Nguyên nhân, phòng và điều trị bệnh vô sinh ở nam và nữ
Trungtamthuoc.com - Vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, đã và đang là nỗi lo của tất cả mọi người, không chỉ ở nữ giới mà còn cả nam giới. Tình trang vô sinh đang ngày càng trở nên phổ biến, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của không ít các cặp vợ chồng. Vậy vô sinh là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa, điều trị như thế nào?
1 Vô sinh là gì?
Theo WHO, vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng đã sống cùng nhau trên một năm, không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có con. Riêng đối với phụ nữ trên 35 tuổi, thời gian tính vô sinh chỉ cần tính trên 6 tháng. [1]
Khả năng sinh sản giảm theo tuổi ở cả nam và nữ, nhưng tác động của tuổi tác lớn hơn nhiều ở phụ nữ, cụ thể là:
- Ở độ tuổi 30, phụ nữ có khả năng sinh sản bằng khoảng một nửa so với những năm đầu 20 tuổi.
- Cơ hội thụ thai của phụ nữ giảm đáng kể sau tuổi 35
Khả năng sinh sản của nam giới cũng giảm theo tuổi tác, nhưng dần dần hơn đối với phụ nữ. [2]
2 Phân loại vô sinh
Vô sinh được chia làm 2 loại: vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát.
Vô sinh nguyên phát: Tức là 2 vợ chồng chưa từng có thai, mặc dù sống với nhau trên 1 năm, vẫn quan hệ bình thường và không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có con.
Vô sinh thứ phát: Tức là 2 vợ chồng trước kia đã có con hoặc đã có thai, sau đó không thể có thai lại mặc dù đang sống với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào.
3 Nguyên nhân gây vô sinh
3.1 Nguyên nhân vô sinh ở nam
Trước và tại tinh hoàn: Tinh hoàn là nơi sản xuất ra tinh dịch, bất kỳ một bất thường nào về tinh hoàn đều có thể dẫn tới vô sinh ở nam giới. Bất thường ở tinh hoàn khiến tinh trùng chất lượng kém hoặc ít.
Các bất thường có thể kể đến như:
- Bất thường về hormon.
- Viêm nhiễm tinh hoàn hay mào tinh: Bìu tinh hoàn sưng to, hai bên tinh hoàn không cân xứng.
- Thường xuyên mặc quần chật khiến tinh hoàn nóng.
- giãn tĩnh mạch trong bao tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ.
- Khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế khiến cho tinh trùng khó khăn trong việc gặp trứng để thụ tinh:
- Viêm tuyến tiền liệt khiến tinh dịch đặc.
- Sử dụng thuốc như cimetidin, chẹn calci.
- Tắc ống dẫn tinh:
- Do viêm ống dẫn tinh bởi các bệnh lây truyền đường tình dục.
- Tác động của vi sinh vật và phản ứng viêm đến cấu trúc và chức năng tuyến sinh dục phụ, tác động của phản ứng viêm lên tinh trùng và quá trình xơ hẹp đường ống dẫn tinh tới tình trạng tắc và bán tắc.
- Niệu đạo không thông ra ngoài ở đầu dương vật mà bị lệch
- Rối loạn cương dương: rối loạn cương dương là biểu hiện dương vật không có khả năng cương cứng nên không thể thực hiện giao hợp, dẫn đến "trên bảo dưới không nghe"
- Nguyên nhân khác: Uống nhiều rượu, thuốc lá, stress, kháng thể bất động tinh trùng, hóa chất đặc trị ung thư…
Kháng thể kháng tinh trùng có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, cụ thể như sau:
Nữ giới: Cổ tử cung có kháng thể tiêu diệt tinh trùng của chồng. Khi đó, tinh trùng sẽ bị kết dính, vón cục, không di chuyển được hoặc khả năng di chuyển thấp, không có khả năng tiến tới trứng để phá vỡ lớp màng ngoài trứng để thụ tinh.
Cũng có một số trường hợp, cơ thể nam giới sản sinh ra kháng thể chống lại tinh trùng của chính mình, làm cho tinh trùng vừa xuất ra thì đã bị tiêu diệt ngay, không có cơ hội gặp trứng để thụ tinh [3]
3.2 Nguyên nhân vô sinh ở nữ
Bất thường phóng noãn: Điển hình là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) do mất cân bằng hormon sinh dục, tăng androgen, giảm estrogen. Nhiều nang trứng cùng phát triển nhưng không có nang nào to hẳn để rụng, do đó không có quá trình phóng noãn, không thể thụ tinh.
