1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Đỏ mặt khi uống rượu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư vòm họng

Đỏ mặt khi uống rượu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư vòm họng

Đỏ mặt khi uống rượu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư vòm họng

Đỏ mặt khi uống rượu là tốt hay xấu? Tại sao có một số người chỉ uống một chút rượu là mặt đã đỏ bừng? Liệu đỏ mặt khi uống rượu có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về tình trạng đỏ mặt khi uống rượu. 

1 Tại sao bạn lại bị đỏ mặt khi uống rượu?

Phản ứng đỏ bừng mặt khi uống rượu là một triệu chứng của tình trạng không dung nạp rượu, khác với tình trạng dị ứng với rượu. Giải thích cho hiện tượng này, nhiều chuyên gia cho rằng, một số người có khả năng chuyển hóa rượu kém hiệu quả hơn bình thường là do họ bị thiếu hụt hoặc không có một số enzym có vai trò chuyển hóa rượu. 

Cụ thể, sau khi uống, rượu sẽ được cơ thể chuyển hóa thành acetaldehyde (một chất gây độc cho cơ thể) nhờ enzyme alcohol dehydrogenase (ADH). Sau đó, một enzym khác có tên là aldehyde dehydrogenase (ALDH) sẽ chuyển hóa acetaldehyde thành các phân tử không độc và đào thải ra khỏi cơ thể.

Nếu thiếu hụt ALDH hoặc lượng ALDH cơ thể tiết ra không chuyển hóa kịp một lượng rượu lớn, sẽ gây tích tụ acetaldehyde trong máu. Lượng acetaldehyde này có thể gây giải phóng histamin và khiến bạn bị đỏ bừng mặt, kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như nôn nao, đau bụng, ói mửa, nhức đầu, tim đập nhanh,...

Đỏ mặt khi uống rượu là do thiếu hụt enzym chuyển hóa rượu
Đỏ mặt khi uống rượu là do thiếu hụt enzym chuyển hóa rượu

Ngoài ra, những người dùng một số loại thuốc làm thay đổi quá trình chuyển hóa rượu cũng có thể gặp phản ứng đỏ mặt do rượu. Những loại thuốc này bao gồm những loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường, cholesterol cao và nhiễm trùng. [1]

2 Uống rượu bị đỏ mặt có nguy hiểm không?

Mặc dù bản thân triệu chứng đỏ bừng mặt khi uống rượu không nguy hiểm, nhưng đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hoặc tổn thương nghiêm trọng tại đường tiêu hóa. Chẳng hạn như nguy cơ cao huyết áp, tổn thương gan và các vấn đề sức khỏe khác.

2.1 Uống rượu bị đỏ mặt liên quan đến bệnh tăng huyết áp

Một nghiên cứu vào năm 2013 trên đối tượng là đàn ông Hàn Quốc để xem xét sự khác biệt về huyết áp giữa những người đàn ông có và không bị đỏ bừng mặt khi uống rượu. Sau khi loại trừ các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, hút thuốc và tập thể dục, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, những người đàn ông bị đỏ mặt sau khi uống rượu có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn đáng kể khi họ uống 4 ly rượu trở lên mỗi tuần. Ngược lại, những người đàn ông không bị đỏ mặt khi uống rượu thì không thấy tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cho đến khi họ uống 8 ly trở lên mỗi tuần. 

2.2 Uống rượu bị đỏ mặt liên quan đến nguy cơ mắc ung thư

Bên cạnh nguy cơ trên tim mạch, các nhà nghiên cứu còn lo lắng về nguy cơ phát triển ung thư ở những người hay bị đỏ mặt khi uống rượu. Một số chuyên gia cho rằng, nguy cơ ung thư ở đối tượng này tăng lên có thể do lượng acetaldehyde tích tụ trong cơ thể. Nồng độ acetaldehyde trong máu cao có thể tấn công DNA trong các tế bào của cơ thể và có thể kích hoạt sự phát triển của các tế bào ung thư. 

Cụ thể, trong 1 nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa bệnh ung thư và tình trạng đỏ bừng mặt sau khi uống rượu ở những người ở Đông Nam Á. Kết quả cho thấy, nam giới bị đỏ bừng mặt sau khi uống rượu có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư vòm họng hay còn gọi là ung thư thực quản. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không tìm thấy mối liên hệ này ở phụ nữ. 

3 Ai dễ bị đỏ mặt sau khi uống rượu?

Có những người uống rượu rất tốt nhưng cũng có những người chỉ uống 1 chút rượu thôi là đã đỏ bừng mặt. Các nhà khoa học cho biết, việc một người có đỏ mặt sau khi uống rượu hay không dường như liên quan đến cấu trúc gen di truyền của họ.  

