thì hít vào và thở ra là rất quan trọng để giảm gánh nặng hô hấp, trong cả trường hợp cấp tính và mạn tính. Cảm giác khó thở và nhịp hô hấp tương quan chặt chẽ với tải trọng hít vào và có khả năng NIV cũng có thể hữu ích để làm giảm cảm giác khó thở ở những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh mạn tính'. Trong suy hô hấp tăng CO2 cấp tính ở bệnh nhân cao tuổi có rối loạn hô hấp mạn tính từ trước, việc sử dụng NIV giúp giảm tỷ lệ đặt nội khí quản, tăng tỷ lệ sống sót và giải quyết tình trạng suy hô hấp nhanh hơn khi so với liệu pháp điều trị thông thường, thậm chí ở nhóm dùng NIV cứu vãn sau khi thất bại với liệu pháp điều trị thường quy cũng giúp giảm tỷ lệ tử vong. 

Đối với bệnh nhân phù phổi cấp do tim, có tăng thể tích nước ngoài phổi, tăng kháng lực đường thở, tăng công thở. NTV giúp ngăn ngừa xẹp phế nang, giảm dịch phù, cải thiện độ dãn nở của phổi, giảm tiền tải, giảm hậu tải thất trái, do đó là giảm công thở, tăng cung lượng tim và cải thiện tình trạng oxy hóa máu. Có ít nghiên cứu tập trung chủ yếu vào người cao tuổi phù phổi cấp, nhưng hiệu quả của NIV trong phù phổi cấp ở bệnh nhân trên 75 tuổi đã chứng minh cải thiện lâm sàng sớm với việc giảm tỷ lệ đặt nội khí quản và tỷ lệ tử vong trong 48 giờ. Ở những bệnh nhân rất già (>80 tuổi), sử dụng NIV trên nhóm bệnh suy hô hấp trên nền mạn hoặc phù phổi cấp do tim cũng có kết cục tương tự so với sử dụng NIV ở những bệnh nhân trẻ hơn. 

Lựa chọn bệnh nhân sử dụng NIV 

Bước 1: xác định mục tiêu cần đạt khi sử dụng NTV: (1) để ngăn chặn suy hô hấp cấp sắp xảy ra hoặc thất bại sau rút nội khí quản; (2) để ngăn chặn tình trạng xấu đi về sinh lý-lâm sàng và nhu cầu đặt nội khí quản khi suy hô hấp đã có nhưng hỗ trợ thông khí là không bắt buộc; (3) thay thế cho thông khí xâm lấn khi hỗ trợ thông khí là bắt buộc đối với bệnh nhân hoặc như một công cụ để tạo điều kiện cai máy; (4) như một biện pháp chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân từ chối đặt nội khí quản, mắc bệnh hô hấp mạn tính hoặc ung thư “giai đoạn cuối”. Những yếu tố này ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc khởi đầu NIV khi nào và ở đâu, cũng như phải làm gì trong trường hợp điều trị thất bại. Liên quan đến thời gian, NIV nên được bắt đầu sớm vì sự chậm trễ có thể làm tình trạng lâm sàng xấu đi và tăng khả năng thất bại. Tuy nhiên, không nên bắt đầu NIV quá sớm ở những bệnh nhân có dấu hiệu nhẹ của suy hô hấp cấp, đặc biệt là ở những bệnh nhân tăng CO, máu. 

Bước 2: xác định loại bệnh trong giai đoạn mất bù cấp tính để điều trị ban đầu bằng NIV. Cần phân biệt đầu tiên giữa suy hô hấp cấp tăng CO2 máu chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân có rối loạn hô hấp mạn tính từ trước (ví dụ: COPD, dị dạng thành ngực, , thần kinh) và suy hô hấp cấp do thiếu oxy hoặc “mới” xảy ra ở những bệnh nhân không mắc bệnh tim mạch từ trước (ví dụ: ARDS). Suy hô hấp cấp trên nền mạn đáp ứng nhanh hơn với NIV so với những nguyên nhân cấp tính. Một ngoại lệ quan trọng là những bệnh nhân mắc các bệnh về thần kinh cơ, đặc biệt là các tình trạng tiến triển như xơ cứng teo cơ một bên (ALS), dẫn đến tăng CO, máu tiến triển; tình trạng này có thể được quản lý hiệu quả bằng NIV với điều kiện là chức năng của hành não được bảo tồn.