Buồng trứng đa nang
- Nguyên nhân do vòi tử cung: Tắc vòi trứng (viêm nhiễm, phẫu thuật, lạc nội mạc tử cung, bẩm sinh, triệt sản …)
- Nguyên nhân do tại tử cung:
- U xơ tử cung.
- Viêm dính buồng tử cung.
- Bẩm sinh bất thường.
- Nguyên nhân do cổ tử cung:
- Chất nhày kém.
- Kháng thể kháng tinh trùng.
- Tổn thương ở cổ tử cung do can thiệp phẫu thuật.
- Nguyên nhân khác: stress, quá béo (gầy), dị dạng bẩm sinh đường sinh dục dưới, kháng thể kháng tinh trùng… [4]
4 Điều trị vô sinh
4.1 Điều trị vô sinh ở nữ giới
- Điều trị viêm nhiễm đường sinh dục: Mục đích để điều trị vô sinh ở nữ, chuẩn bị làm thăm dò ở đường sinh dục trên.
- Phẫu thuật
- Nội soi gỡ dính, đốt điểm buồng trứng đa nang.
- Bóc u lạc nội mạc.
- Sửa chữa dị dạng sinh dục.
- Điều trị tắc vòi trứng: Phẫu thuật mở thông vòi trứng qua nội soi (qua bụng).
- Kích thích buồng trứng: Tăng FSH nội (ngoại) sinh, bổ sung LH, ức chế tạo đỉnh LH …
Tăng FSH nội sinh: Clomiphene citrat (CC), Aromatase inhibitor (AI).
Tăng FSH ngoại sinh: Đưa FSH ngoại sinh, kích thích buồng trứng.
4.2 Điều trị vô sinh ở nam giới
Điều trị vô sinh ngày nay được thực hiện ở cả nội khoa và ngoại khoa.
4.2.1 Nội khoa
Sử dụng kháng sinh trong trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu - sinh dục: cephalexin, Amoxicillin, trimethoprim-sulfamethoxazole (biseptol, TM), Doxycycline, quinolon (Ciprofloxacin hoặc Ofloxacin)...
Sử dụng corticoid trong trường hợp kháng thể kháng tinh trùng
Điều chỉnh nội tiết tố trong trường hợp rối loạn nội tiết tố: LH, FSH, androgen…
Điều trị rối loạn cương dương, xuất tinh
Cải thiện chất lượng tinh trùng bằng các thuốc hỗ trợ: ví dụ như Proxeed Plus, Mensterona
4.2.2 Ngoại khoa
Phẫu thuật thắt tĩnh mạch giãn, hạ tinh hoàn
Tạo hình phục hồi đường dẫn tinh và dương vật. [5]
4.3 Thụ tinh trong tử cung (IUI)
Đây là một phương pháp điều trị vô sinh phổ biến, hay còn gọi là thụ tinh nhân tạo. Tinh trùng sẽ được đưa vào tử cung của người phụ nữ. Phụ nữ trước đó sẽ được dùng thuốc kích thích rụng trứng. Phương pháp này dùng cho trường hợp:
- Yếu tố nam nhẹ vô sinh.
- Các cặp vợ chồng bị vô sinh không rõ nguyên nhân. [6]
5 Dự phòng vô sinh
5.1 Dự phòng vô sinh ở nữ
Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục khi hành kinh, khi giao hợp để đề phòng viêm tắc đường sinh dục.
Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai: Tránh nạo phá => để lại di chứng.
Điều trị triệt để nhiễn khuẩn sinh dục, điều trị sớm đối với các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt.
5.2 Phòng vô sinh cho nam
Phòng quai bị: Tiêm vacxin phòng quai bị.
Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao Cao Su, hạn chế tiếp xúc dịch thể.
Điều trị viêm nhiễm đường sinh dục triệt để bằng kháng sinh, vệ sinh sạch sẽ.
Không thuốc lá, rược bia, tránh tiếp xúc tác nhân (thuốc trừ sâu, phóng xạ …)
Tài liệu tham khảo
- ^ WHO (Ngày đăng 14 tháng 9 năm 2020). Infertility, WHO. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021
- ^ Tác giả của NICHD (Ngày đăng 2 tháng 8 năm 2018). How common is infertility?, NICHD - National Institute of Child Health and Human Development. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021
- ^ Jabeen Begum(Ngày đăng 01 tháng 10 năm 2021). Understanding Infertility: Symptoms and Causes, WebMD. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021
- ^ Mayo Clinic (Ngày đăng 1 tháng 9 năm 2021). Infertility, Mayo Clinic. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021
- ^ Yvette Brazier (Ngày đăng 4 tháng 1 năm 2018). Infertility in men and women, Medical News Today. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021
- ^ CDC (Ngày đăng 13 tháng 4 năm 2021). Infertility FAQs, CDC. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021