Cụ thể là một số người mang kiểu gen di truyền không tạo ra enzyme aldehyde dehydrogenase (ALDH) hoặc tạo ra các biến thể khác của enzyme này khiến cho quá trình chuyển hóa acetaldehyde thành các chất ít độc hơn bị gián đoạn. 

Người ta ước tính rằng ít nhất 540 triệu người, tương đương 8% dân số thế giới, mang kiểu gen di truyền không tạo ra ALDH. Đặc biệt, những người Đông Nam Á thường có tỷ lệ thiếu hụt ALDH cao hơn các vùng khác. Vì vậy, triệu chứng này còn có một cái tên đặc biệt khác là “cơn đỏ bừng Châu Á” (Asian flushing). Bên cạnh hội chứng đỏ bừng mặt, nhóm người này cũng dễ bị nhức đầu, buồn nôn, nôn và loạn nhịp tim hơn khi uống rượu. [2]

Người Châu Á dễ bị đỏ mặt khi uống rượu
Người Châu Á dễ bị đỏ mặt khi uống rượu

4 Làm sao để không bị đỏ bừng mặt khi uống rượu?

Trên thực tế, không có cách nào để thay đổi kiểu gen hoặc sự thiếu hụt enzym ở 1 người bị đỏ bừng mặt khi uống rượu. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng này và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng là tránh hoặc hạn chế uống rượu. Mức độ tối đa đối với phụ nữ khỏe mạnh là một ly mỗi ngày (7 ly mỗi tuần) và hai ly mỗi ngày (14 ly mỗi tuần) đối với nam giới khỏe mạnh. 

Ngoài ra, một số người lựa chọn sử dụng thuốc kháng histamin không kê đơn để giảm đỏ bừng mặt khi uống rượu. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích cách làm này. 

Mặc dù nhiều người có thể cảm thấy mất tự tin khi mặt bị đỏ bừng lúc uống rượu, nhưng đây lại là một tín hiệu tự bảo vệ của cơ thể. Mặt bị đỏ bừng là khi cơ thể không giải quyết được hết lượng acetaldehyde độc hại và đã đến lúc cần phải ngừng uống rượu hoặc uống thêm nhiều nước. Ngược lại, nếu bạn sử dụng thuốc kháng histamin để mặt hết đỏ và tiếp tục uống rượu thì sức khỏe có thể bị đe dọa. Quá nhiều acetaldehyde có thể làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, bệnh gan, ung thư và các vấn đề về dạ dày. 

Vì vậy, đừng bận tâm việc uống rượu đỏ mặt tốt hay xấu, hãy coi đó như một lời nhắc nhở của cơ thể về tửu lượng của bản thân mà bạn không nên vượt qua. [3]

5 Mẹo uống rượu bia không đỏ mặt

Đỏ mặt khi uống rượu bia có thể khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ. Vì thế, những mẹo nhỏ để tránh bị say hoặc đỏ mặt khi uống rượu là rất cần thiết. 

  • Hãy uống rượu chậm lại: Cơ thể phải mất ít nhất 1 giờ để xử lý lượng rượu mỗi lần uống vào. Vì thế, nếu bạn uống những ly tiếp theo quá nhanh, trong vòng 1 giờ, cơ thể sẽ không kịp xử lý hết lượng acetaldehyde. Tốt hơn hãy nhấp từng ngụm nhỏ và tán gẫu với bạn bè nhiều hơn để giảm số lần uống rượu. 
  • Uống nước trước khi uống rượu: Để tránh việc uống quá nhiều rượu khiến bạn dễ bị đỏ mặt, hãy uống 1 cốc nước đầy trước mỗi lần uống rượu. Nước giúp hạn chế lượng rượu mà chúng ta uống vào, đồng thời làm giảm nồng độ của acetaldehyde trong máu. 
  • Nên ăn thứ gì đó trước khi uống rượu: Có thức ăn trong dạ dày, đặc biệt là thức ăn chứa nhiều chất đạm, có thể làm chậm quá trình hấp thu rượu ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc ăn thứ gì đó trong khi uống rượu cũng có thể làm giảm tốc độ tiêu thụ rượu.
  • Không trộn các loại đồ uống với nhau: Việc trộn các loại đồ uống với nhau có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu một cách nhanh chóng, khiến cho bạn dễ say hơn và mặt bắt đầu đỏ bừng
Hãy ăn thứ gì đó trước khi vào bàn nhậu để tránh bị đỏ mặt khi uống rượu
Hãy ăn thứ gì đó trước khi vào bàn nhậu để tránh bị đỏ mặt khi uống rượu

6 Cách hết đỏ mặt sau khi uống bia rượu

Mặt bị đỏ sau khi uống rượu bia là hiện tượng bình thường mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người ở Châu Á. Nếu sau khi uống bia rượu, mặt của bạn vẫn còn đỏ, thậm chí lan xuống cổ và ngực, bạn có thể áp dụng cách mẹo sau đây để mặt hết đỏ. 