Bước 3: xác định bệnh nhân có chống chỉ định với NIV, như trong tình huống ngưng tim ngưng thở cần đặt nội khí quản. Tuy nhiên, những chống chỉ định cũng còn gây manh cãi như NIV được coi là chống chỉ định trong bệnh não do lo ngại rằng nó sẽ làm tăng nguy cơ hít sặc và làm giảm sự hợp tác của bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với bệnh não tăng CO, thì có thể cải thiện khi sử dụng NIV. Trạng thái kích động và/hoặc mê sảng thường xảy ra ở người cao tuổi mắc suy hô hấp cấp. Việc sử dụng thận trọng thuốc an thần liều thấp (tức là opioid) có thể được thử ở những bệnh nhân bị kích động nhẹ trong NIV. Sự thoải mái của bệnh nhân và sự đồng bộ giữa máy thở và bệnh nhân có thể được cải thiện bằng liều thuốc an thần “an toàn” ngay cả trong trường hợp không dung nạp. Mặc dù chiến lược này là khả thi, nhưng nguy cơ quá liều và nhu cầu đặt nội khí quản nên được xem xét cẩn thận.

Cần lưu ý các tình trạng như nhiễm toan nặng (pH<7,25), giảm oxy máu “mới” mức đến khả độ trung bình - nặng (PaO2/FiO2<200) và suy cơ quan ngoài phổi có liên năng thất bại với NTV, đặc biệt đối với dân số người cao tuổi bị suy hô hấp. 

Bảng 1. Khả năng thành công khi sử dụng NIV ở người cao tuổi theo từng nguyên nhân suy hô hấp cấp 
Nguyên nhân suy hô hấp cấpLợi ích tránh đặt nội khí quản và giảm tử vong
Đợt kịch phát COPD+++
Phù phổi do tim+++
Suy giảm miễn dịch+++
Giảm thông khí - béo phì+++
Biến dạng thành ngực+++
Cai máy/rút NKQ ở COPD++-
Bệnh não nhẹ - trung bình++-
Bệnh thần kinh cơ++-
Viêm phổi cộng đồng+--
ARDS nhẹ+--
Snagr hoặc kích thích với liều thấp an thần+--
Xơ phổi mô kẽ---
Suy đa cơ quan/bệnh đồng mắc---

5.2 Thở máy xâm lấn 

Tương tự như thở máy không xâm lấn, tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi thở máy xâm lấn thuộc vào tuổi tác đơn thuần. Ở những bệnh nhân cao tuổi đã thất bại với thở máy không phụ thuộc vào số lượng và mức độ nặng của bệnh nền, mức độ nặng của bệnh hơn là phụ xâm lấn thì cũng rất ít đáp ứng với thở máy xâm lấn, tử vong có thể lên đến 77% đối với những bệnh nhân rất già (>80 tuổi). 

Hiện tại, chưa có khuyến cáo cụ thể về cài đặt máy thở ở bệnh nhân cao tuổi, mà ngược lại, những cài đặt này chỉ được ngoại suy từ kết quả những nghiên cứu có bao gồm những bệnh nhân cao tuổi. Ví dụ, một nghiên cứu tiến cứu lớn trên 731 bệnh nhân mắc ARDS, tuổi trung bình là 60 (49-69) tuổi", một nghiên cứu khác ở 3.022 bệnh nhân ARDS, tuổi trung bình (95% CI) là 61,5 (60,9-62,1)' và một nghiên cứu trên 18.302 bệnh nhân, tuổi trung bình lần lượt là 59 (17), 59 (17) và 61 (17) tuổi trong ba giai đoạn nghiên cứu khác nhau (lần lượt là 1998, 2004 và 2010). Ở những nghiên cứu này cũng cho thấy cài đặt máy thở để tối ưu mặt đạt được áp lực bình nguyên và thể tích khí lưu thông thấp cũng như thông khí nằm sấp cũng có thể được áp dụng ở nhóm người cao tuổi. 

