1. Trang chủ
  2. Dinh Dưỡng
  3. Nguyên tắc ăn uống cho người cần phẫu thuật

Nguyên tắc ăn uống cho người cần phẫu thuật

Nguyên tắc ăn uống cho người cần phẫu thuật

Trungtamthuoc.com - Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng để giúp cơ thể phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh. Đối với những người cần phẫu thuật, dinh dưỡng lại càng cần phải đặc biệt chú ý, cả trước, trong và sau phẫu thuật để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Sau đây Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ trình bày nguyên tắc dinh dưỡng cho người cần phẫu thuật.

1 Nguyên tắc của dinh dưỡng trong bệnh ngoại khoa

Với các bệnh nhân bắt buộc phải có sự can thiệp ngoại khoa, ngoài việc cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, bệnh nhân còn cần phải có thể lực và sức khỏe tốt nhất để chống chọi với cuộc phẫu thuật.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân phẫu thuật
Dinh dưỡng cho bệnh nhân phẫu thuật

Dinh dưỡng có thể chia thành 3 giai đoạn chính: dinh dưỡng trước phẫu thuật, dinh dưỡng tiền phẫu thuật (chuẩn bị phẫu thuật) và dinh dưỡng sau phẫu thuật, cụ thể như sau:

Trước phẫu thuật: Thời kỳ nãy có thể có thể diễn ra trong thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất của bệnh, nếu bệnh có tính chất cấp cứu có thể không có thời gian chuẩn bị dinh dưỡng trước phẫu thuật. Ngoài ra nó còn tùy thuộc vào thể trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Trong giai đoạn này, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng để bệnh nhân có đủ sức khỏe chuẩn bị phẫu thuật.[1]

Chuẩn bị phẫu thuật: Dinh dưỡng lúc này cần phải hạn chế để lại cặn bã trong ruột, giảm các vi sinh vật đường ruột, đặc biệt đối với những bệnh nhân chuẩn bị các cuộc phẫu thuật liên quan đến đường tiêu hóa.

Sau phẫu thuật: Tùy từng bệnh nhân mà có chế độ dinh dưỡng khác nhau để có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe hậu phẫu.

2 Dinh dưỡng trước khi phẫu thuật

Mục tiêu: Tăng cường tối đa tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân để bệnh nhân có đủ sức khỏe và thể trạng tốt nhất bước vào cuộc phẫu thuật.

Nguyên tắc chung: Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ này cần đảm bảo:

  • Nhiều protein: Đây là điểm quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ở giai đoạn này. Với các trường hợp can thiệp ngoại khoa, cơ thể sẽ mất nhiều protein do tình trạng chảy máu, do các phản ứng viêm hoặc mất protein do bỏng nặng.
  • Chế độ ăn giàu năng lượng, phải tăng 10 - 50% năng lượng so với bình thường, có khi phải tăng đến 100% để tăng cường sức khỏe.
  • Phải ăn nhiều glucid để cung cấp năng lượng và tích trữ glycogen ở gan, bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do thuốc mê.
  • Đối với bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng, chế độ dinh dưỡng cao cần phải được duy trì ít nhất 1 tháng, có khi kéo dài 6 tháng hoặc hơn trong trường hợp phải ghép gan...
Dinh dưỡng trước khi phẫu thuật
Dinh dưỡng cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật

Dinh dưỡng trước phẫu thuật trong một số bệnh đặc biệt:

Trong một số bệnh đặc biệt như đái tháo đường, béo phì, chế độ dinh dưỡng cần đặc biệt được quan tâm:

  • Bệnh đái đường: Nguy có biến chứng của các ca phẫu thuật trên nền bệnh nhân đái tháo đường rất dễ xảy ra, vì vậy trước khi bệnh nhân phẫu thuật, chế độ ăn phải được điều chỉnh để giảm Glucose máu, hạn chế tối đa nhiễm toan chuyển hóa.
  • Bệnh béo phì: Trên các đối tượng bệnh nhân bị bệnh béo phì thường đi kèm với các bệnh tim mạch, gan thận, đòng thời lớp mỡ thành bụng dày kéo theo vết mổ thường to, lâu liền. Do đó chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhưng phải đảm bảo chế độ phù hợp với bệnh béo phì.
  • Trên các đối tượng đặc biệt khác, chế độ dinh dưỡng cũng cần thay đổi linh hoạt: Bệnh nhân xuất huyết cần nhiều Sắt, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, vết thương mưng mủ... cần nhiều protein, bệnh nhân dùng nhiều kháng sinh cần bổ sung nhiều vitamin,...