  • Sử dụng thuốc kháng histamin

Các loại thuốc chẹn Histamin-2 (H2) có thể kiểm soát tình trạng đỏ bừng mặt sau khi uống bia rượu. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách làm chậm quá trình chuyển hóa rượu thành acetaldehyde trong máu. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc sử dụng thuốc kháng histamin để có thể uống nhiều rượu hơn. 

  • Sử dụng nước Gừng tươi

Trà gừng được biết đến với công dụng giải rượu rất tốt. Vì gừng có tính ấm nên có khả năng làm giảm các triệu chứng như đỏ bừng mặt, nôn nao, đau đầu,... ở người say rượu. Cách làm trà gừng giải rượu cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thái củ gừng thành nhiều lát mỏng rồi đun sôi với nước, có thể cho thêm 1 chút mật ong. 

  • Sử dụng nước chanh

Lượng axit trong chanh sẽ giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn và giảm triệu chứng đỏ bừng mặt cũng như các triệu chứng khác khi say. Ngoài ra, lượng vitamin C có trong chanh còn giúp giữ nước và củng cố hệ miễn dịch. Một cốc nước chanh ấm giúp người say rượu cảm thấy tỉnh táo và đỡ nôn nao hơn. Bạn có thể cho thêm 1 ít Mật Ong, đường hoặc muối vào cốc nước chanh để dễ uống hơn.

  • Sử dụng trà xanh

Lượng chất chống oxy hóa và axit tannic taric có trong Trà Xanh có tác dụng loại bỏ độc tố và giảm lượng cồn trong máu rất tốt. Một cốc trà xanh ấm sẽ giúp giảm cảm giác nóng bừng mặt, choáng váng và nôn nao ở người say rượu. Có thể thái vài lát gừng tươi vào cốc nước trà xanh để tăng hiệu quả giải rượu.

  • Chườm lạnh

Nếu mặt bạn đang bị đỏ bừng do uống rượu thì một tấm gạc lạnh hoặc một chiếc khăn lạnh có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

  • Thoa kem dưỡng ẩm

Cấp ẩm cho da giúp giảm các nốt ửng đỏ trên mặt một cách nhanh chóng.

  • Ăn thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C được biết đến là có khả năng trung hòa lượng cồn trong rượu bia, giúp giảm lượng độc tố trong quá trình chuyển hóa rượu. Nếu mặt bị đỏ bừng khi uống rượu, bạn có thể ăn các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, Bưởi, ổi,...

  • Uống trà hoa atiso đỏ

Trong dân gian, hoa atiso đỏ có khả năng làm dịu da mặt và giảm cảm giác nôn nao khi say rất hiệu quả. Một cốc trà hoa atiso đỏ sẽ nhanh chóng giúp giảm cảm giác nóng bừng trên mặt khi uống rượu.

  • Ăn trứng gà

Trứng gà có chứa nhiều loại axit amin có khả năng giúp cơ thể đào thải độc tố trong bia rượu tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn ăn vài quả trứng gà trước khi bắt đầu bữa tiệc, bạn sẽ có cảm giác no và sẽ tiêu thụ ít rượu bia hơn.

>>> Xem thêm: Khi không có thuốc, câu chửi thể có tác dụng giảm đau hiệu quả

Tóm lại, đỏ mặt khi uống rượu không phải là hiện tượng hiếm thấy, đặc biệt là ở người Châu Á. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người phớt lờ lời cảnh báo này của cơ thể mà tiếp tục uống rượu. Các chuyên gia khuyên rằng, người dễ bị đỏ mặt khi uống rượu bia chỉ nên uống 1 đến 2 ly rượu mỗi ngày để tránh các tác hại của rượu với cơ thể. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ NIH (Ngày đăng: Tháng 09 năm 2022). Alcohol's Effects on Health, NIH. Ngày truy cập: Ngày 20 tháng 04 năm 2023
  2. ^  J. Keith Fisher, (Ngày đăng: Ngày 01 tháng 07 năm 2019). Why does my face go red after drinking alcohol?, Medical News Today. Ngày truy cập: Ngày 20 tháng 04 năm 2023
  3. ^  Adam Bernstein (Ngày đăng: Ngày 10 tháng 01 năm 2023).  What is the best way to sober up?, Medical News Today. Ngày truy cập: Ngày 20 tháng 04 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633