Ví dụ như đối với hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), nguyên nhân này chiếm một tỷ lệ cao ở những bệnh nhân được thông khí cơ học. Theo nghiên cứu LUNG SAFE, tỷ lệ tử vong nội viện lần lượt là 34,9%, 40,3% và 46,1% cho ARDS nhẹ, trung bình và nặng. Khi cài đặt thông số máy thở ở người cao tuổi ARDS, khuyến cáo cài đặt Vt 6 mL/kg cân nặng lý tưởng sao cho áp lực bình nguyên <30 cmH,O, tương tự như ở người trẻ. 

6 Cai máy ở người cao tuổi 

Những thay đổi về sinh lý và giải phẫu ở người cao tuổi làm cai máy thở khó khăn. Giảm độ đàn hồi của phổi và thành ngực, bất tương hợp thông khí - tưới máu, và giảm sức cơ là những thay đổi về mặt sinh lý có liên quan đến tuổi. Tuy nhiên, cũng không hẳn tuổi là yếu tố độc lập liên quan đến cai máy thở thất bại. Sau khi hiệu chỉnh với điểm APACHE II, những bệnh nhân trên 75 tuổi có thử nghiệm thở tự nhiên (TNTTN) thành công sớm hơn người trẻ (163). Các yếu tố độc lập để tiên lượng cai máy thất bại cũng tương tự với dân số chung gồm bệnh đồng mắc, mức độ nặng, chỉ số thở nhanh nông, độ đàn hồi của phổi, tình trạng khí phế thũng. Các phương pháp làm giảm nguy máy thất bại gồm hạn chế sử dụng benzodiazepin để giảm tình trạng sàng, vận động sớm, ngưng an thần đánh giá tri giác và TNTTN mỗi ngày để đánh giá khả năng rút nội khí quản (NKQ). 

Khi thực hiện TNTTN ở bệnh nhân cao tuổi, cần lưu ý: Chỉ số thở nhanh nông là chỉ số thường dùng nhất để tiên đoán kết cục TNTTN và các dấu chứng của tăng giao cảm như tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, người cao tuổi có khuynh hướng thở nhanh nông nên nếu chỉ dùng một chỉ số này thì không thể tiên lượng kết cục TNTTN. Ngược lại, người cao tuổi có sự giảm đáp ứng tình trạng giảm oxy và tăng CO2 máu, do đó, bệnh nhân có thể thở bình thường nhưng giảm oxy và tăng CO2 diễn tiến. Chính vì vậy cần theo dõi khí máu động mạch thường xuyên để phát hiện tình trạng suy hô hấp. 

7 Kết cục thở máy ở người cao tuổi

Đối với những bệnh nhân được thở máy ở khu điều trị nội khoa thông thường (không hồi sức), bệnh nhân cao tuổi được thông khí nhân tạo lần đầu có tỷ lệ tử vong nội viện 64,1% trong đó có đến 48,4% bệnh nhân tử vong trong tuần đầu tiên và tỷ lệ sống còn sau 6 tháng là 26%, 13,6% bệnh nhân mở khí quản. Đối với bệnh nhân trên 85 tuổi chỉ có 14% sống sót sau 6 tháng và 11% sống còn sau 2 năm.Yếu tố nguy cơ của tử vong gồm tuổi trên 85, suy giảm chức năng thần kinh trước khi thở máy và số lượng bệnh nền (điểm Charlson trên 6). Hơn nữa, có đến 10% bệnh nhân sống sót có “hội chứng bệnh nặng mạn tính”, hay có tình trạng nhiễm trùng tái phát, rối loạn chức năng cơ quan, sảng và suy yếu, tỷ lệ sống còn sau 1 năm ở những bệnh nhân này chỉ khoảng 50%, trong đó ít hơn 12% có khả năng ở nhà và hoạt động độc lập sau 1 năm bị bệnh cấp tính. 