3 Dinh dưỡng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật

Tùy vào bệnh cảnh cũng như mức độ bệnh mà thười gian chuẩn bị khác nhau, tuy nhiên thông thường thời gian này khoảng 24 giờ trước khi vào phẫu thuật. Không cần thiết phải nhịn ăn trong thời gian này, tuy nhiên cần lưu ý:

Ngày trước hôm mổ: Chọn những thức ăn mềm, ít chất xơ, một chế độ ăn nhẹ nhàng để không làm cho bộ máy tiêu hóa hoạt động mệt mỏi.

Sáng hôm phẫu thuật: Bệnh nhân phải nhịn ăn, chỉ cho bệnh nhân uống nước đường hoặc một ít nước lọc.[2]

4 Dinh dưỡng thời kỳ sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường sẽ xảy ra một số rối loạn trông cơ thể, thường qua 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn đầu: 1 - 2 ngày ngay sau phẫu thuật. Nhiệt độ của bệnh nhân thường tăng lên, cùng với đó là các hiện tượng liệt cơ, liệt ruột, chướng hơi do tác dụng của thuốc gây mê. Đây là giai đoạn bệnh nhân rất mệt mỏi.
  • Giai đoạn giữa: Khoảng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau mổ. Thời gian này, nhu động ruột của bệnh nhân đã trở lại và có thể đã trung tiện được. Lúc này bệnh nhân đã trở nên tỉnh táo hơn, tuy nhiên vẫn chán ăn (dù đã có cảm giác đói). Giai đoạn này, khả năng bài tiết nitơ giảm đi, thiết lập lại cân bằng nitơ. Bài tiết Kali cũng giảm.
  • Giai đoạn hồi phục: Lúc này quá trình đại tiểu tiện đã trở lại bình thường, vết mổ cũng đã liền lại. Có cảm giác đối và bắt đầu muốn ăn trở lại.
Dinh dưỡng thời kỳ sau phẫu thuật
Dinh dưỡng thời kỳ sau phẫu thuật

Chế độ dinh dưỡng

Giai đoạn đầu: Lúc này bệnh nhân chưa ăn được, dinh dưỡng chủ yếu bằng cách bù nước và điện giải, truyền tĩnh mạch các loại dung dịch Glucoza 5%, Glucoza 30%, NaCl 9o/oo, KCl 1 hoặc 2 ống. Với những bệnh nhân mổ ngoài hệ tiêu hoá cho uống nước đường nước luộc rau, nước quả, tuy nhiên chỉ cho uống một ít một. Nếu cần thiết có thể truyền Plasma, máu. Để có được chỉ định dùng thuốc phù hợp, cần phải làm các xét nghiệm về tỷ lệ kali, dự trữ kiềm, NaCl và nito máu.

Giai đoạn giữa (từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5):

  • Bắt đầu cho bệnh nhân ăn uống tăng dần, giảm dần dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
  • Chế độ ăn tăng dần năng lượng và protein.
  • Cho bệnh nhân ăn sữa, loại sữa bột đã loại bơ hoặc dùng sữa đậu nành.
Sử dụng sữa đậu nành
Sử dụng sữa đậu nành
  • Chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa của bệnh nhân thích nghi dần, mỗi ngày ăn 4 - 6 bữa.
  • Khuyến khích bệnh nhân ăn vì giai đoạn này bệnh nhân vẫn còn cảm giác chán ăn.
  • Hạn chế chất xơ vì lúc này hệ tiêu hóa còn yếu, chưa tiêu hóa được.
  • Dùng các loại thức ăn có nhiều vitamin B, C, PP như nước cam, chanh,...

Giai đoạn hồi phục:

  • Cung cấp đầy đủ protein và calo để vết thương chóng lành, tăng nhanh thể trọng.
Nguồn thực phẩm giàu protein
Nguồn thực phẩm giàu protein
  • Mỗi ngày cần cung cấp lượng calo lên tới 20 - 150g và năng lượng có thể tới 2500 kcal - 3000 kcal.
  • Chú ý chia thành nhiều bữa ăn trong ngày.
  • Đạm: Bổ sung trứng, cá, thịt, đậu, đỗ, các loại hoa quả để tăng cường vitamin C và B.

Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân: Ban đầu dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch là cần thiết, nhưng sau đó phải sớm thay thế bằng dinh dưỡng qua đường tiêu hóa để vừa đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa sớm trở lại binh thường, lại vừa kinh tế và an toàn. Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày, tăng dần lượng protein.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Pearlpoint. Nutrition and Surgery Guidelines, Pearlpoint. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Steven Bisch, Gregg Nelson và Alon Altman (Ngày đăng: ngày 16 tháng 5 năm 2019). Impact of Nutrition on Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) in Gynecologic Oncology, NCBI. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nên ăn những đồ ăn như thế nào ngày trước khi phẫu thuật?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào chị, ngày trước khi phẫu thuật nên chọn những thức ăn mềm, ít chất xơ, một chế độ ăn nhẹ nhàng để không làm cho bộ máy tiêu hóa hoạt động mệt mỏi chị nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633