1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng bệnh do Leishmania (Leishemaniasis)

Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng bệnh do Leishmania (Leishemaniasis)

Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng bệnh do Leishmania (Leishemaniasis)

Trungtamthuoc.com - Leishmaniasis do một loại ký sinh trùng đơn bào (Leishmania) được truyền qua ruồi cát (Plebotomine sandflies) gây nên các thương tổn ở da, niêm mạc và nội tạng. Đây là một trong những bệnh nhiệt đới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm bệnh bị lãng quên cần phải được thanh toán.

Chương 5. BỆNH DA HIẾM GẶP DO NHIỄM TRÙNG, BỆNH DO LEISHMΑΝΙΑ (Leishemaniasis), trang 131-134, Sách BỆNH DA HIẾM GẶP

Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2024

Chủ biên: Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hậu Khang - Giảng viên Cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội

Tải bản PDF TẠI ĐÂY

1 ĐẠI CƯƠNG

Leishmaniasis là một trong những bệnh nhiệt đới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm bệnh bị lãng quên (tropical neglected diseases) cần phải được thanh toán (eradication). Bệnh do một loại ký sinh trùng đơn bào (Leishmania) được truyền qua ruồi cát (Plebotomine sandflies) gây nên các thương tổn ở da, niêm mạc và nội tạng. Bệnh hay gặp ở các nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới như châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ, Trung cận đông và một số nước châu Á.

2 CĂN NGUYÊN

Ký sinh trùng Leishmania có mọi nơi trên thế giới. Có 20 loài Leishmania có thể gây bệnh cho người. Ruồi cát bị nhiễm bệnh sau khi đốt người bị nhiễm ký sinh trùng rồi truyền sang người khác.

Ở mỗi vùng có các loài ký sinh trùng khác nhau gây bệnh.

Các yếu tố nguy cơ tăng nhiễm bệnh:

  • Sống trong vùng dịch tễ có bệnh.
  • Vệ sinh môi trường kém.
  • Nghèo đói, suy dinh dưỡng.
  • Suy giảm miễn dịch.

3 DỊCH TỄ

Hiện nay bệnh lưu hành ở các nước châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ, Trung cận đông, Đông Á. Mỗi năm, theo WHO ước tính có khoảng 700.000 - 1.200.000 bệnh nhân mới trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở Úc và các đảo Thái Bình Dương hàng năm không phát hiện ca nhiễm mới.

4 BIỆU HIỆN LÂM SÀNG

Có 3 thể: da, niêm mạc và nội tạng.

4.1 Thể da (Cutaneous leishemania)

Các tác nhân gây bệnh khác nhau tùy từng vùng.

  • L.braziliensis ở Brazil và một số nước ở Trung Mỹ.
  • L.major: ở Nam Âu và châu Á.
  • L.mexicana: ở Mexico và các nước Trung, Nam Mỹ.
  • Thể khu trú: các sẵn to nhỏ khác nhau, loét ở trung tâm.

Số lượng thương tổn ít, khu trú ở vùng hở (ruồi đốt).

Hình 5.1. (1, 2) Tổn thương sẵn loét ở trung tâm (Nguồn: DermNet)
Hình 5.1. (1, 2) Tổn thương sẵn loét ở trung tâm (Nguồn: DermNet)
  • Thể lan tỏa: nhiều tổn thương lan tỏa khắp cơ thể. Tiến triển có thể suốt đời nếu không được điều trị.
Hình 5.2. (1, 2) Tổn thương sần, mảng lan tỏa (Nguồn: Smeeta Sinha và cộng sự, 2008, The International Society of Dermatology)
Hình 5.2. (1, 2) Tổn thương sần, mảng lan tỏa (Nguồn: Smeeta Sinha và cộng sự, 2008, The International Society of Dermatology)

4.2 Thể niêm mạc (Mucocutaneous leishmaniasis)

Thể này hay gặp ở các nước châu Mỹ la tinh. Từ da, các thương tổn lan đến niêm mạc mũi, họng, hầu. Các mảng loét lan rộng cả vùng làm biến dạng mũi, mặt do xương, sụn bị phá hủy.

Hình 5.3. Tổn thương leishmaniasis ở lưỡi (Nguồn: DermNet)
Hình 5.3. Tổn thương leishmaniasis ở lưỡi (Nguồn: DermNet)

4.3 Thể nội tạng (Virceral leishmaniasis)

Mỗi năm có khoảng 200.000 ca mắc mới. Đây là thể nặng nhất, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 95% nếu không được điều trị.

  • Thương tổn cơ bản là gan, lách, hạch sưng to.
  • Thiếu máu.
  • Suy kiệt, sốt, mệt mỏi.

Các triệu chứng xuất hiện sau vài tháng nhiễm ký sinh trùng.

5 CHẨN ĐOÁN

  • Dựa vào các thương tổn lâm sàng.
  • Nuôi cấy tìm ký sinh trùng.
  • Nhuộm Giemsa.
  • Giải phẫu bệnh.

6 ĐIỀU TRỊ

- Tại chỗ: bôi Methylbenzethonium clorid 12%, Paromomycin 15%.

- Toàn thân:

+ Tiêm truyền tĩnh mạch Stitrogluconate natri amphotericin B.

+ Uống miltefosin.

Những trường hợp bị tàn tật cần hội chẩn các khoa ngoại, phẫu thuật chỉnh hình, thẩm mỹ để có phương pháp điều trị tối ưu.

7 PHÒNG BỆNH

Cắt đứt nguồn lây bằng cải thiện điều kiện sống, vệ sinh môi trường tại các vùng dịch tễ bằng phun thuốc diệt côn trùng.

Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh các hậu quả trầm trọng.

Mời bạn đọc xem thêm về Bệnh Buruli (Buruli ulcer disease) TẠI ĐÂY


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    làm sao để phòng bệnh Leishmaniasis?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ chào chị, một số phương pháp chị có thể áp dụng để phòng bệnh Leishmaniasis như: Cắt đứt nguồn lây bằng cải thiện điều kiện sống, vệ sinh môi trường tại các vùng dịch tễ bằng phun thuốc diệt côn trùng. Cảm ơn c đã quan tâm ạ!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633