8 Kết luận

Những bệnh nhân cao tuổi thường có bệnh nền và trong đó suy hô hấp cấp là lý do nhập khoa Hồi sức tích cực thường gặp nhất. Thông khí không xâm lấn được chứng minh làm giảm nhu cầu đặt nội khí quản và giảm tỷ lệ tử vong, việc sử dụng thông khí không xâm lấn nên được cân nhắc là liệu pháp hỗ trợ đầu tiên cho bệnh nhân cao tuổi có suy hô hấp cấp. Những thay đổi về sinh lý và giải phẫu ở người cao tuổi làm cai máy thở khó khăn. 

9 Tài liệu tham khảo 

  1. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Thanh Huân (2023). “Thông khí cơ học ở người cao tuổi”, Cấp cứu các bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Nhà xuất bản Y học, trang 517-525. Tải bản PDF tại đây
  2. Smolin B, Raz-Pasteur A, Mashiach T, et al. (2012) Mechanical ventilation for older medi- cal patients in a large tertiary medical care center. European Geriatric Medicine. 
  3. Aghasafari P, Heise RL, Reynolds A, et al. (2019) Aging effects on alveolar sacs under mechanical ventilation. The Journals of Gerontology: Series A. 
  4. Sprung J, Gajic O, Warner DO.(2006)  Age related alterations in respiratory function-anesthetic considerations. Canadian journal of anesthesia. 
  5. Peterson DD, Pack AI, Silage DA, et al. (1981) Effects of aging on ventilatory and occlusion pressure responses to hypoxia and hypercapnia. American Review of Respiratory Disease
  6. Delerme S, Ray P. (2008) Acute respiratory failure in the elderly: diagnosis and prognosis. Age and ageing.. 
  7. Riquelme R, Torres A, El-Ebiary M, et al. (1997) Community-acquired pneumonia in the elderly: clinical and nutritional aspects. American journal of respiratory and critical care medicine. 
  8. Ray P, Birolleau S, Lefort Y, et al.(2006) Acute respiratory failure in the elderly: etiology, emergency diagnosis and prognosis. Critical care.. 
  9. Schouten LRA, Schultz MJ, van Kaam AH, et al. (2015) Association between maturation and aging and pulmonary responses in animal models of lung injury: a systematic review. Anesthesiology
  10. Piroddi IMG, Barlascini C, Esquinas A, et al.(2017) Non-invasive mechanical ventilation in elderly patients: A narrative review. Geriatrics & Gerontology International. 
  11. Killian KJ, Bucens DD, Campbell EJ. (1982) Effect of breathing patterns on the perceived magni- tude of added loads to breathing. Journal of Applied Physiology. 
  12. Nava S, Grassi M, Fanfulla F, et al. (2011) Non-invasive ventilation in elderly patients with acute hypercapnic respiratory failure: a randomised controlled trial. Age and ageing. 
  13. L'Her E, Duquesne F, Girou E, et al. (2004) Noninvasive continuous positive airway pressure in el- derly cardiogenic pulmonary edema patients. Intensive care medicine.. 
  14. Schortgen F, Follin A, Piccari L, et al. (2012) Results of noninvasive ventilation in very old patients. Annals of intensive care.
  15. Nava S, Navalesi P, Conti G. (2006) Time of non-invasive ventilation. Intensive care medicine.
  16. Scala R. (2016) Challenges on non-invasive ventilation to treat acute respiratory failure in the elderly. BMC Pulmonary Medicine. 
  17. Nicolini A, Santo M, Ferrera L, et al. (2014) The use of non-invasive ventilation in very old patients with hypercapnic acute respiratory failure because of COPD exacerbation. International journal of clinical practice. 
  18. Parhar KKS, Zjadewicz K, Soo A, et al. (2019) Epidemiology, mechanical power, and 3-year outcomes in acute respiratory distress syndrome patients using standardized screening. An observational cohort study. Annals of the American Thoracic Society.
  19. Bellani G, Laffey JG, Pham T, et al. (2016) Epidemiology, patterns of care, and mortality for patients with acute respiratory distress syndrome in intensive care units in 50 countries. JAMA. 
  20. Esteban A, Frutos-Vivar F, Muriel A, et al. (2013) Evolution of mortality over time in patients receiving mechanical ventilation. American journal of respiratory and critical care medicine.. 
  21. Lorente-Ros M, Artigas A, Lorente JA. Ventilation. (2022) The Very Old Critically Ill Patients. Springer

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633